Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Soạn bài Tranh Đông Hồ lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tranh Đông Hồ ngắn gọn
- 1. Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ
- Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
- Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
- Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?
- Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
- Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ
- Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
- Câu 1 trang 85 SGK Ngữ Văn 10 tập một CTST
- Câu 2 trang 85 SGK Ngữ Văn 10 tập một CTST
- Câu 3 trang 86 SGK NGữ Văn 10 tập một CTST
- Câu 4 trang 86 SGK NGữ Văn 10 tập một CTST
- Câu 5 trang 86 SGK Ngữ Văn 10 tập một CTST
- Câu 6 trang 86 SGK NGữ Văn 10 tập một CTST
Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Đây là văn bản 1 thuộc bài 4 Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo Những di sản văn hóa (Văn bản thông tin). Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn văn 10 bài Tranh Đông Hồ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi trang 85, 86 SGK ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Soạn bài Tranh Đông Hồ ngắn gọn
1. Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ
1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh
Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.
2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp
- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.
- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ... à 4 gam màu chủ đạo.
3. Chế tác khéo léo, công phu
- Vẽ mẫu.
- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
4. Rộn ràng tranh Tết
- Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.
- Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26.
5. Lưu giữ và phục chế
- Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.
- Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này
Trước khi đọc
Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
Gợi ý
- Theo như bản thân em tìm hiểu, một di sản văn hóa là vật thể (các di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật, ...) và phi vật thể (các loại hình nghệ thuật dân gian, ngôn ngữ, ...) có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình.
Thành nhà Hồ nằm ở vùng đất Thanh Hóa – cái nôi của những vị anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hào hùng. Thành nhà Hồ hiện lên với một vẻ đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Di tích này được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ di sản văn hoá thế giới. Di tích thành nhà Hồ thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc - Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Gợi ý
- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.
- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:
+ Một số bức tranh Đông Hồ: Đám cưới chuột, Lợn ỷ có xoáy Âm dương, Tranh "Đàn gà" hoặc "Sân gà" cầu chúc cho sự sung túc, đông con và an nhàn.
+ Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp; trộn với hồ dán; rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó.
+ Quá trình chế tác:
- Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
- Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.
- In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.
- Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.
Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?
Gợi ý
Đoạn văn in nghiêng nằm ngay ở phần đầu tiên của văn bản, cung cấp đầy đủ những ý chính, thông tin cần thiết về bức tranh dân gian Đông Hồ mà mọi người quan tâm. Từ đó, kích thích độc giả đọc toàn bộ văn bản để tìm hiểu sâu hơn về loại hình dân gian này.
Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
Gợi ý
Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc: màu xanh, màu vàng, màu đen, màu đỏ.
→ Bức tranh “Lợn đàn” đã sử dụng đủ 4 gam màu cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ.
Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ
Gợi ý
Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:
- Vẽ mẫu.
- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
Gợi ý
Quan điểm và cách đưa tin của người viết:
- Người viết đã đưa tin chính xác về các thời kì phát triển hưng thịnh và sự mai một dần của tranh dân gian Đông Hồ.
- Đồng thời thể hiện rõ lập trường nhân văn của mình để bảo vệ, gìn giữ nét đẹp truyền thống mà tranh Đông Hồ mang lại.
Câu 1 trang 85 SGK Ngữ Văn 10 tập một CTST
Đề bài: Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
Gợi ý
Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:
- Vẽ mẫu.
- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
Câu 2 trang 85 SGK Ngữ Văn 10 tập một CTST
Đề bài: Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
Gợi ý
- Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian Đông Hồ.
- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:
+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).
+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.
→ Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản giúp những thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.
Câu 3 trang 86 SGK NGữ Văn 10 tập một CTST
Đề bài: Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
Gợi ý
- Nội dung của các mục 1, 2, 3 lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và các công đoạn chế tác.
- Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.
Câu 4 trang 86 SGK NGữ Văn 10 tập một CTST
Đề bài: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?
Gợi ý
Phần nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lí. Từ đó, các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.
Câu 5 trang 86 SGK Ngữ Văn 10 tập một CTST
Đề bài: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Gợi ý
- Mục đích viết: truyền tải những thông tin về nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ đó, kêu gọi sự bảo về, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.
- Quan điểm của người viết: đảm bảo những thông tin chính xác, khách quan về nghề tranh dân gian Đông Hồ; đồng thời thể hiện suy nghĩ của người viết về nghề truyền thống này và đưa ra sự bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Theo ý kiến cá nhân, em đồng tình với quan điểm trên của người viết vì vốn dĩ tranh dân gian Đông Hồ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, cần phải có những bài viết như vậy để giới trẻ được biết và có ý thức trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống như vậy.
Câu 6 trang 86 SGK NGữ Văn 10 tập một CTST
Đề bài: Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
Gợi ý
Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về thị hiếu của thanh niên ngày nay
Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm của tác giả với thiên nhiên trong một bài thơ đã đọc
(5 mẫu)Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ
Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 50 Chân trời sáng tạo tập 1
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 71 lớp 10 CTST tập 1
Soạn bài Nắng đã hanh rồi ngắn nhất
Gợi ý cho bạn
-
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy
-
Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
-
Bạn hãy tham quan một bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương và viết một bài thu hoạch ngắn
-
Hình ảnh mùa thu nay khác gì với những ngày thu đã xa?
-
Phân tích một số chi tiết thể hiện bản lĩnh của Ô đi xê trang 47
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Top 5 bài phân tích Hương Sơn phong cảnh siêu hay
Phân tích một số chi tiết thể hiện bản lĩnh của Ô đi xê trang 47
Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
Đọc kết nối chủ điểm - Bảo kính cảnh giới bài 43
Giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học lớp 10 CTST