Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 10 có đáp án

Đề kiểm tra Công nghệ 10 Giữa học kì 1 có đáp án được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này sẽ là tài liệu ôn thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 10 bổ ích cho các em. Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 10 được các thầy cô giáo biên soạn bám sát với mạch kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10, trắc nghiệm Công nghệ 10 giữa kì 1 có đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

1. Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 10 - đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Đưa giống tốt nhanh phổ biến.

B. Tạo số lượng lớn giống cung cấp cho sản xuất đại trà.

C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Đánh giá và công nhận giống mới.

Câu 2: Để có thể khảo nghiệm giống cây trồng, người ta tiến hành các thí nghiệm nào?

A. Thí nghiệm so sánh giống.

B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

D. Thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

Câu 3: Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được bố trí so sánh với giống nào?

A. Giống nhập nội.

B. Giống mới khác.

C. Giống thuần chủng.

D. Giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

Câu 4: Cho các thí nghiệm: (1): so sánh giống , (2): sản xuất quảng cáo , (3): kiểm tra kỹ thuật. Quy trình các bước trong thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng được biểu diễn theo thứ tự như thế nào?

A. (1) → (3) → (2) B. (2) → (3) → (1)

C. (2) → (1) → (3) D. (3) → (1) → (2)

Câu 5: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì?

A. Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.

B. Đánh giá giống cây trồng mới.

C. Cung cấp thông tin của giống.

D. Tạo số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà.

Câu 6: Hệ thống sản xuất giống cây trồng trải qua các giai đoạn nào?

A. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

B. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt nguyên chủng.

C. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

D. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt xác nhận.

Câu 7: Trong sản xuất giống cây trồng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 2 giai đoạn..

B. Hạt giống siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận

C. Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo được tiến hành qua 4 vụ.

D. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành qua 5 năm.

Câu 8: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính trải qua mấy giai đoạn?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành theo sơ đồ nào dưới đây?

A.Hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

B.Hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.

C.Nhân giống nguyên chủng → hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

D.Đánh giá dòng → hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

Câu 10: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiệm – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

Câu 11: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây?

A. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi → khử trùng → trồng cây trong vườn ươm → cấy cây vào môi trường thích ứng.

B. Chọn vật liệu → khử trùng → tạo chồi → tạo rễ → cấy cây vào môi trường thích ứng→ trồng cây trong vườn ươm.

C. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi→ trồng cây trong vườn ươm → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng.

D. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng. → trồng cây vườn ươm.

Câu 12: Trong quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, trồng cây trong vườn ươm là bước thứ mấy?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu13: Những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì?

A. Limon.

B. Sét.

C. Keo đất.

D. Sỏi.

Câu 14: Keo đất dương có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là keo đất có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

B. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Là keo đất có lớp ion bất động mang điện tích dương.

D. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 15: Dung dịch đất có những phản ứng nào?

A. Phản ứng chua.

B. Phản ứng kiềm.

C. Phản ứng trung tính.

D. Phản ứng chua, phản ứng kiềm hoặc phản ứng trung tính.

Câu 16: Khả năng hấp phụ của đất có tác dụng gì?

A. Giữ lại các chất dinh dưỡng.

B. Tăng số lượng keo đất.

C. Tăng số lượng hạt sét.

D. Giảm đi các chất dinh dưỡng.

Câu 17: Trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng, thí nghiệm sản xuất quảng nhằm mục đích gì?

A. Tìm ra giống mới vượt trội so với giống đang sản xuất đại trà.

B. Nhằm kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống.

C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.

Câu 18: Giống cây trồng mới nếu không qua khảo nghiệm mà đưa vào sản xuất ngay thì trong quá trình sẽ gặp khó khăn do nguyên nhân nào?

A. Không được sử dụng và khai thác hiệu quả.

B. Không được nhân giống kịp thời.

C. Không biết thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác.

D. Không biết năng suất cây.

Câu 19: Công tác tiến hành các thí nghiệm để xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng mới được gọi là gì?

A. Khảo nghiệm giống cây trồng.

B. Sản xuất giống cây trồng.

C. Nhân giống cây trồng.

D. Xác định sức sống của hạt.

Câu 20: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác gì với tự thụ phấn?

A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận.

B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li.

C. Chọn lọc ra các cây ưu tú.

D. Bắt đầu sản xuất từ giống siêu nguyên chủng.

Câu 21: Hạt siêu nguyên chủng khác với hạt giống nguyên chủng như thế nào?

A. Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

B. Là hạt giống có chất lượng cao.

C. Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

D. Là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao.

Câu 22: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, tạo ra hạt giống xác nhận có tác dụng gì?

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra.

B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra.

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống.

D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.

Câu 23: Tại sao hạt giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp?

A. Vì hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao.

B. Đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị hiện đại.

C. Có đủ phương tiện và trình độ thực hiện quy trình kĩ thuật gieo trồng.

D. Cơ sở sản xuất giống được trung ương quản lý.

Câu 24: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo bắt đầu từ hạt SNC cần lưu ý gì khác so với các quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn?

A. Chọn lọc qua mỗi vụ.

B. Đánh giá dòng lần 1.

C. Đánh giá dòng lần 2.

D. Luôn thay đổi hình thức sản xuất vì cây xảy ra thụ phấn chéo

Câu 25: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, việc cấy cây vào môi trường thích ứng có ý nghĩa như thế nào?

A. Cây phát triển rễ.

B. Cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.

C. Cây thích ứng với điều kiện khí hậu bất thuận.

D. Cây ra chồi.

Câu 26: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, vật liệu nuôi cấy thường được chọn là tế bào nào?

A. Tế bào của mô phân sinh.

B. Tế bào phôi sinh.

C. Tế bào chuyên hóa.

D. Tế bào mô mềm.

Câu 27: Quan sát hình, cho biết lớp ion nào có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tên gọi của keo đất ?

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion khuếch tán.

C. Lớp ion bất động.

D. Lớp ion bù.

Câu 28: Khả năng trao đổi ion của keo đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Khi đến nhà Bình chơi, Bình kể vừa được bà ngoại ở quê gửi lên cho một ít đỗ xanh còn nguyên hạt, nhà Bình đang có sẵn một số vỏ chai nhựa Lavie, Coca loại 1,5 lít nên muốn tận dụng để làm giá đỗ sạch cho gia đình sử dụng mà chưa biết làm như thế nào. Em hãy hướng dẫn Bình cách làm giá đỗ từ các nguyên, vật liệu sẵn có đó?

Câu 2: (1 điểm) Ruộng trồng ngô của hợp tác xã A vụ trước bị sụt giảm năng suất nghiêm trọng, khi kiểm tra độ pH người ta thu được kết quả pH= 4 ( cây ngô thích hợp với độ pH từ 6,5 đến 7). Theo em hợp tác xã A cần phải phổ biến cho nông dân áp dụng biện pháp nào để năng suất ngô đạt được cao ở các vụ tiếp theo?

-------------HẾT ----------

2. Đáp án Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 10 - đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

D

D

D

A

D

A

C

B

A

C

B

D

C

B

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

D

A

D

C

A

B

D

D

C

A

B

A

A

A

Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

Bước 1: Chuẩn bị:

- Chai nhựa rửa sạch, để ráo nước. Dùng một que sắt nhọn như chiếc đinh hoặc tuốc nơ vít đục các lỗ nhỏ xung quanh thân chai và dưới đáy, nhằm giúp chai không bị ứ đọng nước khi cho đỗ uống nước, mỗi lỗ cách nhau khoảng 3cm, tránh đục quá dày hay quá thưa.

- Ngâm đỗ:Cho 100gr đỗ xanh vào một chậu nước ấm theo tỉ lệ 3 bát nước lạnh, 2 bát nước sôi và ngâm trong 1 tiếng.

Bước 2: Tiến hành ủ giá đỗ:

Cho toàn bộ số đỗ đã ngâm vào trong chai nhựa đã đục lỗ, sau đó mới để chai vào trong chỗ kín ánh sáng hoặc trùm bằng loại túi nilon đen, nhớ phải luôn để chai nằm ngang

Bước 3: Tưới nước hàng ngày:

Để giá mọc tốt, cho giá đỗ uống 2 lần một ngày. Có thể xả nước vào xô nhựa, rồi ngâm nguyên chai giá vào. Khoảng 5 phút sau nhấc chai lên để nước chảy thật ráo và tiếp tục để vào chỗ tối.

Bước 4: Thu hoạch:

Sau 3-5 ngày, có thể thu hoạch giá đỗ tươi bằng cách cắt thân chai và lấy giá ra ngoài.

0,5






0,5



0,5




0,5

Câu 2

(1 điểm)

- Bón vôi : có tác dụng khử chua, giảm độc chất ảnh hưởng đến cây ngô…

- Bón phân hữu cơ đã hoai mục : có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, tăng hoạt động của VSV, hạ độ chua, giảm độc với cây trồng…

- Dùng phân hóa học loại trung tính hoặc kiềm như: phân lân, ure…

- Sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp : quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ cỏ gây giảm chất hữu cơ trong đất…

0,25


0,25


0,25


0,25

3. Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 10 - đề 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023

Môn: Công nghệ - Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không tính thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Có bao nhiêu cách phân loại cây trồng thường gặp:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2: Luân canh là gì?

A. Cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

B. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất.

C. Trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích.

D. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ.

Câu 3: Có mấy yếu tố chính trong trồng trọt:

A. 4

B. 5

C.6

D. 7

Câu 4: Đất trồng vùng Tây Bắc chủ yếu là loại đất nào

A. Đất Feralit

B.Đất phù sa

C. Đất cát pha

D.Đất ngập nước

Câu 5: Biện pháp nào sau đây không thuộc kỹ thuật canh tác:

A. Kỹ thuật làm đất.

B.Luân canh cây trồng.

C. Thời vụ gieo trồng

D.Giống cây trồng.

E. Mật độ gieo trồng

Câu 6: Đất trồng có mấy thành phần chính:

A. 3

B. 4

C.5

D.6

Câu 7: Đất trồng được hình thành dưới tác động của yếu tố:

A. Khí hậu

B. Thời gian.

C. Con người

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Thành phần chủ yếu của đất trồng là:

A. Phần lỏng

B. Phần rắn.

C. Phần khí

D. Sinh vật đất.

Câu 9: Keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng:

A. 1 µm

B. 2 µm

C. 3 µm

D. 4 µm

Câu 10: Đâu không phải là thành phần cấu tạo nên thành phần cơ giới của đất?

A. Hạt cát

B. Limon

C. Đá mẹ

D. Sét trong đất.

Câu 11: Đất kiềm có pH:

A. Dưới 6,6

B. Trên 7,5

C. Từ 6,6 đến 7,5

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 12: Đất trung tính là đất có pH:

A. Dưới 6,6

B. Trên 7,5

C. Từ 6,6 đến 7,5

D. Cả A, B, C đều sai

Câu13: Những phần tử có kích thước nhỏ dưới 0,002mm trong đất là:

A. Limon.

B. Sét.

C. Keo đất.

D. Sỏi.

Câu 14: Keo đất dương có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Là keo đất có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.
  2. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.
  3. Là keo đất có lớp ion bất động mang điện tích dương.
  4. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 15: Dung dịch đất có những phản ứng nào?

A. Phản ứng chua.

B. Phản ứng kiềm.

C. Phản ứng trung tính.

D. Phản ứng chua, phản ứng kiềm hoặc phản ứng trung tính.

Câu 16: Khả năng hấp phụ của đất có tác dụng gì?

A. Giữ lại các chất dinh dưỡng.

B. Tăng số lượng keo đất.

C. Tăng số lượng hạt sét.

D. Giảm đi các chất dinh dưỡng.

Câu 17: Phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa trong lĩnh vực:

A. Sản xuất nông nghiệp

B. Sản xuất lâm nghiệp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 18: Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, để thu được năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần điều kiện:

A. Giống tốt

B. Thời tiết thuận lợi

C. Đảm bảo chế độ chăm sóc hợp lí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do đâu?

A. Chặt phá rừng bừa bãi.

B. Đất dốc thoải.

C. Địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu.

D. Rửa trôi chất dinh dưỡng.

Câu 20: Ở nước ta, đất xám bạc màu được phân bố ở:

A. Trung du Bắc Bộ

B. Đông Nam Bộ

C. Tây Nguyên

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Lớp đất mặt của đất xám bạc màu có lượng sét:

A. Lớn

B. Nhỏ

C. Vừa

D. Đáp án khác

Câu 22: Đất xám bạc màu có lượng mùn:

A. Giàu

B. Nghèo

C. Trung bình

D. Đáp án khác

Câu 23: Cải tạo đất xám bạc màu để:

A. Cải thiện tính chất vật lí của đất

B. Cải thiện tính chất hóa học của đất

C. Cải thiện tính chất sinh học của đất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Đâu là biện pháp cải tạo đất xám bạc màu?

A. Xây dựng bờ thửa

B. Xây dựng hệ thống mương máng

C. Đảm bảo việc tưới, tiêu hợp lí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Đi làm ruộng về móng chân bị vàng. Theo em đất này thuộc loại đất nào?

A. Đất mặn.

B. Đất phèn.

C. Đất xám bạc màu.

D. Đất mặn và đất phèn.

Câu 26: Biện pháp nông học chống sói mòn là:

A. Canh tác theo đường đồng mức

B. Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 27: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?

A. Cây hoa hồng.

B. Cây đậu tương.

C. Cây bàng.

D. Cây hoa đồng tiền.

Câu 28: Khả năng trao đổi ion của keo đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nêu biện pháp cải tạo đất xám bạc màu?

Câu 2: (1 điểm) Ruộng trồng ngô của hợp tác xã A vụ trước bị sụt giảm năng suất nghiêm trọng, khi kiểm tra độ pH người ta thu được kết quả pH= 4 ( cây ngô thích hợp với độ pH từ 6,5 đến 7). Theo em hợp tác xã A cần phải phổ biến cho nông dân áp dụng biện pháp nào để năng suất ngô đạt được cao ở các vụ tiếp theo?

-------------HẾT ---------

4. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 10 - đề 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

B

A

D

A

D

B

D

B

A

C

B

C

B

B

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

D

A

C

D

C

D

B

B

D

D

B

C

B

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1 (2điểm)







Câu 2 (1điểm)

Nêu biện pháp bón phân

Nêu biện pháp thủy lợi

Nêu biện pháp canh tác

Bón vôi : có tác dụng khử chua, giảm độc chất ảnh hưởng đến cây ngô…

Bón phân hữu cơ đã hoai mục : có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, tăng hoạt động của VSV, hạ độ chua, giảm độc với cây trồng…

Dùng phân hóa học loại trung tính hoặc kiềm như: phân lân, ure…

Sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp : quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ cỏ gây giảm chất hữu cơ trong đất…

1,0 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,25

0,25

0,25

0,25

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 3.828
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi