Đề thi học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều có đáp án. Bộ sách Cánh Diều là một trong ba bộ sách mới hiện nay. Môn Kinh tế pháp luật 10 trong bộ sách Cánh diều sẽ học chương trình bao gồm 21 bài học. Để ôn luyện kiến thức chắc chăn hơn cho môn Kinh tế pháp luật sách Cánh diều thì dưới đây Hoatieu.vn sẽ gửi đến bạn đọc đề thi học kì 2 chọn lọc.

1. Đề thi học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1. Vai trò của Hiến pháp trong xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật nước ta?

A. Cơ sở, nền tảng.

B. Chi phối, phụ thuộc.

C. Cụ thể hóa.

D. Chi tiết hóa.

Câu 2. Chủ thể nào đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

A. Nhà nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Đảng Cộng sản.

Câu 3. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm tính mạng.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.

B. Tòa án.

C. Viện kiểm sát.

D. Tổ chức xã hội.

Câu 6. Cơ sở vật chất của Uỷ ban nhân dân xã T là tài sản?

A. công.

B. cá nhân.

C. riêng.

D. đi kèm.

Câu 7. Quốc hội thực hiện việc sửa đổi, bãi bỏ các thứ thế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 8. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước là thể hiện chức năng nào?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội.

C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 9. Chức năng nào của Quốc hội có thể quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; quyết định trưng cầu ý dân?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia.

C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Đảng Lao động Việt Nam.

D. Đông Dương cộng sản Đảng.

Câu 11. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc nào sau đây?

A. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

B. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội, Đảng lãnh đạo bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

C. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng quy định hình thức xét xử kịp thời, công bằng, công khai.

D. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Câu 12. Đâu không phải nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào.

B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Tập trung dân chủ.

Câu 13. Phương án nào dưới đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. Được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

C. Bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm.

D. Suy đoán vô tội.

Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

B. Đảng quán triệt về đời tư của cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên.

C. Đảng cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu của Nhà nước.

D. Đảng kiến nghị lên Nhà nước để được xử lý kịp thời thông tin.

Câu 15. Tính thống nhất của quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là

A. cộng đồng.

B. dân tộc.

C. nhân dân.

D. dân cư.

Câu 16. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền

A. lập pháp, hành pháp, tư pháp.

B. lập pháp, tư pháp, phân lập.

C. lập pháp, hành pháp, phân lập.

D. hành pháp, tư pháp, phân lập.

Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 18. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 19. Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là chức nào sau đây của Quốc hội?

A. Lập hiến.

B. Lập pháp.

C. Giám sát.

D. Điều chỉnh.

Câu 20. Cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp trong việc xét xử?

A. Toà án nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Ủy ban nhân dân.

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Tình huống dưới đây thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? (2 điểm)

a, Anh T đi làm giấy khai sinh cho con gái mới sinh tại Uỷ ban nhân dân xã

b, Tất cả người tham gia giao thông đều dừng xe khi đèn đỏ

c, Anh H đủ 17 tuổi nên đã thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự

d, Chị Q điều khiển xe máy vào đường cấm xe máy nên bị Công an giao thông xử phạt hành chính.

Câu 2: Nêu vai trò của pháp luật đối với học sinh? Lấy ví dụ (3 điểm)

2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Mỗi câu đúng là 0,25 điểm

1-A

2-A

3-D

4-B

5-A

6-A

7-D

8-D

9-D

10-A

11-A

12-A

13-A

14-A

15-C

16-A

17-A

18-A

19-A

20-A

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Mỗi ý 0,5 điểm

a, Sử dụng pháp luật

b, Tuân thủ pháp luật

c, Thi hành pháp luật

d, Áp dụng pháp luật
Câu 2:

Vai trò của pháp luật: (2 điểm)

  • Pháp luật góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, hành vi ứng xử cho học sinh;
  • Giúp học sinh hình thành thói quen, nếp sống, hành động theo Hiến pháp và pháp luật;
  • Giúp hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở học sinh, người trẻ tuổi;
  • Giúp học sinh tuân thủ những nội quy và quy định nhà trường.

Ví dụ về vai trò của pháp luật: (1 điểm)

Nhà trường tổ chức buổi tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về tác hại của tệ nạn xã hội. Từ đó thì em nhận thấy tệ nạn xã hội là mối nguy hại cho bản thân, môi trường và xã hội. Nên em và các bạn luôn chủ động bảo vệ bản thân trước những vấn nạn đó. Cùng với đó thì những vấn đề học sinh hút thuốc cũng ít xuất hiện tại trường.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 10 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 858
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm