Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh

Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Học sinh là những công dân của Việt Nam nên cũng cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với hoạt động chính trị của đất nước. Mỗi học sinh đều có trách nhiệm bảo vệ bộ máy nhà nước, củng cố hoạt động của bộ máy nhà nước. Những hành động nào là nên làm vào không nên làm của học sinh góp phần xây dựng bộ máy nhà nước?

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Bộ máy nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

Bộ máy nhà nước của nước ta chịu sự điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ máy nhà nước bao gồm những cơ quan Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương. Những cơ quan nhà nước được hệ thống hoá theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương để quản lý nhà nước. Bộ máy nhà nước hoạt động nhằm đưa những quy định pháp luật đi sâu vào đời sống nhân dân, quản lý người dân về mọi mặt, đảm bảo mọi hoạt động theo đúng ý chí của người dân.

Trong đó Quốc hội là cơ quan lập pháp đại diện cho quyền lực của nhân dân, Chính phủ là cơ quan hành pháp, Viện kiểm sát và Toà án nhân dân là cơ quan tư pháp.

Với học sinh cần làm gì và không nên làm gì để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước. Mời bạn đọc tham khảo nội dung kế tiếp.

Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh
Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh

2. Những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh

Học sinh nên và không nên làm những điều như sau để góp phần nào xây dựng bộ máy nhà nước:

  • Tham gia tuyên truyền pháp luật tại địa phương;
  • Tuân thủ những quy định pháp luật về mọi mặt đời sống;
  • Tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề ở địa phương;
  • Tham gia các hoạt động công tác xã hội do địa phương phát động;
  • Khuyên người thân tuân thủ những quyết định của nhà nước;
  • Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội;
  • Tích cực học tập để cống hiến trở thành cán bộ nhà nước;
  • Không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật;
  • Không thực hiện hành vi xuyên tạc về bộ máy nhà nước;

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 10 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 7.093
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm