Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế

Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế. Pháp luật được ban hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp của công dân. Vì thế mọi công dân có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Vậy trường hợp nào pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế. Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

Tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế

Pháp luật hiện là công cụ để bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cách thường xuyên. Công dân khi bị xâm phạm đến lợi ích luôn dùng đến pháp luật để bảo vệ quyền của mình. Dưới đây hoatieu.vn sẽ gọi ý một số trường hợp pháp luật đã và đang bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân:

Trường hợp 1: Bảo vệ công dân bị xâm chiếm đất đai

Gia đình anh P và gia đình anh K là hàng xóm với nhau. Trong một lần sửa nhà thì anh P đã có hành vi lấn chiếm sang phần đất của anh K 0,25m. Anh K sau khi phát hiện đã yêu cầu anh P phải dừng việc xây lại và trả lại phần đất đó. Tuy nhiên anh P lại không thực hiện và cố tình lấn chiếm đất. Bởi vậy anh K đã làm đơn kiện lên chính quyền với yêu cầu đòi lại công bằng của mình. Sau khi xem xét Toà án đã ra quyết định yêu cầu anh P phải hoàn trả lại phần đất cho anh K.

Như vậy có thể thấy pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích đối với công dân trong vấn đề đất đai.

Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế
Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế

Trường hợp 2: Pháp luật bảo vệ quyền vợ, chồng đối với con sau ly hôn

Pháp luật quy định sau khi ly hôn thì vợ, chồng đều có quyền thăm con cái của mình và có nghĩa vụ chu cấp cho con cái. Nhưng chị T sau khi ly hôn không giành được quyền nuôi con, chị T đã chu cấp đầy đủ mà luôn bị chồng không cho thăm con gái mình. Bởi vậy chị T đã yêu cầu cơ quan chính quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình. Cơ quan chính quyền đã yêu cầu người chồng phải thực hiện nghiêm quy định pháp luật về quyền thăm con của chị T, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không tuân thủ quyết định của Toà án.

Sau khi có sự can thiệp của chính quyền thì chị T đã được thăm con theo quyền và nguyện vọng của mình.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 10 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 452
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm