Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết

Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết. Dân chủ là một từ được nhiều công dân biết đến nhưng chưa thật sự hiểu được dân chủ được thể hiện ở những mặt nào và dân chủ là gì. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ là một chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra. Đây là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận các nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Dân chủ là một nguyên tắc trong mọi tổ chức hoặc xã hội, nguyên tắc này đảm bảo cho toàn dân được bình đẳng và tham gia xây dựng mọi hoạt động của nhà nước, thoả lòng ý muốn của nhân dân. Một đất nước lấy dân làm gốc thì luôn là một đất nước vững mạnh.

Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết

Dân chủ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, trong một tổ chức thì dân chủ chính là nền tảng giúp cho mọi ý kiến của mọi người được tiếp thu và xây dựng nên hướng giải quyết cho vấn đề. Dân chủ chính là chìa khoá giúp cho mọi vấn đề được giải quyết theo hướng tốt nhất.

2. Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết

Ví dụ thể hiện dân chủ:

  • Công dân đủ 18 tuổi trở lên đi bầu cử;
  • Công dân được tham gia ý kiến xây dựng pháp luật qua cuộc trưng cầu ý kiến trước khi ban hành;
  • Công dân được tự do sinh sống, kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép;
  • Công dân được quyền giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước;
  • Nhà nước luôn công khai các khoản thu chi trong năm để nhân dân được biết;
  • Các đại diện cử tri của người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động của cơ quan nhà nước
  • Ngoài ra dân chủ còn được thể hiện trong tổ chức như trường học, mọi người được góp ý kiến của mình để xây dựng hoạt động của trường.

Ví dụ không thể hiện dân chủ:

  • Công dân nhờ người đi bỏ phiếu bầu cử thay mình;
  • Những chính sách nhằm phục vụ lợi ích cho cán bộ;
  • Hoặc trong thời phong kiến, thì nhà vua có quyền lực và dân không có tiếng nói;
  • Hoặc trong thời gian bị đô hộ thì nhân dân bị áp bức.
  • Người dân không được biết, được bàn, được kiểm tra những việc cán bộ cấp xã, thôn làm. VD: người dân chỉ nhận được thông báo đóng quỹ xây dựng nhà văn hóa thôn, nhưng đóng quỹ bao nhiêu, xây dựng như thế nào, việc cân đối thu chi... thì dân không biết.
  • Ban thanh tra, giám sát của nhân dân có nhiệm vụ giám sát một công trình đang thi công ở địa phương, nhưng chính quyền cấp xã không cho ban thanh tra nhân dân biết chi tiết nội dung kế hoạch xây dựng công trình, không có báo cáo tiến độ.

3. Ví dụ về quyền dân chủ của học sinh

Xây dựng dân chủ trong trường học là nhiệm vụ quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao năng lực của học sinh, mà còn góp phần xây dựng văn hóa học đường, tạo dựng một nhà trường trong sạch, thân thiện, văn minh. Những biểu hiện về quyền dân chủ của học sinh trong trường học là:

  • Học sinh được khuyến khích nói lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân trong thảo luận, tranh luận về một vấn đề nào đó trong lớp học, bài học.
  • Học sinh được tham gia thảo luận về hoạt động chung của lớp và nhà trường.
  • Học sinh được chọn môn học tự nguyện yêu thích trong chương trình học.
  • Học sinh và phụ huynh học sinh tham gia họp bàn về một số vấn đề liên quan đến học tập, nộp quỹ cho nhà trường...

4. Ví dụ quyền làm chủ của nhân dân

Ngay trong Điều thứ 1, Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Như vậy, có thể khẳng định, ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước, Bác Hồ đã khẳng định Việt Nam là một nước có dân làm chủ, nước ta là một nước dân chủ. Biểu hiện của quyền làm chủ của nhân dân hiện nay được thể hiện thông qua:

  • Đối với những vấn đề do người dân đề xuất, đóng góp và thực hiện (xây dựng nhà trẻ, trường học, đường giao thông….) ở khu dân cư, thôn xóm, người dân phải được bàn, được quyết định trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sau đó người dân có quyền kiểm tra, giám sát, nhất là trong việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
  • Hiện nay, ở nhiều địa phương đang thực hiện thay đổi địa giới hành chính, tách hoặc sap nhập một số đơn vị cấp thôn, cấp xã... Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về điều chỉnh địa giới hành chính; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; sắp xếp thôn, tổ dân phố phải đảm bảo dân chủ, đúng quy định.
  • Thực hiện dân chủ trong bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội... Tức là không có sự gian dối trong số phiếu bầu, người dân được nắm thông tin đầy đủ về những đại biểu tham gia ứng cử.
  • Nhân dân tham gia bàn bạc, thảo luận và quyết định trực tiếp vào các chủ trương, mức đóng góp ngày công lao động, tiền mua nguyên vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi... trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
3 18.421
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm