Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024 có ma trận, bảng đặc tả và đáp án do Hoatieu.vn sưu tầm dưới đây là đề thi giữa kì 1 môn GDKTPL lớp 11 của các bộ sách Chân trời sáng tạo, kết nối tri thức, cánh diều và các câu hỏi trắc nghiệm tham khảo. Mời thầy cô và bạn đọc tải file word đầy đủ để tham khảo thêm.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức

Cấu trúc đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận. Bài kiểm tra nhằm củng cố kiến thức học sinh cần đạt trong các bài đã học ở nửa kỳ đầu lớp 11, giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh trong lớp. Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh giảng dạy sao cho phù hợp, không ngừng nâng cao phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh nắm chắc kiến thức tốt hơn. Bên cạnh đó, học sinh phải biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đây là mục tiêu chính của môn học.

1.1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDKTPL 11 Kết nối tri thức

Chủ đềMức độTổng số câuĐiểm số
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

4132913,75

2. Lạm phát, thất nghiệp

330,51180,53

3. Thị trường lao động và việc làm

3210,5170,53,25

Tổng số câu TN/TL

10180,520,548210

Điểm số

2,51,5210,51,516410

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

1.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDKTPL 11 Kết nối tri thức

Nội dungMức độYêu cầu cần đạt

Số ý TL/Số câu hỏi TN

Câu hỏi
TLTNTLTN
1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trườngNhận biết

- Nêu được khái niệm của cung, cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

- Chỉ ra được mục đích của cạnh tranh.

- Chỉ ra vai trò của cạnh tranh

- Nêu được khái niệm, tính chất của cạnh tranh

14C1

- C1

- C3

- C5

- C6

Thông hiểu

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được xu hướng giá cả hàng hóa khi cung cầu thay đổi

3

- C2

- C4

- C7

Vận dụng cao

- Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số chủ thể kinh tế.

- Vận dụng quy luật cung cầu để xử lý các trường hợp cụ thể

2

- C19

- C20

2. Lạm phát, thất nghiệpNhận biết

- Khái niệm, phân loại lạm phát.

- Khái niệm, phân loại thất nghiệp.

- Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

- Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

13- C2.a

- C8

- C9

- C10

Thông hiểu

- Hiểu về các mức độ lạm phát

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.

3

- C11

- C12

- C13

Vận dụng

- Xác định được loại thất nghiệp trong trường hợp cho trước.

1- C22
Vận dụng cao- Biết cách tính tỉ lệ lạm phát.1- C21
3. Thị trường lao động và việc làmNhận biết

- Xác định được các yếu tố cấu thành thị trường lao động.

- Nêu được khái niệm của lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm

3

- C14

- C16

- C18

Thông hiểu

- Hiểu được các hình thức thị trường việc làm kết nối cung cầu lao động

- Hiểu và chỉ ra được xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam.

2

- C15

- C17

Vận dụng

- Nhận xét về tình hình cung – cầu thị trường lao động ở Việt Nam

- Sử dụng kiến thức lí thuyết để phân tích, xử lí tình huống

11- C2.b- C24
Vận dụng cao

- Xác định hành vi thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm trong trường hợp cho sẵn.

1- C23

1.3. Đề thi Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách KNTT

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trên thị trường mua bán trả góp, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu

1. có khả năng thanh toán

2. hàng hoá mà người tiêu dùng cần

3. chưa có khả năng thanh toán

4. của người tiêu dùng.

Câu 2: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ là một trong những

1. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

2. tính chất của cạnh tranh.

3. nguyên nhân của sự giàu nghèo.

4. nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá

Câu 3: Điền vào chỗ trống:

Cạnh tranh là... sự đấu tranh về kinh tế giữa các... nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hàng hóa tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

1. Sự ganh đua, chủ thể kinh tế

2. Sự tranh giành, chủ thể kinh tế

3. Sự ganh dua, nhà sản xuất

4. Sự tranh giành, nhờ sản xuất

Câu 4: Trên thị trường, khi giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

1. Cung và cầu tăng.

2. Cung và cầu giảm.

3. Cung tăng, cầu giảm.

4. Cung giảm, cầu tăng.

Câu 5: Việc giành lợi nhuận về mình nhiêu hơn người khác là nội dung của

1. tính chất của cạnh tranh

2. mục đích của cạnh tranh.

3. quy luật của cạnh tranh.

4. chủ thể của cạnh tranh.

.........

2. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Thế nào là cạnh tranh kinh tế? Em hãy nêu tính chất, vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

Câu 2. (2,5 điểm)

1. (1,0 điểm) Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát?

2. (1,5 điểm) Thị trường lao động sẽ biến đổi như thế nào khi Nhà nước công bố quy định tăng lương cơ bản cho người lao động?

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo thêm

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo

Thông qua kiểm tra giữa kì 1 môn GDKTPL 11, giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hiện tượng, các hoạt động của nền kinh tế đang diễn ra xung quanh mình, nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, phù hợp khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đó. Đồng thời, có suy nghĩ và định hướng nghề nghiệp của bản thân sau khi tốt nghiệp, biết tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kinh tế, phục vụ cho công việc sau này.

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo có ma trận gồm 24 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận.

2.1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo

1.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo

đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo

1.3. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh

B. Mặt tích cực của cạnh tranh.

C. Mặt hạn chế của cạnh tranh

D. Mục đích của cạnh tranh.

Câu 2: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Do nền kinh tế thị trường phát triển

B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh

C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển

D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh

Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu có mối quan hệ như thế nào?

A. Tác động lẫn nhau.

B. Chỉ có cầu tác động đến cung.

C. Tồn tại độc lập với nhau.

D. Chỉ có cung tác động đến cầu.

Câu 4: Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?

A. Người sản xuất

B. Giá cả

C. Hàng hóa

D. Tiền tệ

Câu 5: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định được gọi là

A. cung.

B. cầu.

C. giá trị.

D. giá cả.

Câu 6: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

A. Không lành mạnh

B. Không bình đẳng

C. Tự do

D. Không đẹp

Câu 7: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác

B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình

C. Gây ảnh hưởng trong xã hội

D. Phục vụ lợi ích xã hộ

Câu 8: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế?

A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.

B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.

C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.

D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.

Câu 9: Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:

A. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.

B. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.

C. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.

D. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.

Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Trường hợp. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.

A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.

B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.

D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.

..............................

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo

3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập giữa kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 KNTT

Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm

A. lợi tức.

B. tranh giành.

C. cạnh tranh.

D. đấu tranh.

Câu 2. Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có sự

A. ganh đua.

B. thỏa hiệp.

C. thỏa mãn.

D. ký kết.

Câu 3. Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm

A. đầu cơ tích trữ nâng giá .

B. hủy hoại môi trường.

C. khai thác cạn kiệt tài nguyên.

D. giành nguồn nguyên liệu thuận lợi.

Câu 4. Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm

A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.

B. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

D. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh.

Câu 5. Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm

A. giành thị trường có lợi để bán hàng.

B. tăng cường độc chiếm thị trường.

C. Làm cho môi trường bị suy thoái.

D. Tiếp cận bán hàng trực tuyến.

Câu 6. Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm

A. đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.

B. nền tảng của sản xuất hàng hoá.

C. tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi

D. đa dạng hóa các quan hệ kinh tế

Câu 7. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm

A. tìm kiếm các hợp đồng có lợi.

B. triệt tiêu lợi nhuận đầu tư.

C. kiểm soát tăng trưởng kinh tế.

D. hạ giá thành sản phẩm.

Câu 8. Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm

A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. kích thích sức sản xuất.

C. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

D. khai thác tối đa mọi nguồn lực.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

B. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế.

C. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh.

D. Hạn chế sử dụng nhiên liệu.

Câu 10. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy

A. lao động.

B. thị trường.

C. lợi nhuận.

D. nhiên liệu.

Câu 11. Người sản xuất, kinh doanh giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến

A. lạm phát.

B. thất nghiệp.

C. cạnh tranh.

D. khủng hoảng.

Câu 12. Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.

B. Sự tồn tại của một chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.

C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những chủ thể cạnh tranh.

D. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.

Câu 13. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là

A. sự khác nhau xuất thân.

B. chính sách của nhà nước.

C. chi phí sản xuất bằng nhau.

D. điều kiện sản xuất khác nhau.

Câu 14. Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những

A. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.

B. tính chất của cạnh tranh.

C. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

D. nguyên nhân của sự giàu nghèo.

Câu 15. Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích

A. bằng nhau.

B. giống nhau.

C. khác nhau.

D. cào bằng.

..............................

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo

Mời các bạn đón đọc các bài viết hữu ích khác tại mục Học tập - Lớp 11 nhé.

Đánh giá bài viết
2 4.316
0 Bình luận
Sắp xếp theo