6 Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024 có ma trận và đáp án do Hoatieu.vn sưu tầm dưới đây là đề thi giữa kì 2 môn GDKTPL lớp 11 của các bộ sách Chân trời sáng tạo, kết nối tri thức, cánh diều và các câu hỏi trắc nghiệm tham khảo. Mời thầy cô và bạn đọc tải file word đầy đủ để tham khảo thêm.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức (2 đề)

Cấu trúc đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức gồm 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% câu hỏi tự luận. Bài kiểm tra nhằm củng cố kiến thức học sinh cần đạt trong các bài đã học ở nửa đầu kì 2 lớp 11, giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh trong lớp. Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh giảng dạy sao cho phù hợp, không ngừng nâng cao phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh nắm chắc kiến thức tốt hơn. Bên cạnh đó, học sinh phải biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đây là mục tiêu chính của môn học.

Nội dung đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 KNTT

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật - đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ

A. nộp thuế.

B. đầu tư các dự án kinh tế.

C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.

D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Câu 3: Mọi công dân khi vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì

A. người có chức vụ cao hơn sẽ không bị xử lí.

B. đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

C. người có tài sản nhiều hơn sẽ không bị xử lí.

D. người có địa vị xã hội cao hơn sẽ không bị xử lí.

Câu 4:Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông K và P trong tình huống dưới đây sẽ diễn ra theo hướng nào?

Tình huống. Tại một ngã tư giao thông, ông K (nhân viên) và ông P (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.
A. Cả hai ông K và K đều bị xử phạt hành chính như nhau.

B. Ông P bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.

C. Ông K bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.

D. Ông P là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 5: Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh B từ chối đề nghị của bà K đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà K đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà K luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà K không được cơ quan thuế tỉnh B chấp thuận.
A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.

D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 6: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.

B. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.

C. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.

D. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.

Câu 7: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. quản lí doanh nghiệp.

B. quản lí nhà nước.

C. tiếp cận việc làm.

D. lựa chọn ngành nghề.

Câu 8: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Câu 9: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng về

A. tham gia quản lí nhà nước.

B. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.

C. độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

D. sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Câu 10: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

Tình huống. Vợ chồng anh T, chị K đã có 2 con gái. Do không ép được chị K sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh T đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị K. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị K bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn.
A. Anh T.

B. Chị K.

C. Cả anh T và chị K đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Câu 11: Bình đẳng giới không có ý nghĩa nào sau đây đối với đời sống của con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

Câu 12: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.
A. Chị T.

B. Anh V và chị T.

C. Ông N.

D. Ông N và anh V.

Câu 13: Trong trường hợp dưới đây, anh A và chị G cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?

Trường hợp. Anh A và chị G thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị G nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, anh A phát biểu về những bất cập của dự án còn chị G đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.
A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa, đối ngoại.

D. Quốc phòng, an ninh.

Câu 14: Nội dung nào sau đây là biểu hiện bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo?

A. Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.

B. Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

C. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.

D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.

Câu 15: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc

A. tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.

B. góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D. phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

Câu 16: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?

Trường hợp 1. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các tiêu chí của mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hoá”.

Trường hợp 2. Chức sắc K của tôn giáo N tuyên truyền với các tín đồ rằng: chỉ có tôn giáo N là tôn giáo lớn và có quyền truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi và quản lí tổ chức của mình; còn các tôn giáo nhỏ khác không được hưởng quyền này.

Trường hợp 3. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng chưa được công nhận về mặt tổ chức.
A. Trường hợp 1 và 2.

B. Trường hợp 2 và 3.

C. Trường hợp 1 và 3.

D. Cả 3 trường hợp.

Câu 17: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Đóng góp ý kiến, sửa đổi Hiến pháp.

B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

C. Bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

D. Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

Câu 18:Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông C đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông C thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
A. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

B. Tham gia thảo luận, góp ý và biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

C. Tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

D. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

A. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

B. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.

C. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.

D. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.

Câu 20: Hành vi của ông T trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền nào của công dân?

Trường hợp. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã phải công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách một cách minh bạch, rõ ràng cho nhân dân được biết, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, khi người dân xã X yêu cầu được cung cấp thông tin về vấn đề này, ông T (là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X) lại không thực hiện việc công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã.
A. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.

B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 21: Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền

A. tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.

B. ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.

A. sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

D. lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.

Câu 22: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc

A. ủy quyền ứng cử.

B. được tranh cử.

C. trực tiếp tranh cử.

D. tự ứng cử.

Câu 23: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng, ngoại trừ việc

A. là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.

B. làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

C. gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

D. không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

Câu 24: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi nhận phiếu bầu, vì có việc đột xuất nên anh Q đã nhờ chị D viết hộ phiếu bầu cho hai vợ chồng anh theo ý của anh Q. Biết chị D đang viết phiếu bầu giúp cho anh Q, ông M thành viên tổ bầu cử đã nhờ và được chị D đồng ý sửa lại nội dung trong phiếu bầu của anh Q theo ý của ông M. Sau đó, chị D đã bỏ phiếu của mình và phiếu của vợ chồng anh Q vào hòm phiếu. Chị D, ông M và anh Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Bình đẳng.

B. Phổ thông.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp.

Câu 25:Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?

A. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.

B. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.

C. Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.

D. Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi khai thác khoáng sản trái phép của người khác là sử dụng quyền nào sau đây?

A. Tố cáo.

B. Truy tố.

C. Khiếu nại.

D. Khởi kiện.

Câu 27: Mọi hành vi vi phạm phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo đều

A. bị phạt cải tạo không giam giữ.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. phải bồi thường thiệt hại.

D. bị phạt tù chung thân.

Câu 28: Đọc trường hợp dưới đây và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?

Trường hợp. Tại trụ sở tiếp dân của cơ quan thanh tra tỉnh H, có khoảng hơn 50 công dân xã Y do ông M đứng đầu đã tụ tập khiếu nại về việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong một dự án thực hiện tại xã Y, vì họ cho rằng các cơ quan nhà nước không Khực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sau khi nghe ông K (cán bộ thanh tra tiếp dân) giải thích chế độ chính sách, các quy định của pháp luật về vấn đề họ khiếu nại, không đồng ý với giải thích đó, hơn 50 người thậm chí đã có xô xát với cán bộ tiếp dân, gây mất ổn định trật tự trên địa bàn.
A. Ông K (cán bộ thanh tra).

B. Nhóm 50 công dân xã Y.

C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhằm tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và Nhà nước.

b. Khi gửi đơn tố cáo, công dân được phép yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho bản thân mình.

c. Trẻ em còn nhỏ nên không được thực hiện quyền khiếu nại.

d. Công dân có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu cố tình cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện quyền tố cáo.

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy đưa ra phương án xử lí phù hợp cho tình huống sau:

Hôm nay thôn tổ chức một cuộc họp thảo luận về việc đóng góp sửa chữa đường giao thông nhưng vợ chồng anh H không muốn tham gia. Hai người cho rằng mình không có ý kiến đóng góp nên không cần đi họp, chờ quyết định mức đóng góp của từng gia đình sẽ nộp tiền.
Câu hỏi: Nếu là người thân của vợ chồng anh H, em sẽ khuyên họ như thế nào?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Đồng tình, quy định của Hiến pháp là căn cứ pháp lí để khẳng định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo và đảm bảo công dân được thực hiện những quyền này trong thực tế. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân đề nghị cơ quan nhà nước xem xét, khắc phục, giải quyết, xử lí những việc làm trái pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước.

b. Đồng tình, vì Luật Tố cáo năm 2018 quy định người tố cáo có quyền được bảo vệ bảo đảm an toàn (điểm e khoản 1 Điều 9).

c. Đồng tình, vì Luật Khiếu nại năm 2011 quy định, người chưa thành niên thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 12).

d. Đồng tình, vì khi thực hiện quyền tố cáo công dân phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, việc cố tình cung cấp thông tin sai sự thật sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu và có thể bị xử phạt (điểm b, c khoản 2 Điều 9).

Câu 2 (1,0 điểm): Nếu là người thân của anh H, em sẽ giải thích để vợ chồng anh H hiểu về quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân và ý nghĩa của việc thực hiện quyền này đối với mỗi công dân; đồng thời khuyên hai người nên tham gia cuộc họp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

..............................

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo (2 đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân - điều này thể hiện

A. công dân bình đẳng về quyền. B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ

A. bảo vệ Tổ quốc.

B. đầu tư các dự án kinh tế.

C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.

D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Câu 3: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm

A. từ bỏ sở hữu mọi tài sản.

B. phủ nhận lời khai nhân chứng.

C. về hành vi vi phạm của mình.

D. thay đổi hiện trường gây án.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A. Công ty K buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.

B. Cán bộ xã T không ghi tên vào anh B (18 tuổi) danh sách cử tri vì anh B không biết chữ.

C. Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh S không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh H.

D. Nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số.

Câu 5:Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh K từ chối đề nghị của bà X đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà X đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà X luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà X không được cơ quan thuế tỉnh K chấp thuận.
A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.

D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 6: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong

A. tiếp cận các cơ hội việc làm.

B. tham gia quản lý nhà nước.

C. tiến hành hoạt động sản xuất.

D. lựa chọn nghề nghiệp.

Câu 7: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.

B. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.

C. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.

D. tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.

Câu 8: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Câu 9: Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị và xã hội.

B. Khoa học và công nghệ.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 10: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. sở hữu tài sản chung.

C. lựa chọn hành vi bạo lực.

D. áp đặt mọi quan điểm riêng.

Câu 11: Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. lên án, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 12: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.
A. Chị K, V và anh M.

B. Chị K và chị V.

C. Chị V và anh M.

D. Anh M và chị K.

Câu 13: Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật

A. bảo hộ.

B. phân lập.

C. cô lập.

D. xâm phạm.

Câu 14: Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?

Trường hợp. Anh M và anh S thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh M làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh S thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh M đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh S được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.
A. Thay đổi các chính sách xã hội.

B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế

C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.

D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.

B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

Câu 16: Đọc trường hợp sau và cho biết: ở địa phương B, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Trường hợp. Xã B cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã B tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã B luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã Bội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã B ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.
A. Chính quyền xã B phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.

B. Trên địa bàn xã B thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.

C. Các tôn giáo trên địa bàn xã B bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.

D. Tại xã B, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.

Câu 17:Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

A. Tham gia hoạt động thiện nguyện.

B. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

D. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo.

Câu 18:Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. Tham gia hiến máu nhân đạo.

C. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

Câu 19: Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?

A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.

C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.

D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

Câu 20: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã không thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Trường hợp. Chính quyền thôn X tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân về nội dung xây dựng nhà văn hoá mới. Anh H và chị T đã rủ anh M là hàng xóm cùng đi tham gia cuộc họp. Nhưng anh M lại từ chối với lí do bận việc gia đình và cũng không có đóng góp ý kiến gì. Do đó, anh M đã không hiểu được nội dung xây dựng nhà văn hoá mới.
A. Chính quyền thôn X.

B. Anh H.

C. Anh M.

D. Chị T.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Phổ thông.

C. Công khai phiếu bầu.

D. Trực tiếp.

Câu 22: Khi tham gia bầu cử, ứng cử, công dân có nghĩa vụ

A. sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

C. chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.

D. trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?

A. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

B. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

C. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

D. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.

Câu 24: Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp nào sau đây?

A. Chuẩn bị được đặc xá.

B. Đang chấp hành hình phạt tù.

C. Đang bị tạm giữ, tạm giam.

D. Phải thi hành án chung thân.

Câu 25:Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền

A. tố cáo.

B. khởi tố.

C. xét xử.

D. khiếu nại.

Câu 26: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền tố cáo của công dân?

A. Được nhận thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo.

B. Được công khai họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.

C. Được khen thưởng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

D. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Câu 27: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo?

A. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo.

C. Lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xâm hại đến quyền của chủ thể khác.

D. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 28: Trong trường hợp dưới đây, ông P đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Gia đình ông P ở gần xưởng sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động suốt ngày đêm khiến cơ sở thường xuyên xả bụi, khói, phát tán mùi hôi thối, ô nhiễm rất nghiêm trọng ra khu dân cư làm cho nhiều người không chịu được và mắc bệnh. Ông P làm đơn gửi đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường để yêu cầu xử lí hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
A. Tố cáo.

B. Truy tố.

C. Khiếu nại.

D. Khởi kiện.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bình đằng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy xử lí tình huống sau:

Nghi ngờ V lấy trộm đi thoại của con mình nên ông X (cán bộ xã) đã bắt V về trụ sở xã và liên tục có những lời lẽ mắng nhiếc, đe doạ V phải thừa nhận hành vi ăn trộm. Khi phát hiện sự việc chỉ là hiểu nhầm, ông X đã đưa cho V một số tiền và yêu cầu V giữ kín, không được kể lại chuyện này cho ai biết, nếu không sẽ gây khó dễ cho gia đình V.
Câu hỏi: Nếu là bạn của V, em sẽ làm gì khi biết sự việc này?

..............................

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh Diều (2 đề)

Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác.

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế là thể hiện công dân bình đẳng về

1. danh dự cá nhân.

2. phân chia quyền lợi

3. địa vị chính trị.

4. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 2 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. Quyền của công dân

1. luôn tách rời với nghĩa vụ công dân.

2. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.

3. không tách rời với nghĩa vụ công dân.

4. không có mối liên hệ với nghĩa vụ công dân.

Câu 3 (0,25 điểm). Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc:

1. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.

2. tham gia các hoạt động xã hội.

3. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.

4. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.

Câu 4 (0,25 điểm). Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

1. Chính trị.

2. Kinh tế.

3. Văn hóa.

4. Giáo dục.

Câu 5 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

1. Bảo vệ môi trường

2. Vượt khó học tập

3. Nộp thuế đúng theo quy định

4. Bầu cử đại biểu Quốc hội

Câu 6 (0,25 điểm). Công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

1. Quyền bầu cử.

2. Quyền ứng cử.

3. Quyền tự do.

4. Quyền bình đẳng.

Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, lao động nữ là công chức nhà nước có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

1. Phát hiện hành vi buôn lậu.

2. Chứng kiến tù nhân vượt ngục.

3. Bị sa thải khi đang nghỉ thai sản.

4. Bắt gặp người đang nhập cảnh.

Câu 8 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

1. Bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội.

2. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ riêng của lực lượng công an.

3. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.

4. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội?

1. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

2. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.

3. Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh.

4. Tạo sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.

Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?

1. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

2. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

3. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

4. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

1. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số.

2. Chỉ có dân tộc đa số được tham gia vào các thành phần kinh tế của đất nước.

3. Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư ở các vùng kinh tế phát triển, trung tâm đất nước.

Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

1. Chị H tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.

2. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.

3. Bà G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.

4. Trưởng thôn X tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

Câu 13 (0,25 điểm). Công dân được thực hiện hành vi nào sau đây khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

1. Sử dụng lợi ích vật chất để mua chuộc cử tri.

2. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.

3. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương.

4. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái với pháp luật.

Câu 14 (0,25 điểm). Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

1. Bầu cử đại biểu Quốc hội

2. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

3. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý

4. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật

Câu 15 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?

1. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.

2. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.

3. Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.

4. Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

Câu 16 (0,25 điểm). Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

1. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

2. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

3. Khám phá nền văn hóa của các nước khác.

4. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Câu 17 (0,25 điểm). Bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

Tình huống. Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

1. Bạn M và K.

2. Bạn K và N.

3. Bạn M và N.

4. Bạn M, N, K.

Câu 18 (0,25 điểm). Hành vi của anh B và chị A trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Vợ chồng anh B, chị A đã có 2 con gái. Do không ép được chị A sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh B đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị A. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị A bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn.

1. Lao động và công vụ.

2. Huyết thống và gia tộc.

3. Tài chính và việc làm.

4. Hôn nhân và gia đình.

Câu 19 (0,25 điểm). Những chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Tuy nhiên, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

1. Anh V và chị A.

2. Chị A và người thân.

3. Anh V và người thân.

4. Người thân của anh V, chị A.

Câu 20 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông B thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

1. Tuân thủ quy định pháp luật.

2. Góp ý sửa đội các dự thảo Luật.

3. Tố cáo sai phạm của cán bộ nhà nước.

4. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 21 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông K được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh A, ông K chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị B (vợ anh A) mà không phát cho bà Q (mẹ anh A). Sau khi nhận được thắc mắc ông K giải thích: Bà Q không biết chữ nên ông K không ghi tên bà Q vào danh sách cử tri của xã.

1. Anh A.

2. Chị B.

3. Ông K.

4. Bà Q.

Câu 22 (0,25 điểm). Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của huyện X có ông P là Tổ trưởng tổ bầu cử; anh M là thành viên tổ bầu cử; anh A, anh T, anh V là cử tri. Trước ngày bầu cử, phát hiện anh T là người bị kết án cải tạo không giam giữ, ông P đến gặp và thu hồi thẻ cử tri của anh T. Tại thời điểm bỏ phiếu, trong lúc đang tiết lộ nội dung phiếu bầu mình đã viết với những người xung quanh, anh V phát hiện anh A là người vừa nhận quyết định khởi tố bị can đang chuẩn bị nhận phiếu bầu, anh V lập tức báo cho anh M. Vì vậy, anh M không phát phiếu bầu cho anh A đồng thời có lời lẽ xúc phạm anh A. Bức xúc, anh A bỏ ra ngoài sân và cố tình làm vỡ gương xe ô tô của anh M. Phát hiện sự việc, anh H là công an viên đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại điểm bầu cử đã yêu cầu anh A phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho anh M. Những ai sau đây vi phạm quyền bầu cử của công dân?

1. Anh V, anh M và ông P.

2. Anh A và anh T

3. Ông P, anh T và anh M.

4. Anh M và anh A.

Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp sau, bà Y đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

Trường hợp. Bà Y được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 100 m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 100 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà Y đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

1. Tự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

2. Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính

4. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Câu 24 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, chị V đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Chị V là một kĩ sư công nghệ thông tin, có chuyên môn tốt. Chị nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy bận rộn nhưng chị V cảm thấy rất vinh dự, tự hào vì mình đã đóng góp được một phần công sức nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

1. Quyền khiếu nại, tố cáo.

2. Quyền bảo vệ Tổ quốc.

3. Quyền bầu cử và ứng cử.

4. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

1. Nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.

2. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Hãy sửa lại cho đúng.

· Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

· Các dân tộc dùng tiếng nói, chữ viết chung để cùng xây dựng khối đoàn kết dân tộc.

· Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

· Mọi công dân khi tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy tắc của tôn giáo đó.

· Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Câu 2 (1,0 điểm). Hành vi/ việc làm dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? Vì sao?

1. Đăng tin phê phán cán bộ nhà nước lên mạng xã hội.

2. Gửi đơn thư đến cơ quan công an tố cáo người vi phạm pháp luật.

3. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp bất cứ tài liệu nào mà mình cần.

4. Tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu đường) tại địa phương.

Câu 3 (1,0 điểm). V đang theo học tại trường đại học B thì có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện gọi nhập ngũ năm 2024. V đã khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, vì cho rằng quyết định này trái pháp luật.

Theo em, V có quyền khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về việc gọi nhập ngũ đối với mình không? Vì sao?

..............................

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo

Mời các bạn đón đọc các bài viết hữu ích khác tại mục Học tập - Lớp 11 nhé.

Đánh giá bài viết
2 636
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi