Top 5 Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ năm 2024 chọn lọc
Dàn bài phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Dàn ý phân tích 2 đứa trẻ được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm mẫu dàn ý phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ, lập dàn ý Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn, lập dàn ý bức tranh phố huyện lúc về đêm, dàn ý bức tranh cuộc sống của người dân phố huyện, dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên... hay và chi tiết giúp các em nắm được các ý chính cần triển khai khi làm các dạng đề bài về phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ.
Sau đây là mẫu dàn ý phân tích Hai đứa trẻ chi tiết nhất giúp các bạn học sinh dễ dàng phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ sao cho hay và đúng trọng tâm nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên
I. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ: Một truyện ngắn tiêu biểu của cấy bút truyện ngắn xuất sắc- Thạch Lam
- Nêu vấn đề nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh nhân vật Liên
+ Trước ở Hà Nội, từ khi bố mất việc, hai chị em về quê.
+ Mẹ giao trông coi một gian hàng tạp hoá nhỏ xíu.
+ Chiều nào cũng dọn hàng, đếm hàng, tính tiền, ngồi trên cái chõng sắp gãy nhìn cảnh và người phố huyện.
+ Ngày chợ phiên mà chỉ bán được 2,5 bánh xà phòng, một cút rượu ti nhỏ
⇒ Hoàn cảnh khó khăn, sa sút, mức sống eo hẹp
2. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
- Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm
- Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thậm thía
- Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng.
- Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu.
⇒ Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình
3. Tâm trạng nhân vật Liên trước khi tàu đến
- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:
+ Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng
+ Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa
+ Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya
+ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
+ Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc…
- Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá
⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày
4. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đến
- Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua
- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố ngời, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị
- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời cau hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống
- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hn đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.
⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng
5. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đi
- Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”
- Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện
- Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc
- Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên
⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo
6. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm
- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn
III. Kết bài
- Khái quát lại sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên
- Đây là nhân vật Thạch Lam gửi gắm niềm xót thương cho những con người bé nhỏ và trân trọng niềm ước mong một cuộc sống tươi sáng hơn
2. Dàn ý bức tranh cuộc sống của người dân phố huyện
3. Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ ngắn gọn
I. Mở bài: giới thiệu về tác phẩm Hai đứa trẻ
II. Thân bài: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo
a. Bức tranh thiên nhiên
Một làng quê yên ả, thanh bình nhưng gợi buồn
Cảnh vật lúc chiều tối buông xuống hết sức thân thiết và gần gũi
b. Bức tranh sinh hoạt của con người
Cảnh chợ nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều
Cuộc sống của con người khốn khó và vô cùng cơ cực
Cuộc sống của con người nơi đây nghèo nàn, không lối thoát
2. Cảnh đợi tàu:
a. Lí do đợi tàu:
Đợi tàu trở thành một công việc, một nhu cầu của con người nơi phố huyện nghèo
Đợi tàu thể hiện sự khát vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, có một cuộc sống ấm no hơn
b. Hình ảnh đoàn tàu:
Đoàn tàu như biểu tượng của cuộc sống tươi đẹp, cuộc sống đẹp đẽ hơn
Đoàn tàu mang một tia hi vọng, một chút mơ ước của con người nơi phố huyện nghèo
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Hai đứa trẻ
4. Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ chi tiết
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
Đôi nét về Thạch Lam: Một trong những cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, ông có thế mạnh về viết truyện ngắn. Văn chương Thạch Lam rất thích hợp để thanh lọc tâm hồn. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn phù hợp cho nhận định trên.
II. Thân bài: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:
- Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên
- Âm thanh:
Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.
- Hình ảnh, màu sắc:
“Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu
⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế
b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
- Cảnh chợ tàn:
Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía.
- Con người:
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
- Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
- Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
- Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
- Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
c. Tâm trạng của Liên
- Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:
Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.
Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:
“Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
“Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.
⇒ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: khe sáng, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng… ⇒ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau
⇒ Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé ⇒ kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
- Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:
- Chị Tí dọn hàng nước
- Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
- Gia đình bác Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bần bật trong im lặng”
- Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.
⇒ Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
- Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào.
- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ” ⇒ mơ hồ, tội nghiệp
⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
- Liên và An thức bởi:
- Để bán hàng
- Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua – hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
- Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:
- Liên cũng trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”
- Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
- Khi tàu đến:
- Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
- Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối:
- Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
- Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
⇒ Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước.
III. Kết bài: Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ
Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của truyện ngắn
Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạch Lam: kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm.
5. Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ đầy đủ
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Thạch Lam: nổi tiếng với văn phong lãng mạn, giọng văn đầy chất thơ nhưng không ủy mị, thảm sầu như những nhà văn lãng mạn cùng thời.
- Giới thiệu chung về truyện ngắn "Hai đứa trẻ".
2. Thân bài:
a. Bức tranh phố huyện tăm tối quẩn quanh và tâm trạng của Liên
Cảnh ngày tàn:
- Âm thanh: tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve.
- Màu sắc:
- “chân trời phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”
- “màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời”
⇒ Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi.
- Không gian: hẹp như bị chặn lại.
- Từng bước chân thời gian chầm chậm bước tới chiều rồi tối.
⇒ Qua ngòi bút của Thạch Lam buổi chiều như buồn hơn, ngày tàn đến nhanh hơn, phố huyện phơi bày vẻ tiêu điều xác sơ, mòn mỏi.
- Tâm trạng của Liên:
Tâm hồn cô bé nhạy cảm, tinh tế, xao xuyến một nỗi buồn man mác: “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
Cảnh chợ tàn
- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: “trên nền chợ đầy rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”.
- Những đứa trẻ nghèo nhặt rác, chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được.....
- Tâm trạng Liên: động lòng thương cảm.
Những con người nơi phố huyện
- Mẹ con chị Tí:
- Ngày ngày mò cua bắt ốc, đêm đến lại lầm lũi dọn hàng nước
- Khách hàng toàn là những người dưới đáy xã hội.
- Dẫu chả kiếm được bao nhiêu nhưng đêm nào mẹ con chị Tí cũng dọn hàng.
⇒ Mẹ con chị đang cầm cự trong sự sống.
- Chị em Liên với của hàng tạp hóa sơ sài.... chẳng đáng là bao.
- Bà cụ Thi là nhân vật điển hình cho số phận tàn tạ trong cái đêm đen của xã hội ấy.
⇒ Diễn biến tâm trạng Liên thể hiện một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và đồng cảm với những con người không tương lai, không hạnh phúc.
b. Tâm trạng của Liên trong đêm tối và trước những ngọn đèn
Cảnh phố huyện về đêm
- Khung cảnh:
- Bóng tối bao la phủ trùm tất cả, cả phố huyện chìm trong bóng tối.
- Ánh sáng nhỏ bé yếu ớt chỉ là quầng, là khe, là vệt, là chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.
⇒ Có sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, hình ảnh ngọn đèn leo lét nơi quán hàng chị Tí là biểu tượng cho kiếp sống nhỏ nhoi lay lắt, mù tối của những người cùng khổ trong biển đêm mênh mông của cuộc đời. Ngọn đèn ấy tuy yếu ớt nhưng vẫn là niềm lạc quan sống của những kiếp người nhỏ bé vô danh, vô nghĩa không tương lai, hạnh phúc trong xã hội cũ.
Sinh hoạt của con người:
- Các nhà đóng cửa im lìm.
- Gánh phở của bác Siêu so với mẹ con chị Tí có phần khấm khá hơn nhưng lại đứng trước nguy cơ đáng sợ hơn: thất nghiệp. Bởi ở vùng quê này thứ quà của bác Siêu là một thứ quà xa xỉ.
- Vợ chồng bác Xẩm sống trong cảnh màn trời chiếu đất, trông chờ vào của bố thí ở nơi đây => sự trông chờ trong vô vọng.
- Mẹ con chị Tí: hàng nước đơn sơ.
- Chị em Liên: quán nhỏ.
⇒ Nghèo khổ, nhàm chán, tẻ nhạt, vô vị.
Tâm trạng của Liên:
- Đêm tối với Liên quen lắm, chúng chẳng đáng sợ.
- Rồi Liên hoài tưởng về quá khứ tươi đẹp ở Hà Nội, nơi có một vùng sáng rực và lấp lánh.
- Như mọi người dân trong phố huyện Liên luôn mong chờ một cái gì đó mới mẻ, tươi sáng sẽ đến xua tan đi đêm đen âm u lụi tàn ở phố huyện.
⇒ Bằng trái tim đôn hậu, dịu dàng Thạch Lam đã phát hiện ra những rung động sâu xa, những khao khát thầm kín trong cuộc đời những con người tưởng như hoàn toàn an phận ấy.
c. Tâm trạng đón đợi tàu
Tâm trạng chờ đợi:
- An dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn dặn chị tàu đến nhớ đánh thức em.
- Còn Liên ngồi yên không động đậy ngắm nhìn sao trời....
Tâm trạng đón tàu:
- Nhìn thấy ánh đèn ghi từ xa nghe tiếng còi vọng lại Liên đã vội vã gọi em dậy.
- Rồi tàu đến Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua.
Tâm trạng khi tàu đi qua:
- Ngẩn ngơ, nuối tiếc.
- An băn khoăn nghĩ ngợi: “Tàu hôm nay không đông chị nhỉ?” Còn Liên lặng theo mơ tưởng.
Ý nghĩa của việc đợi tàu:
- Đợi tàu là nếp sống nhu cầu không thể thiếu của chị em Liên.
- Đợi tàu để được cháy lên khao khát đổi đời.
- Qua việc đợi tàu Thạch Lam thể hiện thái độ vừa cảm thương xót xa trước cuộc sống lay lắt bế tắc của những kiếp người nhỏ bé nhất là những đứa trẻ vừa nâng niu trân trọng khát vọng vươn ra ánh sáng, khát vọng đổi đời ở những con người ấy.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
6. Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt của ông, đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, quên cả mọi người mà còn có cả những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những ngõ ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo (Hai đứa trẻ) mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn của con người.
Bức tranh đời sống phố huyện bắt đầu với cảnh nhá nhem tối và kết thúc với cảnh chờ tàu của chị em Liên và mọi người. Toàn bộ bức tranh là bóng tối, bóng tối lan tỏa, bao trùm lên cảnh vật, tạo nên bầu không khí nặng nề, u uất. Dường như cuộc sống ở đây chỉ có một màu đen xám xịt. Bóng tối ở rặng tre, bóng tối ở góc quán, bóng tối ở ánh sáng lập lòe của đom đóm. Tất cả, tất cả đều chìm vào bóng tối. Cuộc sống con người nơi phố huyện vốn đã không sung túc gì lại bị màn đêm bao trùm, đè nặng lại càng trở nên côi cút, lẻ loi đến tội nghiệp. Đâu đó vài đứa trẻ nhặt nhạnh nơi góc chợ hoang vắng lúc vào đêm. Chị em Liên quanh quẩn cùng quán hàng xén vốn đã vắng khách. Hàng phở của bác Siêu lặng lẽ lăn bánh... Những hình ảnh lẻ loi, đơn chiếc ấy cùng vài ánh sáng nhỏ nhoi không đủ để xua tan bóng tối dày đặc, lan tỏa đang dần đè lên cuộc sống của họ - những con người mà số lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay "mấy chú", "mấy người". Bóng tối cùng người bạn đồng hành của mình là sự im lặng đã thống trị trên cõi người. Thời gian bỗng chốc trở nên im lặng, uất ức đến lạ kì. Không gian bị uất nghẹn của kiếp người. Bức tranh ấy gợi lên bao nỗi xót xa.
Nhưng Thạch Lam - người nghệ sĩ của tâm hồn ấy không dừng lại ở khắc họa bóng tối. Bóng tối đã đáng sợ nhưng cuộc sống quẩn quanh ở góc phố còn đáng sợ hơn. Họ ở đây chỉ toàn những người nghèo. Đó là gia đình chị em Liên do túng quẫn mà phải về phố huyện. Đó là bà cụ Thi hơi điên: là gia đình bác Xẩm; là gánh hàng chị Tí; là quán phở của bác Siêu... Những mảnh đời nghèo khó nơi phố huyện tụ họp lại không đủ để làm nên cuộc sống ồn ào. Cả một sự tẻ nhạt đến kinh khủng hiện ra. Chỉ qua một chi tiết nhỏ: chị em Liên không ngoái lại cùng biết tiếng cười khanh khách đằng sau là của bà cụ Thi, nhìn đốm sáng xanh lúc ẩn lúc hiện đằng xa cũng biết là gánh phở của bác Siêu.
Dường như bao năm, bao tháng rồi họ chỉ một công việc lập đi lập lại đó. Một công việc nhàm chán, tẻ nhạt như chính cuộc đời của họ. Những sự việc ấy làm cho cuộc sống của họ thêm tù túng, ngột ngạt, không có lối thoát, không biết đi đâu. Đối với họ, tương lai dường như không có mà chỉ có thực tại u buồn, quẫn bách. Trước mắt họ, tương lai đã khép kín cánh cửa. Họ không hi vọng điều gì, không ngóng đợi ai. Hiện tại chỉ là những nghèo khó, cơ cực, tù túng cùng những công việc nhàm chán. Bức tranh ấy xoáy lên một nỗi đau trong tâm hồn độc giả, bật lên thành những tiếng kêu uất ức mà không có lời giải đáp.
Tất cả những hành động, sự việc và cuộc đời con người ở phố huyện nghèo đều lặp lại và nhàm chán. Duy chỉ có con tàu vẫn lặp đi lặp lại nhưng không nhàm chán. Con tàu là hiện thân của ước vọng, của tương lai đối với mọi người. Họ tìm đến với con tàu, chờ đợi nó không phải chỉ để buôn bán mà còn đón chờ một cái gì lạ lẫm đối với cuộc sống chung quanh vốn đã đơn điệu. Con tàu đó với tiếng máy gầm phá tan bầu không khí vốn đã u uất nặng nề, với ánh sáng chói lọi, rực rỡ xé toang màn đêm bao phủ rồi lại rơi vào tối tăm như cũ. Với chị em Liên, con tàu còn là hiện thân của quá khứ huy hoàng với cuộc sống sung túc ở Hà Nội, là chút gì mới mẻ ở hiện tại và cả niềm mơ ước ờ tương lai. Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của một cuộc sống để lại ước mơ - một ước mơ hết sức tội nghiệp cho mỗi con người.
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn đã xa rời thực tại, thi vị hóa cuộc sống thì Thạch Lam lại gắn chặt ngòi bút với đời sống, dù ông là thành viên chủ chốt của văn đàn ấy. Nếu đồng nghiệp của ông ca ngợi tình yêu khi say đắm, khi đau đớn, lúc xô bồ (Hồn bướm mơ tiên, Trăng sáng, Tình tuyệt vọng...) thì Thạch Lam lại đến với tình người. Văn chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm nhất của tâm hồn con người và thức tỉnh họ bằng những nỗi đau. Với phong cách vừa lãng mạn, vừa hiện thực, ngòi bút Thạch Lam thực sự xuất sắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ, cùng những nỗi đau âm thầm, nhẹ nhàng nhưng khi gấp sách lại ta không sao quên được. Không phải là những nụ cười đến thắt ruột, cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan, không phải cái xót xa đến tận xương tủy như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện và cũng là cuộc sống của xã hội Việt Nam tù túng, ngột ngạt đương thời, đem đến cho người đọc những tình cảm thương xót đầy tính nhân bản.
Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách mạng, nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn: Văn chương không phải là một cách để thoát li hay lãng quên, mà trái lại, văn chương "phải thực sự là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực", là tiếng kêu thương thoát ra những kiếp lầm than, khổ cực, Thạch Lam đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phù điêu quý giá ấy của ông nơi Hai đứa trẻ sẽ còn mãi xúc động đối với người đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Sky87
- Ngày:
Top 5 Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ năm 2024 chọn lọc
158,4 KB 15/12/2021 1:41:00 CHTải Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ .doc
54 KB 15/12/2021 2:04:32 CH
Gợi ý cho bạn
-
Top 12 bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
-
Nghị luận hướng về cội nguồn siêu hay
-
Top 8 bài phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
-
(10 mẫu) Tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ cực hay
-
Top 9 bài tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn
-
(4 mẫu) Viết đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
-
Top 11 mẫu tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn, đầy đủ, hay nhất
-
Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi
-
Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
-
Top 13 bài nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn xuôi
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra
Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê siêu hay (6 mẫu)
Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
Top 13 bài Tôi thấy mình đã khôn lớn siêu hay
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học
14 mẫu thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay