Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 có đáp án. Để củng cố và ôn luyện những kiến thức trong học kì 2 môn Địa lí lớp 11 thì dưới đây hoatieu.vn sẽ gửi đến bạn đọc đề chọn lọc về những câu hỏi về môn Địa lí 11. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn với Liên Bang Nga?

A. Các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu diễn ra ở vùng Xibia vì tài nguyên giàu có, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và có vùng biển rộng.

B. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía nam vùng đồng bằng Đông Âu và cùng biển Viễn Đông vì giàu tài nguyên và giao thông thuận lợi.

C. Quy mô dân số ngày càng giảm, cơ cấu dân số già, mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 1 người/km2), tỉ lệ biết chữ xấp xỉ 100%.

D. Dẫn đầu thế giới về diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng lá kim, tài nguyên khoáng sản, số múi giờ và tài nguyên đất nông nghiệp.

Câu 2. Cho đến hiện nay, Liên Bang Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế giới về:

A. công nghiệp dệt, may.

B. cơ khí, chế tạo máy

C. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.

D. điện tử - tin học

Câu 3. Cho bảng số liệu:

GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 có đáp án

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.

B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc có xu hướng giảm.

C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc luôn ổn định.

D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng.

Câu 4. Dân tộc nào ở Trung Quốc chiếm đại đa số?

A. Hán.

B. Choang.

C. Tạng.

D. Hồi.

Câu 5. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là:

A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.

B. Không còn tình trạng đói nghèo.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao thế giới.

Câu 6. Tên các đồng bằng lớn ở Trung Quốc theo thứ tự lần lượt từ Nam lên Bắc là:

A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc.

C. Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc.

D. Hoa Trung, Hoa Nam, Hoa Bắc, Đông Bắc.

Câu 7. Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về

A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.

B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.

C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.

Câu 8. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng.

D. Đồi, núi và núi lửa.

Câu 9. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm:

A. 1967.

B. 1984.

C. 1995.

D. 1997.

Câu 10. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Câu 12. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là:

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. Hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Câu 13. Sắp xếp thứ tự 4 đảo lớn của Nhật Bản từ Bắc xuống Nam là:

A. Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu

B. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

C. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu

D. Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô

Câu 14. Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở:

A. các thành phố ven biển.

B. khu vực ven biển phía bắc.

C. các đảo nhỏ phía nam.

D. vùng núi thấp phía tây.

Câu 15. Dầu mỏ của Liên Bang Nga tập trung nhiều ở:

A. cao nguyên Trung Xi-bia

B. đồng bằng Tây Xi-bia

C. đồng bằng Đông Âu

D. ven Bắc Băng Dương

Câu 16. Đồng bằng nào ở Trung Quốc có tình trạng lụt lội nặng nhất vào mùa hạ?

A. Đông Bắc.

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Nam.

D. Hoa Trung.

II. Tự Luận (6 điểm)

Câu 1: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? Giải thích lý do diện tích đất nông nghiệp Nhật Bản có xu hướng giảm? (2 điểm)

Câu 2: Tại sao mục tiêu chủ yếu của các nước ASEAN là hoà bình, ổn định cùng phát triển? (4 điểm)

2. Đáp án đề thi cuối học kì 2 môn Địa lí 11

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu đúng là 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

D

A

A

C

A

D

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

A

D

B

B

A

B

C

II. Tự Luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

  • Vì Nhật có diện tích đất nông nghiệp rất thấp chỉ chiếm khoảng 14% tổng lãnh thổ. (0,5 đ)

Giải thích lý do diện tích đất nông nghiệp Nhật Bản có xu hướng giảm?

  • Vì quá trình đô thị hoá và phát triển của ngành Công nghiệp. (0,5 đ) Cụ thể quá trình đô thị hoá và các cơ sở Công nghiệp cần xây dựng ở khu vực đồng bằng nên tập trung ở vực ven biển từ đó thì đất nông nghiệp bị suy giảm nhanh chóng. (1 đ)

Câu 2: (4 điểm)

Bởi vì:

  • Các nước khu vực Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của các thế lực thù địch trong lịch sử nên mất sự ổn định về vấn đề dân tộc, chủ quyền, vì thế cần sự ổn định để phát triển kinh tế. (1 điểm)
  • Vấn đề biên giới, biển đảo, vùng biển các quốc gia vẫn còn sự tranh chấp, đỏi hỏi sự hoà bình ổn định để đàm phán, giải quyết. (1 điểm)
  • Hiện nay sự liên kết giữa các nước trong một khu vực là một vấn đề quan trọng, khi các nước liên kết ổn định thì sẽ không tạo cớ cho các thế lực ngoài can thiện. Từ đó thì cũng thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào khu vực. (1 điểm)

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 11 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.116
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi