Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên?

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng. Vậy tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên? Không phải ngẫu nhiên mà Pháp đã chọn Đà Nẵng là nơi khai chiến. Cùng xem câu trả lời trong bài nhé.

1. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên?

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì Đà Nẵng là một nơi có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam. Cụ thể là:

  • Đà Nẵng nằm ở phần trung bộ, nối liền hai miền Nam Bắc, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.
  • Đà Nẵng là cảng nước sâu, rộng, vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
  • Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
  • Đà Nẵng cũng là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, có cánh đồng Nam – Ngãi để nuôi quân và giáo sĩ, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.
Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên?
Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên?

2. Ý đồ của Pháp khi chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên

Giữa thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây mở những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó.

Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ thời chúa Nguyễn Ánh và sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha đã viện cớ Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa và bắt bớ, giết hại nhiều giáo sĩ, giáo dân để tiến hành cuộc chiếm cứ nước Việt.

Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của Nhà Nguyễn ở Đà Nẵng (Quảng Nam) vào ngày 15 tháng 4 năm 1847 và ngày 26 tháng 9 năm 1857, một ủy ban có tên là Commission de la Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu đã đệ trình và đã được Hoàng đế Napoléon III chấp thuận, chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam.

Bởi Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, Căm Bốt và chỉ cách kinh đô Huế khoảng 100 km, rất thuận lợi cho việc "đánh nhanh thắng nhanh" của liên quân Pháp – Tây Ban Nha (gọi tắt là liên quân). Ngoài ra, Đà Nẵng còn có cánh đồng Nam – Ngãi để nuôi quân, còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp.

Cho nên đánh chiếm được Đà Nẵng, vượt đèo Hải Vân, rồi tấn công ra Huế chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất để thực hiện được ý đồ của Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, phải chờ đến sau khi Hiệp ước Thiên Tân (28 tháng 6 năm 1858) được ký kết, quân đội Pháp ở Viễn Đông mới có thể rảnh tay chuyển sang mặt trận khác.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Sử

3. Diễn biến chiến đấu với thực dân Pháp

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 11 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
11 71.198
0 Bình luận
Sắp xếp theo