Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 11 có đáp án
Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 11 có đáp án. Lần kiểm tra giữa học kì 2 đang đến gần, các em học sinh cần chú tâm vào ôn luyện kiến thức thật chắc chắn để có được kết quả đánh giá tốt. Những câu hỏi dưới đây được soạn nhằm để các em củng cố lại kiến thức mà bản thân đã được học trong nửa đầu kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11. Mời bạn đọc tham khảo.
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 11
1. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 11 số 1
Học sinh lựa chọn phương án đúng nhất cho mỗi câu hỏi
Câu 1: Giả sử em nhìn thấy một ô tô đang vận chuyển động vật quý hiếm đi tiêu thụ, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Không quan tâm vì đó là việc của cơ quan kiểm lâm
B. Báo với cơ quan kiểm lâm
C. Lặng lẽ theo dõi việc làm của họ
D. Ngăn chặn không cho họ vận chuyển
Câu 2: Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sau khi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em nhận xét gì về việc làm đó?
A. Là việc làm bình thường không cần quan tâm
B. Là việc làm cần được khuyến khích vì có ý thức bảo vệ môi trường
C. Là việc làm thực hiện đúng quy định về vệ sinh nơi công cộng
D. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường
Câu 3: Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn
B. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí
C. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều
D. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm
Câu 4: Khi phát hiện nhà máy sản xuất phân đạm xả nước thải chưa được xử lí xuống dòng sông bên cạnh nhà máy, em sẽ?
A. Lờ đi, coi như không biết B. Báo cho cơ quan công an
C. Ngăn chặn việc xả thải ra môi trường D. Đến gặp giám đốc nhà máy để đe dọa
Câu 5: Khi đi chơi công viên, em thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
A. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường
B. Nhắc nhở, góp ý với họ phải dọn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
C. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook
D. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên
Câu 6: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là
A. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
C. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại
Câu 7: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm
A. Đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân
B. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập
C. Tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức
D. Đáp ứng nhu cầu học tập của công dân
Câu 8: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta là
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
C. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa
D. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ
Câu 9: Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo là thực hiện nội dung của phương hướng?
A. Mở rông quy mô giáo dục
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 10: Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm
A. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới
B. Mở rộng quy mô giáo dục
C. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục
D. Mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế
Câu 11: Nội dung nào dưới đây thuộc phương hướng của chính sách giáo dục và đào tạo nước ta?
A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
B. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước
C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
D. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
Câu 12: Phát triển giáo dục là sự nghiệp của
A. Nhà nước và của toàn dân
B. Đảng và Nhà nước
C. Bộ Giáo dục và Đào tạo
D. Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo
Câu 13: Nhà nước có chính sách đúng đắn trong việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là nhằm
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
B. Ưu tiên đầu tiên cho giáo dục
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
D. Mở rộng quy mô giáo dục
Câu 14: Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chúng ta phải
A. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Tăng cường hợp tác quốc tế và giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 15: Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục là nội dung cơ bản của phương hướng nào dưới đây?
A. Mở rộng quy mô giáo dục
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
Câu 16: Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là
A. Yếu tố quyết định để phát triển đất nước
B. Nhân tố quan trọng trong chính sách của Nhà nước
C. Chính sách xã hội cơ bản
D. Quốc sách hàng đầu
Câu 17: Thực hiện tốt phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và giáo sẽ góp phần vào việc
A. Thức đẩy phát triển kinh tế của đất nước
B. Thức đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
C. Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân
D. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước
Câu 18: Phương hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 19: Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
B. Mở rộng quy mô giáo dục
C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học
Câu 20: Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn là thể hiện
A. Chu trương giáo dục toàn diện
B. Công bằng xã hội trong giáo dục
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
D. Sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo
Câu 21: Vợ chồng chị M sinh được hai cô con gái nên chồng chị muốn chị sinh thêm để mong có được cậu con trai. Nhưng chị lại không muốn vì chị cho rằng dù gái hay trai chỉ hai là đủ. Nếu em là chị M, em sẽ chọn cách nào dưới đây?
A. Nhờ bố mẹ giải thích cho chồng hiểu
B. Giải thích cho người chồng hiểu để từ bỏ ý định sinh thêm
D. Nhờ cán bộ dân số ở địa phương giúp đỡ
Câu 22: Khi cán bộ dân số đến một gia đình để tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhưng họ không quan tâm và không hợp tác. Theo em, cán bộ dân số nên làm theo cách nào dưới đây?
A. Vẫn nhiệt tình giải thích, thuyết phục họ hiểu và cộng tác
B. Cán bộ dân số đứng dậy và ra về
C. Mời gia đình lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết
D. Phê bình, kỉ luật gia đình đó
Câu 23: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là
A. Thức đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ B. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động D. Phát triển nguồn nhân lực
Câu 24: Một trong nhưng phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là
A. Khuyến khích người lao động tự học nâng cao trình độ
B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật
C. Khuyến khích đào tạo nghề cho người lao động
D. Khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm
Câu 25: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là
A. Vấn đề rất bức xúc ở cả nông thôn và thành thị
B. Nội dung quan tâm ở các thành phố lớn
C. Điều đáng lo ngại ở các đô thị
D. Vấn đề cần giải quyết ở khu vực đồng bằng
Câu 26: Nhà nước đã thực hiện phương hướng nào dưới đây để tạo ra nhiều việc làm?
A. Tập trung phát triển thành phần kinh tế nhà nước
B. Tập trung phát triển thành phần kinh tế tư nhân
C. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
D. Khuyến khích thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 27: Ở nước ta hiện nay, khái niệm việc làm được hiểu như thế nào?
A. Mọi hoạt động tạo ra thu nhập
B. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
C. Mọi hoạt động không bị pháp luật cấm
D. Mọi hoạt đọng lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm
Câu 28: Nội dung nào dưới đay đúng với tình hình việc làm hiện nay ở nước ta
A. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động
B. Tỉ lệ thất nghiệp thấp
C. Thiếu việc làm cho người lao động ở thành phố lớn
D. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thông và thành thị
Câu 29: Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, Nhà nước ta đã có những chính sách nào dưới đây?
A. Tập trung phát triển ngành nông nghiệp
B. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống
C. Khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên
D. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học
Câu 30: Nội dung nào dưới dưới đây đúng với phương hướng của chính sách giải quyết việc là ơ nước ta hiện nay ?
A. Khuyến khích công dân làm giàu
B. Mở rộng thị trường lao động
C. Đào tạo nguồn nhân lực
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Câu 31: Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của nước ta nhằm mục đích gì dưới đây?
A. Đa dạng hóa các ngành nghề
B. Giữ gìn truyền thống dân tộc
C. Phát huy tay nghề của người lao động
D. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
Câu 32: Huyện A có chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công của địa phương là nhằm
A. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhà nước
B. Khai thác nguồn vốn của người dân ở địa phương
C. Tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương
D. Tạo thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội
Câu 33: Biểu hiện nào dưới đây của huyện B là để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương?
A. Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
B. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
C. Thu gom và phân loại rác
D. Đầu tư nghiên cứu máy thu hoạch rau màu
Câu 34: Giải quyết việc làm cho người lao động hiện nay ở nước ta nhằm
A. Phát huy được tiền năng lao động
B. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động chất lượng cao
C. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
D. Huy động được nguồn vốn trong nhân dân
Câu 35: Để giải quyết việc làm, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp
A. Tạo ra nhiều việc làm mới
B. Tạo ra nhiều sản phẩm
C. Tăng thu nhập cho người lao động
D. Bảo vệ người lao động
Câu 36: Biện pháp nào dưới đây là thực hiện chính sách giải quyết việc làm?
A. Mở rộng các hình tức trợ giúp người nghèo
B. Mở rộng hệ thống trường lớp
C. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí
D. Nâng cao trình độ người lao động
Câu 37: Biện pháp nào dưới đây được nhà nước ta vân dụng để giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn này?
A. Đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên
B. Có chính sách sản xuất kinh doanh tự do tuyệt đối
C. Tăng thuế thu nhập cá nhân
D. Kéo dài tuổi nghỉ hưu
Câu 38: Nhận định nào dưới đây đúng với chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Nguồn lao động có chát lượng cao
B. Nguồn lao động luôn đáp ứng được yêu cầu của đất nước
C. Nguồn lao đọng chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao
D. Nguồn lao động rất dồi dào
Câu 39: Gia đinh B có nghề truyền thống làm nón, nhưng khi các bạn nhắc đến nghề đó, B luôn có thái độ không thích. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Khuyên và góp ý với bạn phải biết tôn trọng nghề của gia đình
B. Không quan tâm đến thái độ của bạn vì đó là chuyện riêng của B
C. Đồng tình với thái độ của B
D. Tỏ thái độ không thích và không nói chuyện với bạn B
Câu 40: Anh T tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Để có thu nhập, anh đã tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn, nhưng lại bị bố mẹ anh phản đối. Theo em, anh T nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không quan tâm đến ý kiến của bố mẹ
B. Ngưng công việc đó để chờ xin việc theo ngành đã được học
C. Động viên và giải thích cho bố mẹ hiểu để ủng hộ
D. Tìm việc làm theo yêu cầu của bố mẹ
Đáp án đề số 1
Mỗi câu 0,25 điểm
1-B | 2-D | 3-B | 4-B | 5-B | 6-B | 7-B | 8-B | 9-B | 10-A |
11-D | 12-A | 13-A | 14-A | 15-C | 16-D | 17-D | 18-C | 19-C | 10-B |
21-B | 22-A | 23-D | 24-B | 25-A | 26-C | 27-D | 28-D | 29-B | 30-D |
31-D | 32-C | 33-A | 34-A | 35-A | 36-D | 37-A | 38-C | 39-A | 40-C |
2. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 11 số 2
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
A. Của nhân dân lao động
B. Của tất cả mọi người trong xã hội
C. Của những người lãnh đạo
D. Của giai cấp công nhân
Câu 2: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
A. Rộng rãi nhất và triệt để nhất
B. Tuyệt đối nhất
C. Hoàn bị nhất
D. Phổ biến nhất trong lịch sử
Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
A. Đạo đức
B. Pháp luật
C. Phong tục
D. Truyền thống
Câu 4: Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở
A. Quyền bình đẳng nam nữ
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Quyền tự do kinh doanh
D. Quyền tự do lựa chọn nơi ở và làm việc
Câu 5: Quyền nào dưới đây là một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác văn học
B. Quyền bình đẳng nam nữ
C. Quyền tự do báo chí
D. Quyền lao động
Câu 6: Quyền lao động thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế
B. Văn hóa
C. Chính trị
D. Xã hội
Câu 7: Quyền phê bình văn học thể hiện dân chủ trong lĩnh vực
A. Văn hóa
B. Giáo dục
C. Chính trị
D. Xã hội
Câu 8: Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được thông tin
B. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội
D. Quyền khiếu nại
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước
Câu 9: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là
A. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số
B. Sớm ổn định quy mô, tốc độ dân số
C. Ổn định tốc độ dân số và cơ cấu dân số
D. Ổn định mức sinh tự nhiên
Câu 10: Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
A. Tuyên truyền, giáo dục biện pháp kế hoạch hóa gia đình
B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số
C. Nâng cao chất lượng dân số
D. Phát triển nguồn nhân lực
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?
A. Tăng cường bộ máy Nhà nước đối với công tác dân số
B. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí đối với công tác dân số
C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tằn dân số
D. Phân bố dân số hợp lí
Câu 12: Phân bố dân cư hợp lí là mọt trong những mục tiêu của
A. Chính sách dân số
B. Chính sách giải quyết việc làm
C. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
D. Chính sách quốc phòng an ninh
Câu 13: Một trong những phương án để nâng cao chất lượng dân số ở nước ta là
A. Nâng cao đời sống của nhân dân
B. Nâng cao hiểu biết của người dân về sức khỏe sinh sản
C. Nâng cao vai trò của gia đình
D. Nâng cao hiểu quả của công tác dân số
Câu 14: Đảng, Nhà nước ta coi chính sách dân số là một yếu tố cơ bản để
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội
B. ổn định quy mô dân số
C. phát huy nhân tố con người
D. giảm tốc độ tăng dân số
Câu 15: Đảng, Nhà nước ta coi đầu tư cho công tác dân số là
A. đúng đắn nhất để phát triển đất nước
B. đầu tư cho phát triển bền vững
C. Cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội
D. Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước
Câu 16: Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước
A. tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình
B. cũng cấp các phương tiện tránh thai
C. lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
D. cung cấp các dịch vụ dân số
Câu 17: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ
A. Bảo tồn đa dạng sinh học
B. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
C. Nâng cao chất lượng mội trường
D. Bảo vệ môi trường
Câu 18: Nội dung nào dưới đây là một trong các mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Khai thác nhiều tài nguyên đê đẩy mạnh phát triển kinh tế
B. Sử dụng hợp lí tài nguyên
C. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường
D. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí chất thải
Câu 19: Một trong những mục tiêu tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường
B. Tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động thực vật
C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
D. Bảo tồn đa dạng sinh học
Câu 20: Một trong những phương hướng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. Xây dựng nếp sống vệ sinh
B. Đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường
C. Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường
D. Thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
Câu 21: Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?
A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ
B. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ
D. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Câu 22: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định
B. Chon chất thải độc hại vào đất
C. Đốt các loại chất thải
D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải
Câu 23: Nhà nước quy định mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê là nhằm
A. Hạn chế sử dụng tài nguyên
B. Sử dụng hợp lí tài nguyên
C. Tăng ngân sách nhà nước
D. Ngăn chặn khai thác tài nguyên
Câu 24: Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của
A. Đảng và nhà nước ta
B. Các cơ quan chức năng
C. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức
D. Thế hệ trẻ
II. Tự Luận
Câu 1: Quan niệm Trời sinh voi, trời sinh cỏ nghĩa là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến dân số và vấn đề giải quyết việc làm? (2 điểm)
Câu 2: Học sinh nêu 4 việc cần làm để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ? (2 điểm)
Đáp án đề số 2
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Mỗi câu 0,25 điểm
1-A | 2-A | 3-B | 4-B | 5-C | 6-D |
7-A | 8-B | 9-A | 10-C | 11-B | 12-A |
13-B | 14-A | 15-B | 16-C | 17-B | 18-B |
19-D | 20-D | 21-C | 22-A | 23-C | 24-C |
II. Tự Luận
Câu 1:
+ Quan niệm Trời sinh voi, trời sinh cỏ nghĩa là:
- Nghĩa đen: Trời đã tạo nên voi thì chắc chắn sẽ tạo ra cỏ để nuôi sống voi; (0,5 đ)
- Nghĩa bóng: Khi con người được trời cho sinh con thì chắc chắn sẽ sống tốt mà không cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ. (0,5 đ)
+ Ảnh hưởng của quan niệm này: Quan niệm này ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số quá nhanh, do suy nghĩ rằng sinh con ra thì chắc chắn chúng sẽ tự lớn mà không cần chăm lo quá nhiều. Từ đó thì cũng khiến cho vấn đề giải quyết việc làm nan giải hơn do dân số quá đông. (1 điểm)
Câu 2: Mỗi việc đúng là 0,5 điểm
Học sinh nêu được đúng 4 việc cần làm phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ như:
- Lắng nghe ý kiến của mọi người và bày tỏ ý kiến của bản thân trong công việc chung;
- Tham gia những hoạt động phù hợp với lứa tuổi ở địa phương;
- Lên án hành vi xâm phạm đến quyền dân chủ của người khác;
- Hoạt động Đoàn sôi nổi và phấn đấu theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tương lai hoạt động trong cơ quan nhà nước, gìn giữ nền dân chủ.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 11 có đáp án. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập chuyên mục Lớp 11.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 có đáp án
Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Đông con hơn nhiều của
Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng?
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 có đáp án 2024
Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ
Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Trọng nam khinh nữ
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 11
Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
Tại sao ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Anh 11 Global Success
Là một học sinh em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?
Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em