Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2 có đáp án

Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2 có đáp án. Gần đến thời gian cuối học kì 2, cũng là thời gian gấp rút kết thúc năm học. Để ôn luyện kiến thức môn Công nghệ 11 tốt hơn, dưới đây Hoatieu.vn đã chọn lọc câu hỏi đề thi để bạn đọc ôn kiến thức vững vàng hơn.

1. Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2 số 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu hỏi:

1

2

3

Trả lời

Câu 1 (1đ): Trong thực tế, động cơ xe máy 2 kì sử dụng phương pháp bôi trơn nào?

A. Bôi trơn bằng vung té

B. Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu

C. Bôi trơn cưỡng bức

D. Cả A và C đúng

Câu 2 (1đ): Trong hệ thống phun xăng, hòa khí được hình thành ở đâu?

A. Hòa khí được hình thành ở Bộ chế hòa khí

B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun

C. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp

D. Hòa khí được hình thành ở xi lanh

Câu 3 (1đ): Trong hệ thống bôi trơn, nếu nhiệt độ dầu tăng, dầu sẽ đi theo đường nào sau đây?

A. Cacte → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cacte

B. Cacte → Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát→ Cacte

C. Cacte → Bơm dầu → Van an toàn → Cacte

D. Cacte → Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Két làm mát dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cacte

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 4 (2 điểm): Nêu nhiệm vụ và cách phân loại hệ thống đánh lửa.

Câu 5 (4 điểm): Em hãy lập sơ đồ khối và giải thích nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

Câu 6 (1 điểm): Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao trong thực tế xe máy tay ga dễ nổ máy hơn xe số?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ 11 số 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Mỗi câu đúng được 1 điểm

Câu hỏi:

1

2

3

Trả lời

B

C

D

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 4 (3 điểm):

- Nêu được nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa (1đ)

- Phân loại hệ thống đánh lửa (1đ)

Câu 5 (3 điểm):

- Lập được đúng sơ đồ và giải thích được nguyên lý hoạt động trong mỗi trường hợp được 1điểm.

* Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức

Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:

Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2 có đáp án

Giải thích nguyên lý hoạt động theo sơ đồ:

Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức thì van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với đường ống số 8 để nước chảy thẳng về bơm. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt, theo đường ống số 8 chảy thẳng về bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.

* Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức

Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:

Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2 có đáp án

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:

Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức thì van hằng nhiệt mở cả cửa thông với đường ống số 8 và cửa thông với két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt, một phần theo đường ống số 8 chảy thẳng về bơm còn một phần chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.

* Trường hợp 3: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức

Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:

Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2 có đáp án

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:

Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức thì van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt rồi chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.

Câu 6 (1 điểm):

Xe máy tay ga dễ nỗ hơn xe số là bởi vì:

Xe tay ga sử dụng hệ thống phun xăng dạng kim phun nên quá trình trộn giữa xăng và không khí được đều hơn với tỉ lệ chuẩn hơn, tỉ lệ này hoàn toàn phù hợp với dung tích xilanh. Điều này khiến cho việc nổ nhanh và dễ hơn, quá trình đốt cháy cũng hiệu quả và hạn ché gây ô nhiễm môi trường. (0,5đ)

Còn đối với xe số thì dùng hệ thống bơm xăng với tỉ lệ chưa chuẩn xác, hòa khí chưa đều, khiến cho quá trình đốt cháy chậm và kém hiệu quả hơn. (0,5đ)

Ma trận đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1:

Hệ thống bôi trơn

(Ch)

- Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức

(Ch)

- Biết được phương pháp bôi trơn trên động cơ xe máy 2 kì

Số câu:

Số điểm:

TL%

1

10%

1

10%

2

20%

Chủ đề 2:

Hệ thống làm mát

(Ch)

Lập được sơ đồ khối và giải thích được nguyên lý hoạt động của HTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức

(Ch)

Số câu:

Số điểm:

TL%

1

30%

1

30%

Chủ đề 3:

Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng

(Ch)

- Biết được hòa khí được hình thành vị trí nào trên hệ thống phun xăng

(Ch)

Vận dụng kiến thức đã học giải thích được ưu điểm nổi bật của hệ thống phun xăng trong thực tế

Số câu:

Số điểm:

TL%

1

10%

1

10%

2

20%

Chủ đề 4:

Hệ thống đánh lửa

(Ch)

Biết được nhiệm vụ và cách phân loại hệ thống đánh lửa

Số câu:

Số điểm:

TL%

1

30%

1

30%

TS câu:

TS điểm:

TL%

1

10%

1

30%

1

10%

1

10%

1

30%

1

10%

6

10đ

100%

2. Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2 số 2

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Động cơ đốt trong không được sử dụng trong:

A. Lâm nghiệp

B. Ngư nghiệp

C. Quân sự

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 2. Nguyên tắc ứng dụng của động cơ đốt trong là:

A. Tốc độ quay

B. Công suất

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và b đều sai

Câu 3. Nguyên tắc về công suất:

A. NĐC = (NCT . NTT) + K

B. NĐC = (NCT + NTT) . K

C. NCT = (NĐC + NTT) . K

D. NTT = (NĐC + NCT) . K

Câu 4. Động cơ đốt trong đặt ở trước buồng lái thì:

A. Lái xe chịu ảnh hưởng của tiếng ồn động cơ

B. Lái xe chịu ảnh hưởng của nhiệt thải động cơ

C. Tầm quan sát mặt đường bị hạn chế

D. Khó khăn cho việc sửa chữa, bảo dưỡng

Câu 5. Theo phương pháp điều khiển người ta chia hệ thống truyền lực ra làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy không có đặc điểm nào sau đây?

A. Là động cơ xăng 2 kì cao tốc

B. Là động cơ xăng 4 kì cao tốc

C. Li hợp, hộp số bố trí riêng vỏ

D. Thường có 1 hoặc 2 xilanh

Câu 7. Đâu là sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên xe máy?

A. Động cơ → li hợp →hộp số → xích hoặc cacđăng → bánh xe

B. Động cơ → hộp số → li hợp → xích hoặc cacđăng → bánh xe

C. Li hợp → động cơ →hộp số → xích hoặc cacđăng → bánh xe

D. Hộp số → động cơ → li hợp → xích hoặc cacđăng → bánh xe

Câu 8. Bộ phận nào thuộc hệ thống truyền lực trên xe máy?

A. Li hợp

B. Hộp số

C. Xích hoặc cacđăng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Đặc điểm động cơ đốt trong trên tàu thủy là:

A. Thường là động cơ điêzen

B. Chỉ được phép sử dụng một động cơ làm nguồn động lực cho một tàu.

C. Chỉ được phép sử dụng nhiều động cơ làm nguồn động lực cho một tàu

D. Số lượng xilanh ít

Câu 10. Chọn phát biểu đúng:

A. Một động cơ có thể truyền momen cho hai chân vịt

B. Một động cơ có thể truyền momen cho ba chân vịt

C. Một chân vịt có thể nhận momen từ nhiều động cơ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Đâu là đặc điểm hệ thống truyền lực trên tàu thủy?

A. Khoảng cách truyền momen quay từ động cơ đến chân vịt rất nhỏ.

B. Trên tàu thủy có hệ thống phanh

C. Đối với hệ thống truyền lực có hai chân vịt trở lên, chân vịt có thể giúp cho quá trình lái được mau lẹ

D. Tàu thủy chuyển động với quán tính nhỏ

Câu 12. Đặc điểm động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp:

A. Công suất nhỏ

B. Tốc độ cao

C. Làm mát bằng nước

D. Hệ số dự trữ công suất nhỏ

Câu 13. Máy kéo được giới thiệu trong chương trình công nghệ 11 là:

A. Máy kéo bánh hơi

B. Máy kéo xích

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 14. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát :

A. Là phương án đơn giản nhất

B. Chất lượng dòng điện cao

C. Tốc độ quay động cơ bằng tốc độ máy phát

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 15. Để tạo ra dòng điện có chất lượng cao thì:

A. Động cơ nối trực tiếp máy phát

B. Động cơ nối gián tiếp máy phát

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 16. Phương pháp bôi trơn bằng vung té lợi dụng chuyển động của chi tiết:

A. Má khuỷu

B. Đầu to thanh truyền

C. Bánh răng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Hệ thống bôi trơn có bộ phận:

A. Đường dây dẫn

B. Van an toàn bơm dầu

C. Van khống chế lượng dầu qua két

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Khi động cơ làm việc bình thường, hệ thống bôi trơn có:

A. Van an toàn bơm dầu mở

B. Van khống chế lượng dầu qua két mở

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 19. Hệ thống làm mát có:

A. Hệ thống làm mát bằng nước

B. Hệ thống làm mát bằng không khí

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 20. Hệ thống làm mát bằng nước có:

A. Puli

B. Đai truyền

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 21. Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng ước có trường hợp?

A. Nhiệt độ nước trong áo nước dưới giới hạn cho phép

B. Nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn cho phép

C. Nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn cho phép

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Van hằng nhiệt mở cửa thông với đường vào két làm mát khi:

A. Nhiệt độ nước trong áo nước dưới giới hạn cho phép

B. Nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn cho phép

C. Nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn cho phép

D. Cả B và C đều đúng

Câu 23. Động cơ làm mát bằng không khí có bộ phận nào?

A. Cửa thoát gió

B. Bầu lọc

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 24. Cấu tạo hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí gồm mấy bộ phận chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Ở động cơ xăng, nhiên liệu và không khí được đưa vào trong xilanh như thế nào? (1 điểm)

Câu 2: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì (3 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ 11 số 2

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Mỗi câu đúng 0,25 điểm

1 - D

2 - C

3 - B

4 - C

5 - B

6 - C

7 - A

8 - C

9 - A

10 -D

11 - C

12 - C

13 - C

14 - D

15 - A

16 - D

17 - D

18 - B

19 - C

20 - C

21 - D

22 - D

23 - A

24 - D

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Xăn được đưa vào buồng đốt là do áp lực bơm hoặc phun xăng, không khí được đưa vào do chệnh lệch áp suất, cụ thể:

  • Ở kỳ nạp, pít tông đi xuống khiến cho áp suất trong xilanh giảm xuống, tạo ra sự chệnh lệch áp suất từ đó không khí được hút vào trong bộ chế hòa khí hoặc xilanh qua đầu lọc không khí. (0,5 điểm)
  • Còn xăng được bơm vào bộ chế hoà khí hoặc xilanh, khi đó xăng và không khí hoà trộn với nhau thành hòa khí chuẩn bị cho chu kỳ đốt mới. (0,5 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

- Kì 1 (Nạp): Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, tạo ra một khoảng trống trong xilanh, xupap nạp mở ra làm cho xăng và không khí được đưa vào trong xilanh do chênh lệch áp suất. (0,75 điểm)

- Kì 2 (Nén): Xupap nạp và xả đều được đóng lại, Pittong chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên nhờ trục khuỷu dẫn động. Trước pittong chạm đến điểm chết thì bugi đánh lửa đốt cháy hoà khí. (0,75 điểm)

- Kì 3 (Cháy – Dãn nở): Hai xupap đều đóng, trong quá trình hoá khí cháy đã tạo ra một lực tác động lên pittong, khiến pittong đi xuống điểm chết dưới, từ đó qua thanh truyền đã tạo ra lực khiến trục khuỷu quay và sinh công. (0,75 điểm)

- Kì 4 (Thải): Xupap nạp đóng, xupap thải mở ra, pittong đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, cộng với chệnh lệch áp suất giữa trong và ngoài nên không khí được thải ra ngoài. (0,75 điểm)

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 11 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.089
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm