Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Pháp quyền được hiểu là xã hội được quyền lực pháp luật của nhà nước điều chỉnh nhằm quản lý các quan hệ xã hội và duy trì an ninh trật tự xã hội.

Có thể hiểu đơn giản là nhà nước pháp quyền là nhà nước mọi công dân, mọi tổ chức đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật như nhau và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Vậy nên nhà nước pháp quyền là một nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật. Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, công lí và phù hợp với quyền con người.

Còn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; trong đó quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; Nhà nước tổ chức, hoạt động theo pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của Nhân dân; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhân dân và sự giám sát của Nhân dân.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng?
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng?

2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng?

  1. Chính sách
  2. Đường lối
  3. Chủ trương
  4. Pháp luật

Trả lời đáp án đúng là D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng Pháp luật.

Từ khái niệm trên có thể thấy nhà nước ta xây dựng theo Pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật nên pháp luật quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Cũng từ rất sớm tư tưởng xây dựng nhà nước theo pháp luật được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định và hoạch định rất rõ trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam từ xưa. Định hướng này được Đảng và nhà nước ta xây dựng theo.

3. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng như sau:

- Nhà nước mang chế độ tập trung dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân được thực hiện quyền làm chủ qua hình thức trực tiếp và gián tiếp;

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trong đó Hiến pháp là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất.

- Nhà nước luôn đề cao, tôn trọng và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực của nhà nước và đời sống. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp, công nhận quyền con người và quyền công dân.

- Quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện có sự thống nhất phân công kiểm soát của quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lập pháp là Quốc hội, hành pháp là Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước, tư pháp là Toà án và Viện kiểm sát.

- Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp. Cơ chế bảo hiến và bảo vệ pháp luật là một cơ chế quan trọng nhằm củng cố cho hệ thống pháp luật bền vững và nhất quán.

- Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 11 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 699
0 Bình luận
Sắp xếp theo