Đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao

Bộ đề đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao

Khóc giữa chiêm bao là một bài thơ cảm động tưởng nhớ về mẹ của nhà thơ Vương Trọng. Bài thơ là những dòng cảm xúc thương nhớ của tác giả về người mẹ quá cố. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao của tác giả Vương Trọng có đáp án chi tiết giúp các em nắm được thể thơ của bài Khóc giữa chiêm bao, Khóc giữa chiêm bao phương thức biểu đạt...

Khóc giữa chiêm bao đọc hiểu

1. Khóc giữa chiêm bao đọc hiểu - đề 1

Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đã có lần con khóc giữa chiêm bao

Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó

Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.

Anh em con chịu đói suốt ngày tròn

Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa

Có gì nấu đâu mà nhóm lửa

Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề

Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng

Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng

Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

(Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:

Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng

Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào?

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn

Câu 4. Thông điệp mà anh (chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó.

Gợi ý

1, Những từ ngữ gợi ra sự khốn khó trong đoạn trích là: đồng sau lụt, bờ đê sụt lở (hình ảnh của thiên tai gây mất mùa, đói kém); chịu đói suốt ngày tròn, có gì nấu đâu mà nhóm lửa (cảnh nhịn đói của người dân khi mất mùa).

2, Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Tác giả không nói trực tiếp về sự ra đi của người mẹ kính yêu của mình mà đã nói giảm nói tránh đi qua hình ảnh "vuông đất mẹ nằm" để thể hiện sự kính trọng, đồng thời giảm bớt sự đau thương của mình đối với người mẹ yêu dấu đã mất

3, Hình ảnh thơ trong câu thơ "Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn" là một hình ảnh thơ đặc sắc. Đầu tiên, em cảm nhận được sự vất vả, lam lũ, cần cù, chịu thương chịu khó của người mẹ trong văn bản nói chung và những người phụ nữ VN nói riêng. Hình ảnh của họ với đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, gánh vác bao lo toan nhọc nhằn mưu sinh cho gia đình. Và sự vất vả ấy kéo dài từ sáng sớm cho đến lúc hoàng hôn. Từ "xộc xệch" là từ láy đặc sắc có hai tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là chỉ sự lam lũ, vất vả đến không kịp chỉnh sửa áo quần của người mẹ, hai là gợi sự xúc động tột cùng của tác giả khi nghĩ về mẹ, nghĩ về những tháng ngày vất vả đó đến nỗi mà bức tranh trong tâm trí rung lên, tưởng như xộc xệch.

4,

Thông điệp mà em thấy tâm đắc nhất đó chính là tình cảm, sự kính trọng của tác giả đối với người mẹ của mình. Mẹ của tác giả giờ đã ra đi nhưng người mẹ vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của người con. Trong cuộc sống, cha mẹ nào cũng rất yêu thương con cái mình và luôn cố gắng dành cho mình những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất trong khả năng của mình.

2. Khóc giữa chiêm bao đọc hiểu - đề 2

Đã có lần con khóc giữa chiêm bao

Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó

Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.

Anh em con chịu đói suốt ngày tròn

Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa

Có gì nấu đâu mà nhóm lửa

Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề

Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng

Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng

Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.”

( Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?

Câu 2: Hình ảnh mẹ hiện lên qua những hình ảnh, từ ngữ nào?

Câu 3: Anh (chị ) hiểu như thế nào về 2 dòng thơ:

Đã có lần con khóc giữa chiêm bao

Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó

Câu 4: Điều gì ám ảnh anh (chị ) nhất khi đọc đoạn thơ? lí giải vì sao ám ảnh?

Câu 5: Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của việc yêu thương, hiếu kính cha mẹ của con người?

Lời giải:

Câu 1: Phương thức chính: biểu cảm

Câu 2: Mẹ hiện lên qua hình ảnh “gánh gồng” trước hoàng hôn, trong cái chật vật của từ “xộc xệch”, hiện về trong cảnh những năm khốn khó, những ngày đói khổ, đê lở lụt về.

Câu 3: Cái khóc ấy là khóc thương cho người mẹ đã khuất, mang trong đó nỗi nhớ mẹ khôn cùng, cũng là cái khóc thương xót cho ngày xưa của mẹ, những ngày vất vả nuôi con.

Câu 4: Ám ảnh nhất cũng là hình ảnh tang thương nhất, khi người con khóc một mình trong đêm vắng. Mong mẹ nghe thấy, nhưng lại tuyệt vọng, vì khoảng cách đâu chỉ là từ nơi con đến vuông đất kia, mà là vạn trùng xa giữa hai thế giới rồi. Buồn, chính là lí do vương mãi trong lòng ta không dứt.

Câu 5: gợi ý dàn bài

Mở đoạn:

– Yêu thương, hiếu kính cha mẹ là truyền thống nhân nghĩa của người Việt từ bao đời nay, đồng thời cũng là triết lí sống của đời người.

Thân đoạn:

– Cha mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta, cho ta mái ấm gia đình và cuộc sống hạnh phúc.

– Chúng ta cần hiếu kính cha mẹ để:

+ Đền đáp công ơn sinh thành.

+ Không bị cắn rứt lương tâm, ăn năn hối hận vì không làm tròn đạo hiếu của người con.

+ Giúp con người trở nên sâu sắc, nghĩa tình hơn, góp phần hoàn thiện nhân cách.

– Chứng minh: Lấy dẫn chứng từ văn thơ, lịch sử (thường thì dẫn chứng lịch sử thuyết phục hơn, như chuyện hoàng đế Tự Đức với Hoàng thái hậu Từ Dũ, bạn tự tìm đọc nhé!)

Kết đoạn:

– Liên hệ thực tế: Phê phán kẻ vô ơn, thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ để thể hiện lòng biết ơn ấy (học tập thành tài, phụng dưỡng khi họ lớn tuổi…).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 6.671
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm