Đọc hiểu Không làm người ỷ lại

Đọc hiểu Không làm người ỷ lại - Nguyễn Thu Phương

Đọc hiểu Không làm người ỷ lại - Không làm người ỷ lại là một cuốn sách hay về những câu chuyện bồi dưỡng thói quen tốt của tác giả Nguyễn Thu Phương. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề đọc hiểu Không làm người ỷ lại có đáp án chi tiết giúp các em hiểu rõ hơn về văn bản Không làm người ỷ lại cũng như phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Đề đọc hiểu Không làm người ỷ lại

Đề đọc hiểu Không làm người ỷ lại

Đọc đoạn trích sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con người sống ở trên đời, thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn như vậy: Hoặc là tận hưởng một cuộc sống thoải mái và dễ chịu, hoặc là trải nghiệm một thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách? Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng có thể nhiều hơn một ước mơ. Bạn hy vọng đạt được bao nhiêu ước mơ trong đời? Đừng mù quáng chờ đợi cái gọi là thời cơ, quan trọng bạn phải có sự lựa chọn thông minh để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong từng giai đoạn. Có nhiều lúc chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái nhưng cơ hội để khám phá những điều chưa biết và trải nghiệm cách sống tuyệt vời thì không phải lúc nào cũng có. Đứng trước những ước mơ và cơ hội, đôi khi chúng ta cần biết cách tạm từ bỏ cuộc sống thoải mái và lựa chọn cố gắng hết mình để nếm trải hương vị khổ tận cam lai của tách trà cuộc đời.

Đại bàng sinh ra là để sải cánh bay lượn trên trời cao, nếu sống cùng với đàn gà, trải qua cuộc sống "thức ăn đưa đến tận miệng" thì làm sao có thể trải nghiệm được sự tự do bay lượn trên bầu trời? Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đó. Đừng chỉ ngồi yên và chờ đợi quyết định tự đến với mình. Khi cơn mưa qua đi, trời quang mây tạnh, bạn sẽ không chỉ được trải nghiệm sự thú vị và tráng lệ của cuộc sống mà khi đó, bản thân bạn cũng căng tràn sức sống. Bạn nói xem, kiểu cuộc sống như thế, không phải là một sự hưởng thụ độc đáo sao?

(Trích Không làm người ỷ lại, Nguyễn Thu Phương, NXB Văn học, 2022, tr. 12)​

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.​

Câu 2: Theo đoạn trích, con người thường đứng trước những lựa chọn nào trong cuộc đời?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu văn: "Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong từng giai đoạn"

Câu 4: Tác dụng của việc dẫn vào bài viết những hình ảnh: Tách trà, đại bàng, đàn gà, cơn mưa, trời quang mây tạnh.

Câu 5: Quan điểm của người viết trong đoạn trích là cổ vũ cho lựa cuộc chọn sống thoải mái dễ chịu hay trải nghiệm thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách? Em có đồng tình với quan niệm của tác giả không? Vì sao?

Câu 6: Câu văn: “Đứng trước những ước mơ và cơ hội, đôi khi chúng ta cần biết cách tạm từ bỏ cuộc sống thoải mái và lựa chọn cố gắng hết mình để nếm trải hương vị khổ tận cam lai của tách trà cuộc đời” giúp em hiểu được bài học gì trong cuộc sống?

Gợi ý

Câu 1:

Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận và phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 2: Theo đoạn trích con người thường đứng trước những lựa chọn của cuộc đời như là tận hưởng một cuộc sống thoải mái và dễ chịu, hay là sẽ chọn trải nghiệm một thế giới mới đầy thử thách.

Câu 3: Câu văn: "Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong từng giai đoạn" sử dụng biện pháp so sánh và hoán dụ.

Hình ảnh được so sánh: đời người, tách trà; từ so sánh: giống như; phương diện so sánh: đắng.

Hoán dụ: Đắng - để chỉ những đau khổ trong cuộc đời.

- Tác dụng: Làm cho câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm tăng hiệu quả biểu đạt. Nhấn mạnh những thăng trầm trong cuộc đời mỗi con người, những đắng cay, đau khổ rồi sẽ qua đi vì đó chỉ là nhất thời.

Câu 4: Tác dụng của việc dẫn vào bài viết những hình ảnh: Tách trà, đại bàng, đàn gà, cơn mưa, trời quang mây tạnh..

Những hình ảnh trên giúp nhấn mạnh ý nghĩa nội dung mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc. Như sự thăng trầm của cuộc đời, ý nghĩa của sự trải nghiệm thử thách, gian nan. Làm cho câu văn thêm sinh động, mềm mại hơn, giàu hình ảnh giúp câu văn không còn sự khô khan như thường thấy của văn nghị luận.

Câu 5: Em đồng tình với quan niệm của tác giả. Vì:

Trải nghiệm cuộc sống mới, bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân giúp con người khám phá năng lực của bản thân và phát huy nó. Giúp con người có được nhiều niềm vui trong cuộc sống, niềm hạnh phúc tìm ra trong sự trải nghiệm đó. Bên cạnh đó, trải nghiệm còn giúp con người hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, mở rộng tri thức và con người có thể dễ dàng chạm tới thành công.

Câu 6: Câu văn: "Đứng trước những ước mơ và cơ hội, đôi khi chúng ta cần biết cách tạm từ bỏ cuộc sống thoải mái và lựa chọn cố gắng hết mình để nếm trải hương vị khổ tận cam lai của tách trà cuộc đời"

Câu văn trên có ý nghĩa khuyên mỗi người đôi khi hãy thử lựa chọn thử thách, để nếm trải đủ hương vị của cuộc sống và dũng cảm đứng trên chính đôi chân của mình. Từ câu văn trên em rút ra bài học cho bản thân hãy thử bước ra khỏi vỏ bọc của chính bản thân mình, hãy để bản thân trải nghiệm những thử thách của cuộc đời. Phải thử trải nghiệm, vượt qua thử thách chúng ta mới biết bản thân mình đang ở đâu, năng lực của mình thế nào, chỉ có thể ta mới có thể làm được những điều lớn lao hơn. Nếu cứ mãi trong vùng an toàn năng lực của chúng ta sẽ bị che lấp, con đường đi đến thành công sẽ còn rất dài vậy nên hãy dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn và không làm người ỷ lại.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 3.744
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm