Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 học kì 2 file Word (123 trang)
Tuyển tập đề thi văn lớp 12
Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô cùng các em học sinh bộ đề luyện tập Ngữ văn 12 kì 2. Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 học kì 2 dưới đây bao gồm tổng hợp các đề luyện tập ngữ văn 12 kì 2 về đọc hiểu và nghị luận xã hội cùng với nội dung tìm hiểu các tác phẩm trọng tâm Ngữ văn 12 và một số đề luyện tập Ngữ văn 12 có đáp án chi tiết sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức Ngữ văn cho kì thi cuối học kì 2 cũng như thi tốt nghiệp THPT.
Phần 1. Đề đọc hiểu và nghị luận xã hội Ngữ văn 12
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi biết có bạn trẻ vì bố mẹ từ chối không mua cho một món đồ mình thích, đã khóc sưng mắt, bỏ cơm vài ngày, nằm lì trên giường gặm nhấm nỗi buồn. Tôi có thể hiểu được rằng cảm giác bị từ chối khiến người bạn đó bị tổn thương. Bạn có thể thấy người lớn không hiểu mình, không quan tâm đến sở thích của mình. Từ sự từ chối ấy, bạn có thể sẽ suy ra rằng bạn không được yêu thương. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng nếu nhẫn nại nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy trong cuộc đời có những người thậm chí không có thì giờ và không có sức để mà buồn vì những tổn thương tương tự như tổn thương của bạn bởi vì họ đã bị từ chối quá nhiều. Sống cùng thời với bạn có rất nhiều bạn trẻ bị từ chối những thứ quan trọng, lớn lao hơn thứ mà bạn đã bị từ chối. Có những bạn trẻ bị số phận từ chối cơ hội học hành, phải làm lụng vất vả từ bé để nuôi bản thân và gia đình – những đứa trẻ đi bới rác, đi bán vé số hằng ngày. Có những bạn gái bị lừa bán qua biên giới, phải sống những ngày nhục nhã ê chề chẳng khác gì địa ngục, bị cuộc sống từ chối bằng nhiều cách, từ nhiều hướng và nặng nề nhất là bị sự thành kiến của xã hội từ chối thừa nhận nhân phẩm. Có những bạn phải đấu tranh với bệnh ung thư khi đang ở tuổi thanh xuân. Rõ ràng, nếu đem so sánh nỗi buồn bị từ chối trước cơ hội được sống thì nỗi buồn bị từ chối trước một món đồ chẳng thấm vào đâu.(…)
(Theo Khi buồn hãy nghĩ đến những người còn buồn hơn mình, Không gục ngã (Tự truyện), Nguyễn Bích Lan, Nxb. Hội nhà văn, 2019, tr. 258)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao những bạn trẻ khi bị cha mẹ từ chối mua cho một món đồ thì lại khóc sưng mắt, bỏ cơm vài ngày, nằm lì trên giường gặm nhấm nỗi buồn?
Câu 3. Theo anh chị, vì sao tác giả lại cho rằng: “nếu nhẫn nại nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy trong cuộc đời có những người thậm chí không có thì giờ và không có sức để mà buồn vì những tổn thương tương tự như tổn thương của bạn”
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Rõ ràng, nếu đem so sánh nỗi buồn bị từ chối trước cơ hội được sống thì nỗi buồn bị từ chối trước một món đồ chẳng thấm vào đâu” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) đưa ra những giải pháp để vượt qua nỗi buồn của bản thân.
..................................
Xem đầy đủ 22 đề còn lại trong file tải về.
Phần 2. Nghị luận văn học lớp 12
VỢ CHỒNG A PHỦ
(Tô Hoài)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tô Hoài là một nhà văn sớm tham gia cách mạng và hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng.
- Ông là người am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước.
- Văn của ông có sức lôi cuốn, lay động lòng người bởi lối trần thuật sinh động của một người từng trải.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm chính: “Dế Mèn phiêu lưu kí”, “O chuột”, “Truyện Tây Bắc”, …
- Xuất xứ: “Vợ chồng A Phủ” in trong tập truyện “Truyện Tây Bắc”.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng vùng cao Tây Bắc, tác giả đã tận mắt chứng kiến cuộc sống tối tăm, tủi nhục của nhân dân Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Đồng thời nhà văn cũng cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp mà đồng bào nơi đây dành cho cách mạng.
II. Đọc, hiểu văn bản
A. Nhân vật Mị
1. Cuộc đời làm dâu khổ đau, tủi nhục
a. Trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra:
- Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa. (Mị có tài thổi sáo, nhiều trai làng theo đuổi).
- Mị đã có người yêu, không muốn về làm dâu nhà thống lí để trừ nợ.
- Mị quyết tâm trả nợ bằng sức lao động của mình.
→ Mị khát khao được sống tự do, hạnh phúc; cô muốn làm chủ cuộc đời mình.
b. Khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí:
- Mị làm con dâu nhưng thực chất là con nợ. Để trả món nợ truyền kiếp, Mị bị trói chặt cuộc đời mình vào kiếp sống nô lệ.
- Mị sống trong khổ đau, vật vả âm thầm “đêm nào Mị cũng khóc”. Mị muốn ăn lá ngón để giải thoát mình. Nhưng vì thương cha Mị không thể chết. Mị đành nén nỗi đau riêng mà chấp nhận kiếp sống đọa đày.
→ Vì chữ hiếu, Mị đã hi sinh tự do, hạnh phúc. Từ đó, Mị rơi vào hoàn cảnh bế tắt, không lối thoát.
c. Kiếp sống đọa đày:
* Đọa đày về thể xác:
- Mị phải làm lụng quanh năm suốt tháng không được ngơi nghỉ. Thân phận Mị còn thua cả con trâu, con ngựa.
- Mị bị chồng đối xử tàn nhẫn. A sử đánh Mị vô tội vạ: Trói đứng, đạp vào mặt, tự dưng đánh ngã xuống cửa bếp.
* Đọa đày về tinh thần:
- Mị sống cam chịu, nhẫn nhục: Lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, tưởng mình là con trâu, con ngựa “chỉ biết ăn cỏ, đi làm mà thôi”.
- Mị sống cô độc, âm thầm: Mỗi ngày càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
- Mị không còn ý niệm về thời gian và thế giới xung quanh. Mị là một tội nhân bị giam cầm ở chốn ngục tù “Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay… trông ta chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”.
- Mị mất hết niềm tin vào cuộc sống, không ý thức về tương lai, hoàn toàn tuyệt vọng “Cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy đến bao giờ chết thì thôi.”
→ Mị tồn tại với trạng thái gần như đã chết. Sức sống của Mị gần như bị tê liệt. Mị trở nên vô cảm với mọi thứ quanh mình.
=> Nhà văn đã cảm thông sâu sắc cho số phận bất hạnh của Mị. Đồng thời tố cáo tội ác của bọn thống trị tàn bạo chà đạp quyền sống của con người.
2. Sức sống tiềm tàng
a. Khung cảnh mùa xuân ở vùng cao:
- Mùa đông năm ấy “gió và rét dữ dội”. Nhưng mùa xuân vẫn cứ đến ở Hồng Ngài: “Trẻ con đi hái bí đỏ, cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy hoa được đem ra phơi…”. Như một niềm mong đợi, vui sướng khi ngày tết người nghèo cơ cực mấy ai cũng được đi chơi.
- Ở mỗi đầu làng, trai gái, trẻ con tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy. Những đêm tình mùa xuân đang tới, vang trong đêm là tiếng sáo vọng lại, tiếng sáo rủ bạn đi chơi.
→ Vẻ đẹp gợi cảm của không khí ngày xuân cùng với lẽ sống phóng khoáng , tự do của người Mông trở thành mãnh lực tác động đến tâm hồn Mị, một tâm hồn đang khô héo.
b. Mị dần tỉnh lại, thoát khỏi trạng thái vô cảm bấy lâu:
- Mị lắng nghe tiếng sáo bằng tâm trạng “thiết tha, bổi hổi”. Cảm giác nhớ nhung da diết về kỉ niệm của quá khứ và cảm giác rạo rực, xao xuyến của hiện tại.
- Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”.
+ Khát vọng tìm đến tình yêu, hạnh phúc của lời bài hát như đánh thức niềm khát khao cuộc sống tự do, hạnh phúc bị chôn vùi đã lâu trong tiềm thức Mị.
- Mị lén lấy hũ rượu “cứ uống ực từng bát”. Cách uống đầy tâm trạng. Mị uống như thể nuốt những đắng cay của phần đời đã qua và đang uống cho cả những khát khao cho phần đời sắp tới.
- Mị lắng nghe tiếng sáo gọi bạn, Mị “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Mị sống lại những kí ức đẹp thời thiếu nữ, Mị thổi sáo giỏi, có biết bao nhiêu người mê, đi theo Mị.
- Sức sống trong Mị bắt đầu hồi sinh “Mị thấy phơi phới trở lại”, trong lòng đột nhiên vui sướng. Mị ý thức mình còn rất trẻ. Mị muốn được đi chơi. Chính tiếng sáo đã làm sống dậy cái sức sống ẩn tàng trong cơ thể trẻ trung và tâm hồn vốn ham sống của Mị.
- Nhưng lúc này, Mị cảm nhận sâu sắc nỗi tủi nhục của mình vì biết chồng Mị không đời nào cho Mị đi chơi tết. Mị chỉ muốn ăn lá ngón để chết ngay. Đây là một biểu hiện của một tâm hồn đang sống lại, tỉnh táo để nhận ra và thấm thía nỗi đau bị tước đoạt quyền được sống.
- Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lững bay ngoài đường, kéo Mị trở về nỗi khát khao tự do, hạnh phúc. Mị thắp đèn cho căn buồng sáng lên, Mị quấn lại tóc, định mặc cả váy hoa để đi chơi. Khát vọng tự do trỗi dậy mãnh liệt khiến Mị bất chấp thực tại khổ đau.
- Bị A Sử trói nghiến vào cột nhà, Mị không phản ứng vì lúc này tâm hồn Mị vẫn miên man theo tiếng sáo. Nỗi đam mê cuộc sống trỗi dậy mãnh liệt khiến Mị không còn cảm giác thể xác đau đớn.
- Mị không còn nghe tiếng sáo nữa. Mị thổn thức khóc cho thân phận “mình không bằng con ngựa”. Mị nhớ về câu chuyện một người vợ bị chồng trói đến chết. Mị sợ chết. Sợ chết có nghĩa là không muốn chết. Mị vẫn rất ham sống và muốn sống.
→ Tiếng sáo chính là âm thanh của tình yêu, tự do, hạnh phúc. Tiếng sáo gợi kỉ niệm quá khứ, đánh thức sức sống tiềm ẩn trong tâm hồn Mị.
=> Nhà văn đã sử dụng bút pháp tương phản giữa hoàn cảnh tù túng, khắc nghiệt với lòng người tha thiết cuộc sống tự do để khẳng định: Sức sống của con người rất kì diệu. Dù bị đè nén, vùi dập tới đâu cũng không thể hủy diệt.
3. Sự phản kháng mạnh mẽ, táo bạo
- Khát vọng sống trở thành ngọn lửa âm ỉ trong lòng Mị. Khi có cơ hội, ngọn lửa ấy sẽ bùng cháy, trở thành một sự phản kháng mãnh liệt không ai có thể ngờ tới.
- Những đêm mùa đông trên núi cao, Mị thường dậy sớm trong nỗi cô đơn hiu quạnh một mình lặng lẽ. Thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị thản nhiên “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng đến lúc bất chợt nhìn thấy dòng nước mắt đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ thì tâm hồn Mị hồi sinh một tình người sâu sắc:
+ Mị thấy đồng cảm với A Phủ, “Mị nhớ lại đêm năm trước A Sử cũng trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia”. Mị và A Phủ là những phận người đồng cảnh ngộ, vừa nghèo khổ vừa bị bọn thống trị đày đọa tàn nhẫn.
+ Trong phút chốc Mị nhớ lại những ngày tháng tủi nhục trước đây. Mị sống và làm việc như một con vật, bị bắt trói đứng suốt đêm. Mị nhớ đến người đàn bà bị chồng trói đến chết. Trong Mị bừng lên sự căm phẫn tột cùng “Chúng nó thật độc ác”.
+ Mị lo lắng, cảm thương cho tình cảnh hiểm nghèo của A Phủ “ Chỉ đêm mai là người kia chết chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Một cái chết thê thảm sẽ đến với A Phủ.
+ Mị thấy thật bất công, vô lí nếu A Phủ phải chết “người kia việc gì phải chêt thế”. Mị nhận ra nếu phải chết thì đó là một cái chết đầy oan ức cho A Phủ.
+ Mị nghĩ rằng nếu giải thoát cho A Phủ thì Mị sẽ là người thay thế nhưng “làm sao Mị cũng không thấy sợ”. Sức mạnh của tình người thôi thúc Mị, khiến Mị chiến thắng sự sợ hãi.
+ Mị quyết tâm cởi trói cho A Phủ, Mị đem hết nghị lực để thực hiện hành động táo bạo ấy. Dù trong lòng rất hồi hộp, lo lắng đến “nghẹn lại” nhưng cách Mị cắt, gỡ dây trói thì rất dứt khoát. Sự dũng cảm, lòng thương người đã giúp Mị giải thoát cho A Phủ.
+ Mị đứng lặng trong bóng tối. Đó chính là giây phút Mị suy nghĩ về bản thân và lựa chọn. Mị đang đứng ở ranh giới ở lại thì chết mà chạy đi có thể được sống. Một khoảnh khắc định mệnh và Mị phải sáng suốt quyết định.
+ Mị đã vùng chạy theo A Phủ. Một sự lựa chọn sáng suốt. Chỉ có giải thoát mới mong thay đổi được số phận, mới được sống đúng nghĩa. Hàng loạt động từ: “Vụt chạy, băng đi, đuổi kịp, lăn…” cho thấy Mị đã dồn hết sức mạnh cố thoát khỏi cõi chết để tìm đến sự sống. Mị và A Phủ “đỡ nhau lao chạy” trong niềm thôi thúc mãnh liệt của lòng khao khát được sống tự do.
→ Đây là kết quả tất yếu của một quá trình Mị bị dồn nén, chà đạp. Sức sống tiềm tàng đã thúc đẩy Mị phản kháng và tự giải thoát mình.
=> Mị, tiêu biểu cho người phụ nữ lao động người Mông nghèo khổ, bị vùi dập trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng vẫn tỏa sáng một tâm hồn đẹp: Khát khao tự do, hạnh phúc, dũng cảm vùng lên giải thoát số phận nghiệt ngã.
B. Nhân vât A Phủ
1. A Phủ với số phận đặc biệt
- A Phủ thoát khỏi trận dịch đậu mùa, mồ côi cha mẹ, sống một mình không người thân thích. Từ bé, A Phủ đã gan bướng trốn lên vùng núi cao để sống cuộc đời tự do.
→ A Phủ là một mầm sống khỏe, vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của tự nhiên, bướng bỉnh gan lì với mọi thử thách với cuộc đời.
- Lớn lên, A Phủ trở thành chàng trai Mông khỏa mạnh, tháo vát “chạy nhanh như ngựa”, nhiều cô gái trong làng mơ ước được lấy A Phủ làm chồng.
→ Dù nghèo khó, cơ cực nhưng A Phủ thản nhiên đối mặt với cuộc sống, trưởng thành khỏe khoắn, tốt đẹp.
- A Phủ rất nghèo, “không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc”, A Phủ không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo. Nhưng tết đến, A Phủ vẫn đi chơi, đi tìm người yêu.
→ Bất chấp thân phận, A Phủ là một chàng trai khát khao cuộc sống tự do, hạnh phúc.
=> Cuộc sống hoang dã ở núi rừng đã hun đúc cho A Phủ một sức sống mạnh mẽ, một bản lĩnh vững vàng trước mọi gian khổ, khó khăn.
2. A Phủ với cá tính đặc biệt:
- Tự lập từ thuở bé, khiến khi lớn lên A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, táo bạo, gan góc. Biết A Sử là kẻ xấu, ỷ thế con quan nên A Phủ đã thẳng tay trừng trị “chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử…xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống , xé vai áo , đánh tới tấp”.
→ Hàng loạt động từ mạnh cho thấy sức mạnh, sự ngang tàng của A Phủ trước thế lực cường quyền.
- A Phủ trả giá rất đắt cho hành động đó, trở thành người làm công gạt nợ cho thống lí; thế nhưng:
+ Làm lụng vất vả “một thân một mình bôn ba ngoài gò ngoài rừng”, A Phủ vẫn phăng phăng làm mọi thứ như trước kia.
+ Để hổ ăn mất một con bò, A Phủ vác nửa con bò hổ ăn dở về gặp thống lí nói chuyện đi bắt hổ một cách thản nhiên.
+ A Phủ lặng lẽ đo lấy cọc, lấy dây mây rồi đóng cọc cho người ta trói thế mạng cho con hổ cũng rất thản nhiên.
→ A Phủ mạnh mẽ, gan góc. Dù sống kiếp nô lệ nhưng những biểu hiện cho thấy A Phủ vẫn là một chàng trai của tự do.
- Bị trói đứng nhiều đêm, A Phủ đã khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
→ Đó là lúc A Phủ đã ý thức được nỗi đau của mình, khóc mà uất ức, đau đớn cho số phận của mình.
- Khi được Mị cứu, A Phủ khuỵu xuống nhưng chợt bừng tỉnh “ quật sức vùng lên chạy”. A Phủ cũng hiểu được hoàn cảnh của Mị nên đã mang Mị theo cùng.
→ Sức sống mãnh liệt đã chiến thắng áp bức đọa đày.
-> Một người như A Phủ thì không dễ gì buông xuôi số phận. Đó là sức mạnh tiềm tàng của một mầm sống luôn gan lì đối mặt với môi trường khắc nghiệt và vươn lên tìm tới tự do.
=> A Phủ tiêu biễu cho người thanh niên lao động Mông có số phận bất hạnh nhưng có sức sống mãnh liệt , có tinh thấn phản kháng mạnh mẽ.
VỢ NHẶT
(Kim Lân)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh.
- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm. Thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân
- Năm 2001 được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật .
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Viết năm 1954, bối cảnh là nạn đói 1945. Tiền thân truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám còn dở dang và bị mất bản thảo.
- Hòa bình lập lại, dựa vào một phần cốt truyện cũ, Vợ nhặt ra đời. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962). .
3. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề gây sự chú ý đặc biệt vì người ta thường nói nhặt cái này, cái nọ chứ không ai nói nhặt vợ bao giờ.
- Nhan đề vừa phù hợp với nội dung câu chuyện: lấy vợ là việc quan trọng, phải được cưới hỏi đàng hoàng theo phong tục tập quán của người Việt . Vậy mà Tràng nhặt được vợ nhanh chóng và dễ dàng . Điều đó cho thấy thân phận con người thật rẻ rúng, có thể nhặt được như cọng rơm, cọng rác bên đường. Đó chính là tình cảnh thê thảm, thân phận tủi nhục và số phận đáng thương của người dân nghèo trước nạn đói khủng khiếp 1945. Qua đó tố cáo chế độ thực dân phong kiến đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp làm cho giá trị con người thật rẻ rúng đồng thời thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của con người trong nạn đói.
II. NỘI DUNG
1. Tình huống truyện
- Tình huống truyện : Anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư thế mà lấy được vợ ngay giữa lúc đói khát, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh.
- Tình huống lạ, độc đáo : người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo ! Thời buổi đói khát này, người như Tràng nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ ! Chẳng phải thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả mọi người trong xóm ngụ cư, với bà cụ Tứ, thậm chí đã có những thời điểm chính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều đó.
- Tình huống truyện không chỉ tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện mà còn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn đồng thời gợi mở các khía cạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
.........................
Xem thêm các tác phẩm trọng tâm khác trong file tải về.
Phần 3. Đề luyện tập Ngữ văn 12 có đáp án
Đề 1
I. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…
Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó…
Hi vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được …
Hi vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hi vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất…
Đừng bao giờ mất hi vọng!
(Trích, Luôn mỉm cười với cuộc sống - NXB Trẻ)
Câu 1. Hình ảnh hi vọng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào?
Câu 2. Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng gì?
Câu 3. Anh/chị có cho rằng: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được không ? Vì sao?
Câu 4. Thông điệp mà Anh/chị tâm đắc nhất trong văn bản là gì?
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Dựa trên thông tin của văn bản Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu | Nội dung |
I | ĐỌC HIỂU |
1 | - Hình ảnh hi vọng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ: tuyệt diệu. cong, xoắn, nó khuất đi, nó tan vỡ… |
2 | - Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng: Làm cho văn bản thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; Tăng tính liên kết giữa các câu trong văn bản; Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hi vọng trong cuộc sống của mỗi con người. Hi vọng là điều kỳ diệu, là điểm tựa để đưa con người vượt qua những khó khăn thử thách hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước. |
3 | - Đồng ý với ý kiến: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được. - Vì cuộc sống nhiều khó khăn và thử thách, nhờ hi vọng mà ta có được năng lượng để duy trì cuộc sống. Hi vọng tạo ra niềm tin, ý chí, động lực, lòng can đảm; Hi vọng sẽ giúp con người sống lạc quan, yêu đời, chiến thắng nghịch cảnh. |
4 | - Thông điệp tâm đắc nhất: Đừng bao giờ mất hy vọng!. Vì mất hi vọng chúng ta sẽ mất năng lượng và động lực sống. Hãy nuôi hi vọng mỗi ngày, tạo động lực và hành động mỗi ngày để sống lạc quan. |
II | LÀM VĂN |
1 | Viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của “hi vọng” trong cuộc sống. |
| a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống. |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - Hi vọng là chìa khóa thành công của mỗi người. - Hi vọng mang đến cho cuộc sống này nhiều ý nghĩa. - Hi vọng tạo cho con người động lực để sống, để tồn tại. Nó cũng tạo cho con người niềm tin, sự lạc quan hướng đến thế giới của tương lai. |
| d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
| e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
Đề 2
I. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2)Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3)Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(Theo, http://www.kynang.edu.vn/)
Câu 1. Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)
Câu 3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu | Nội dung |
I | ĐỌC HIỂU |
1 | - Đoạn (2) có thể hiểu là: Chính chúng ta lựa chọn và quyết định để làm nên một tâm hồn tốt đẹp hay u ám; Mỗi người phải nỗ lực làm đẹp cuộc sống, tâm hồn của mình; đừng nên trông chờ vào người khác. |
2 | - Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa: + Hướng con người tới những giá trị tốt đẹp; tránh xa những điều tối tăm, u ám. + Tâm hồn đẹp sẽ giúp chúng ta tự tin, yêu đời; nhận ra những điều giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa đối với tâm hồn. |
3 | - Biện pháp tu từ ẩn dụ (hạt giống tốt đẹp; cỏ dại xấu xa). - Tác dụng: làm tăng tính hình tượng, biểu cảm cho đoạn; chỉ ra những sự lựa chọn phải trái; đúng sai trong cuộc sống. |
4 | - Thông điệp tâm đắc nhất: Con người phải nỗ lực không ngừng để làm nên một cuộc sống tốt đẹp. - Lý giải: Nhiều người vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải về hạnh phúc, giá trị sống đích thực mà quên mất đáp án tồn tại ngay trong họ; Cuộc sống và lòng người đang có nhiều biến đổi, nếu mỗi người biết tự ý thức làm đẹp tâm hồn cuộc sống này sẽ đáng yêu biết bao. |
II | LÀM VĂN |
1 | Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của việc “bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. |
| a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Suy nghĩ về hậu quả của việc bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, hậu quả của việc bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Có thể theo hướng sau: - Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ văn bản ở phần Đọc hiểu); nêu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng về việc bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. - Các câu phát triển đoạn: + Bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn: những người không biết làm cho đời sống tinh thần của mình trở nên phong phú, tươi mới; họ lựa chọn và hài lòng với lối sống khô khan, thờ ơ, vô cảm với mọi người và chính mình… + Mọc đầy cỏ dại: những kẻ không biết tu dưỡng tâm hồn; để mặc những điều xấu xa, đen tối xâm nhập tâm hồn… - Bàn luận: + Nêu tác hại: tạo ra những nhân cách tầm thường, mở ra cơ hội cho những suy nghĩ, hành vi đen tối len lỏi vào cuộc sống; tạo nên một lớp người sống hoặc khô cứng hoặc buông thả ảnh hưởng đến gia đình và xã hội; cuộc sống ngày càng trở nên u ám hơn, đất nước thiếu đi những công dân tốt ngược lại đầy rẫy những nhân cách tha hóa tác động xấu đến cộng đồng. + Chỉ ra nguyên nhân: mỗi người chưa tìm ra cho mình một ý nghĩa, động lực sống đích thực; những lối suy nghĩ ảo tưởng, chạy theo những hạnh phúc phù phiếm, những niềm vui sa đọa; lối sống đua đòi, thể hiện bản thân bằng những hành vi phản cảm, trái đạo lý; gia đình, xã hội ngày càng thực dụng, khô khan; giáo dục chạy theo thành tích mà không chú trọng giá trị nhân bản; đào tạo tâm hồn… - Câu kết đoạn: Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (cố gắng làm đẹp cuộc sống của mình và mọi người; rèn luyện lối sống ấy từ những việc nhỏ nhất; luôn nỗ lực tìm thấy giá trị sống, hạnh phúc đích thực từ những điều giản đơn; tạo nên sợi dây gắn kết yêu thương trong gia đình và ngoài xã hội…). |
| d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
| e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
....................
Mời các em sử dụng file tải về để xem trọn bộ 123 trang tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 học kì 2 file Word.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
(Mới nhất) Đáp án đề minh họa 2025 tất cả các môn
(Mới) Đáp án đề tham khảo Hóa 2025 của Bộ giáo dục
Kết bài hay cho các tác phẩm văn học 12 2024
Tóm tắt tác phẩm Số phận con người siêu hay (6 mẫu)
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Thanh Hóa (9 môn)
Đáp án đề Toán sở Hà Nội 2024 mới nhất
Đáp án đề khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(6 mẫu) Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống
-
Quán hàng phù thủy đọc hiểu
-
Trình bày về so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện trang 41
-
Đọc hiểu Hoa hồng tặng mẹ có đáp án
-
Anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
-
Đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian
-
(Chính thức) Đề thi thử Văn sở Hà Tĩnh 2024 có đáp án
-
Đọc hiểu Đất nước ở trong tim
-
Bài viết về định hướng nghề nghiệp trong tương lai
-
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công