Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Thanh Hóa (9 môn)
Mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia 2024
- 1. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn
- 2. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Sử
- 3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- 4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- 5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
- 6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Vật lý
- 7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- 8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- 9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Thanh Hóa được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 lần 2 của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa với đầy đủ 9 môn thi tốt nghiệp có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn thi tốt nghiệp 2024 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là chi tiết đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 các môn, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn
SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH | ĐỀ ĐGCL ÔN KHỐI LẦN 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản:
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Chẳng có gì tự đến - Hãy đinh ninh.
(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn, Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động, năm 2020, trang 42)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Tìm trong văn bản những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con.
Câu 3. Anh/ chị xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ:
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!” của nhân vật trữ tình trong bài thơ không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy…”
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 191)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó rút ra nhận xét về cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.
2. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Sử
SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ
| ĐỀ THI THỬ TN THPT LẦN II Năm học: 2023-2024 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi gồm: 4 trang; 40 câu trắc nghiệm) |
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD: ........................
Câu 1: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, đế quốc nào sau đây thay thế thực dân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam?
A. Mĩ. B. Anh. C. Đức. D. Hà Lan.
Câu 2: Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra trong điều kiện
A. thực dân Pháp công nhận độc lập, thống nhất của Việt Nam.
B. nhận được sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nhân dân.
D. tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
Câu 3: Từ 1950 - đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Giải phóng dân tộc. B. Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
C. Lật đổ chế độ phong kiến. D. Chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 4: Trong những năm 1919-1925, Tư sản Việt Nam tham gia
A. đấu tranh chống tư sản Hoa kiều. B. khởi nghĩa giành chính quyền.
C. mặt trận dân tộc thống nhất. D. xây dựng lực lượng vũ trang.
Câu 5: Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam trong những năm 1930-1945 là
A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chi phí ngân sách cho lĩnh vực nào không quá 1% GDP?
A. Giáo dục. B. Y tế.
C. Quốc phòng. D. Khoa học công nghệ.
Câu 7: Tháng 2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ hai. B. chủ trương mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. tiến hành cải cách ruộng đất trên cả nước. D. đề ra chủ trương giải phóng miền Nam.
Câu 8: Nhân tố quyết định hàng đầu sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản trong những năm 1960 - 1973 là
A. kĩ thuật. B. tài nguyên. C. con người. D. giáo dục.
Câu 9: Một trong những biện pháp về chính trị nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 là
A. thành lập Nha Bình dân học vụ. B. quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.
C. tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội. D. tiến hành cải cách toàn diện nền giáo dục.
Câu 10: Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Inđônêxia. D. Cuba.
Câu 11: Năm 1959, nhân dân Cuba giành độc lập từ cuộc đấu tranh chống
A. chế độ phong kiến. B. chế độ phát xít.
C. chế độ phân biệt chủng tộc. D. chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 12: Một trong những quốc gia tham gia sáng lập tổ chức Asean (8/8/1967) là
A. Hồng Kông. B. Xingapo. C. Đài Loan. D. Nhật Bản
Câu 13: Trong quá trình khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945), nhân dân Việt Nam không có hoạt động nào dưới đây?
A. Lập Ủy ban Dân tộc giải phóng.
B. Thống nhất các lực lượng vũ trang.
C. Giành chính quyền đồng loạt trong cả nước.
D. Phát triển, mở rộng căn cứ địa cách mạng.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và cá nước XHCN?
A. Đức.
B. Mĩ.
C. Nhật Bản.
D. Hàn Quốc.
Câu 15: Hội nghị Ianta (2 - 1945) diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Nước Mĩ bị chủ nghĩa khủng bố quốc tế tấn công.
B. Các lực lượng phát xít phát triển ngày càng mạnh.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã hoàn toàn kết thúc.
D. Phe Đồng minh cần giải quyết nhiều vấn đề cấp bách.
Câu 16: Năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra ở địa bàn nào sau đây của Việt Nam?
A. Miền Bắc.
B. Chỉ ở miền Trung.
C. Hai miền Nam-Bắc.
D. Miền Nam.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Tuyên truyền lí luận cách mạng trong nhân dân.
B. Đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho cách mạng.
C. Chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang.
D. Xây dựng cơ sở tổ chức của hội trong cả nước.
Câu 18: Bản chất kế hoạch quân sự Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương là một kế hoạch tập
A. tập trung binh lực mạnh.
B. phân tán binh lực.
C. chiếm đất giữ dân.
D. xâm lược thực dân kiểu mới.
Câu 19: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), quân dân miền Nam Việt Nam đã
A. đánh thắng chiến thuật “quét và giữ” của quân Mĩ.
B. đập tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Mĩ.
C. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch bình định của Mĩ.
Câu 20: Trong những năm 1953 - 1954, để triển khai Kế hoạch Nava, Pháp đã thực hiện những biện pháp nào sau đây?
A. Tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, chiến tranh kinh tế, tâm lí.
B. Mở chiến dịch quy mô lớn tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần hai.
C. Xây dựng phòng tuyến công sự bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tăng thêm quân ở Đông Dương và ra sức tăng cường ngụy quân.
Câu 21: Nhận xét nào sau đây về cuộc Tiến công Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam là không đúng?
A. Là loại hình chiến dịch tiến công chiến lược.
B. Đánh vào hướng quan trọng mà địch yếu
C. Hình thành cục diện vừa đánh vừa đàm
D. Đánh vào các trung tâm đầu não của địch.
Câu 22: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là
A. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.
B. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.
C. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.
D. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.
Câu 23: Từ trong thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" (1960), hình thức mặt trận nào sau đây được thành lập?
A. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 24: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình khu vực Đông Nam Á vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX?
A. Quan hệ giữa các nước trong khu vực phát triển theo hướng đối thoại.
B. Tình trạng đối đầu giữa các nước do tác động của Chiến tranh lạnh.
C. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân khu vực đang diễn ra quyết liệt.
D. Tất cả các nước giành độc lập và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 25: Chính sách đối ngoại nào của Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng tiêu cực đến cách mạng Việt Nam?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Tìm cách quay lại thuộc địa cũ.
C. Mở rộng hợp tác toàn cầu.
D. Thành lập Liên minh châu Âu.
Câu 26: Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1 - 1959) được triệu tập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Mĩ và đồng minh trực tiếp đem quân xâm lược Việt Nam.
C. Quân dân miền Nam đang tiến hành chiến tranh cách mạng.
D. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang bị tổn thất nặng nề.
Câu 27: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi (19-8-1945) đã
A. cổ vũ, động viên nhân dân các địa phương đứng lên giành chính quyền.
B. giải phóng thủ đô, tạo điều kiện để Việt Nam tuyên bố độc lập.
C. tượng trưng cho thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
D. làm sụp đổ chính quyền thực dân phong kiến ở các tỉnh Bắc Kì.
Câu 28: Trong Chính sách kinh tế mới của nước Nga (1921), nhà nước có vai trò như thế nào đối với hoạt động kinh tế của đất nước?
A. Kiểm soát, điều tiết ở các vị trí then chốt.
B. Không có vai trò gì.
C. Nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
D. Nắm độc quyền về mọi mặt.
Câu 29: Đâu không phải là biện pháp cấp thời mà Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra sau Cách mạng tháng Tám 1945 nhằm giải quyết nạn đói?
A. Cấm đầu cơ tích trữ gạo.
B. Giảm thuế ruộng đất 20%.
C. Điều hòa thóc gạo.
D. Tổ chức quyên góp.
Câu 30: Phong trào yêu nước ở Việt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX?
A. Lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia.
B. Có sự tham gia của lực lượng xã hội mới.
C. Mục tiêu cao nhất là giành độc lập.
D. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
Câu 31: Một trong những nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) là
A. quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền toàn quốc.
B. quyết định thành lập mỗi nước một Đảng Mác - Lênin riêng.
C. đề ra đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. đề ra nhiệm vụ trọng tâm của đường lối đổi mới đất nước.
Câu 32: Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Tầng lớp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C. Hệ tư tưởng mới, tiến bộ được du nhập vào Việt Nam.
D. Tầng lớp tiểu tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 33: Chủ trương đề ra mục tiêu trước mắt của cách mạng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 tác động trực tiếp đến việc xác định
A. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
B. đối tượng của cách mạng.
C. giai cấp lãnh đạo cách mạng.
D. tính chất của cách mạng.
Câu 34: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), quân dân miền Nam Việt Nam đã
A. bước đầu làm thất bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ.
B. buộc Mỹ tuyên bố “Phi Mỹ hóa” chiến tranh.
C. buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
D. buộc Mỹ chấp nhận đến bàn đàm phán tại Pari
Câu 35: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973
A. là thành quả của đường lối đoàn kết quốc tế của dân tộc Việt Nam.
B. thể hiện sự nhân nhượng của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế phức tạp.
C. thể hiện tư tưởng hòa hoãn trong đường lối ngoại giao của Việt Nam.
D. chưa phản ánh đầy đủ thắng lợi quân sự của nhân dân ta trên chiến trường.
Câu 36: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920 - 1930 có điểm mới nào sau đây so với hoạt động của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Tiếp thu những tư tưởng mới từ bên ngoài.
B. Xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Vận động thanh niên tham gia cách mạng.
D. Tập hợp các lực lượng xã hội làm cách mạng.
Câu 37: Một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) do Mĩ thực hiện ở Việt Nam là gì?
A. Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt" của Mĩ.
B. Dựa vào viện trợ về kinh tế và sức mạnh quân sự của Mĩ.
C. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.
Câu 38: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thận 1968 đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ vì
A. hòa bình lập lại ở miền Bắc và bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. hoàn thành thắng lợi mục tiêu đánh cho "Mĩ cút" của quân dân miền Nam.
C. chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công và làm chủ mọi chiến trường.
D. thể hiện bước phát triển vượt bậc về hướng tiến công của Quân Giải phóng.
Câu 39: Đảng Cộng sản Đông Dương xác định Trung Hoa Dân quốc không phải là kẻ thù chính của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì
A. chưa lộ rõ bộ mặt xâm lược Việt Nam.
B. chưa có tham vọng chiếm Việt Nam.
C. vào nước ta với âm mưu chỉ cướp lương thực.
D. chỉ thực hiện nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.
Câu 40: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945) và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) ở Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Kết hợp nhiệm vụ kháng chiến và nhiệm vụ kiến quốc.
B. Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng.
C. Chịu sự tác động trực tiếp của thời kì chiến tranh lạnh.
D. Hướng đến mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc.
3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
Xem trong file tải về.
4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
Xem trong file tải về.
5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
Xem trong file tải về.
6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Vật lý
Xem trong file tải về.
7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
Xem trong file tải về.
8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
Xem trong file tải về.
9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 12 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi thử đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội 2024 có đáp án (11 đề)
150+ Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng Anh có đáp án năm học 2023 - 2024
8 Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án 2024
Bộ đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Văn tỉnh Gia Lai có đáp án
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Nghệ An lần 1 năm 2024
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh lần 1
Bộ đề thi đánh giá năng lực 2024 Đại học sư phạm Hà Nội
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(Có đáp án chính thức) Đề thi thử THPT môn Văn Gia lai 2024
-
Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
-
Dạng đề so sánh 2 đoạn thơ
-
Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc biểu hiện quyền nào của Nhà nước ta?
-
Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là?
-
Những nhận định văn học hay dùng làm mở bài
-
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Lịch sử
-
Ví dụ chứng tỏ Nhà nước tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 Sở giáo dục và đào tạo Nam Định lần 2
-
Ví dụ về sử dụng pháp luật (15 ví dụ)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 12
Đề thi thử tiếng Anh - sở Nam Định 2023
Top 4 mẫu tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập siêu hay
Điểm chung của chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 là?
Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta
Nếu biết trăm năm là hữu hạn đọc hiểu
Bà H lấn chiếm vỉa hè để buôn bán hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm?