Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn Hải Dương 2024 (lần 1)
Đề thi thử Hải Dương 2024 môn Văn lần 1
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn Hải Dương 2024 chính thức - Mời các bạn cùng tham khảo mẫu đề thi thử THPT quốc gia 2024 môn Văn Hải Dương lần 1 trong bài viết sau đây của Hoatieu.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ văn tỉnh Hải Dương dưới đây là đề khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 môn Ngữ văn 2024 của tỉnh Hải Dương lần 1. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn Hải Dương
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang)
| KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12, LẦN 1 NĂM HỌC 2023 - 2024 Bài thi môn: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản:
Những căn nhà ấy
Đâu rồi
những căn nhà
những căn nhà bồng bế tuổi thơ tôi
những vách cột tay tôi men lẫm chẫm!
không gian rộng
trống trơn
những căn nhà tự nguyện chìm vào đất
tạo dựng các tầng trời
giục ý nghĩ trong đầu người cất cánh
Trên nền xưa
say khoảng rộng, chân đi thành cánh vỗ
tầng thấp, tầng cao
tôi say uống mùi hương thân thuộc
của những căn nhà tự chìm vào đất
nền cũ thành bệ phóng
kỷ niệm thành sức bay
tôi phồng ngực uống mùi hương ký ức
để bay vào tương lai.
29-6-2014
(Vũ Quần Phương, Phía ngoài kia là rừng, NXB hội nhà văn Việt Nam, tr 33-34)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả căn nhà trong ký ức của nhà thơ.
Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
nền cũ thành bệ phóng
kỷ niệm thành sức bay
Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về
ý nghĩa của việc tuổi trẻ chuẩn bị hành trang cho tương lai.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết:
Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy…
(Ngữ văn 12, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam năm 2016, tr.188-189)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên; từ đó nhận xét nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.
----------------Hết------------------
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG ------------- (Đáp án gồm 04 trang) | ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12, LẦN 1 NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN. (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề) |
I/ Yêu cầu chung:
1. Giám khảo nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứkhông định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
2. Tổng điểm toàn bài là 10.0 điểm, cho lẻ đến 0.25 điểm.
II/ Yêu cầu cụ thể:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 3.0 |
1 | Thể thơ: Tự do Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. | 0,75 | |
2 | Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả căn nhà trong ký ức của nhà thơ: - vách cột tay tôi men lẫm chẫm, - không gian rộng, trống trơn - chìm vào đất - nền xưa, khoảng rộng - mùi hương thân thuộc Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 3-4 từ ngữ, hình ảnh: 0.5 điểm - Học sinh trả lời được 1-2 từ ngữ, hình ảnh: 0,25 điểm | 0,75 | |
3 | - Phép điệp được sử dụng trong hai dòng thơ: điệp từ, điệp cấu trúc. - Hiệu quả nghệ thuật: + Tạo âm hưởng, nhịp điệu; tăng giá trị biểu cảm, biểu hình cho câu thơ, bài thơ. + Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của những ký ức, những kỷ niệm về gia đình, về nơi sinh ra, lớn lên đối với tương lai của mỗi con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được biểu hiện của điệp ngữ: 0.25 điểm - Học sinh trả lời được ý 1 của hiệu quả: 0,25 điểm - Học sinh trả lời được ý 2 của hiệu quả: 0,5 điểm | 1,0 | |
4 | HS rút ra một trong các thông điệp sau và lí giải thuyết phục: + Sự tự nguyện cống hiến, hi sinh cho những giá trị chung. + Thông điệp về vai trò của quá khứ với hiện tại, tương lai… + Ý nghĩa của những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh rút ra được thông điệp: 0,25 điểm. - Học sinh lí giải thuyết phục: 0,25 điểm. - Học sinh có thể rút ra thông điệp khác so với đáp án nhưng phù hợp với nội dung văn bản thì giám khảo vẫn cho điểm. | 0,5 | |
II |
| LÀM VĂN |
|
1 | Viết 01 đoạn văn bàn về ý nghĩa của việc tuổi trẻ chuẩn bị hành trang cho tương lai. | 2.0 | |
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc tuổi trẻ chuẩn bị hành trang cho tương lai. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ một số ý nghĩa cơ bản của việc tuổi trẻ chuẩn bị hành trang cho tương lai. Có thể triển khai theo hướng: Chuẩn bị hành trang cho tương lai giúp tuổi trẻ: - Chủ động, vững vàng, tiến bước vào tương lai. - Tạo nền tảng, cơ sở để bước tới sự thành công. - Có mục tiêu rõ ràng, cụ thể trong học tập và rèn luyện. - Giúp hoàn thiện vẻ đẹp về nhân cách, trí tuệ; phát huy được những năng lực sở trường của bản thân. - Hạn chế được những rủi ro không đáng có trên con đường đi tới tương lai. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 1.0 điểm - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng dẫn chứng chưa tiêu biểu: 0,75 điểm - Lập luận chưa chặt chẽ, thiếu thuyết phục, thiếu dẫn chứng: 0,5 điểm - Lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ không xác đáng, dẫn chứng không phù hợp: 0,25 điểm * Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,0 | ||
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp | 0,25 | ||
e) Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm | 0,25 | ||
2 | Cảm nhận về đoạn trích; từ đó nhận xét về nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích. | 5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích; nhận xét nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu khái quát: Tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, đoạn trích. | 0,5 | ||
* Cảm nhận về nội dung: Đoạn trích đã khắc hoạ hình tượng sông Đà và ông lái đò. - Hình tượng Sông Đà với vẻ đẹp hung bạo, dữ dội. + Vẻ hung bạo ở sóng nước. + Vẻ hung bạo của đá ở lòng sông Đà. - Hình tượng người lái đò khi vượt qua trùng vi thạch trận lần 1 và lần 2. + Ông lái đò dũng cảm, can trường. + Ông lái đò mưu trí. + Ông lái đò tài hoa, nghệ sĩ. * Cảm nhận về nghệ thuật: Đoạn trích đã sử dụng thành công nhiều nghệ thuật đặc sắc. - Thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản được khai thác triệt để nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người lao động. - Vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực: quân sự, võ thuật… để làm nổi bật hình tượng người lái đò và Sông Đà. - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa được sử dụng sáng tạo; vốn ngôn ngữ giàu có, sinh động, hấp dẫn… - Những liên tưởng, tưởng tượng, độc đáo, bất ngờ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - Học sinh phân tích thiếu hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm - 1.75 điểm. - Học sinh phân tích lan man, sơ lược: 0,25 điểm-1.0 điểm * Nhận xét nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Đoạn trích cũng như tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, đó là: - Luôn nhìn con người và sự vật ở phương diện thẩm mỹ. - Thể hiện rõ nét tài hoa, uyên bác qua ngôn ngữ phong phú, giàu chất hội họa: diễn tả được những sắc thái, cung bậc, hình ảnh của thiên nhiên và con người trong những hoàn cảnh cụ thể. - Sức liên tưởng phong phú, vận dụng kiến thức nhiều nghành, nhiều lĩnh vực … à Nét độc đáo của tùy bút Nguyễn Tuân tạo nên những trang viết độc đáo giàu giá trị nghệ thuật. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nhận xét đầy đủ, sâu sắc: 0,5 điểm - Học sinh nhận xét được 1 ý: 0,25 điểm | 2,0 0.5 | ||
* Đánh giá: - Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp hung bạo dữ dội của Sông Đà và vẻ đẹp trí dũng, tài hoa của ông lái đò. Đó là những biểu tượng đẹp cho thiên nhiên và con người của quê hương Tây Bắc trong thời kì mới. - Đoạn trích đã bộc lộ cá tính nghệ sĩ và tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống của nhà văn Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 0,5 điểm - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tùy bút Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 12 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi thử đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội 2024 có đáp án (11 đề)
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Công nghệ
Bộ đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội (27 đề)
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Lịch sử
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Tin học
46+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Địa lí
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Sinh học
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Lấy tựa đề gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con hãy viết một đoạn văn nghị luận
-
Đoạn văn cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần
-
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện lớp 12
-
So sánh Đây mùa thu tới và Tràng giang
-
So sánh Mây trắng còn bay của Bảo Ninh và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
-
Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
-
Tài liệu ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
-
Đọc hiểu Chiếc lá đầu tiên (3 đề)
-
Đọc hiểu Hoa hồng tặng mẹ có đáp án
-
(Chính thức) Đề thi thử Văn Sở Nghệ An 2024 có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 12
Nêu nội dung của hai dòng thơ: tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ
So sánh hình tượng người phụ nữ trong Tự tình 2 và Thuyền và biển
Ngừng viện cớ đọc hiểu (có đáp án)
Thủ vĩ ngâm đọc hiểu
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống
Suy nghĩ về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống