Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay
Bài văn nghị luận về áp lực học tập
Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay - Có thể nói áp lực học tập đối với học sinh ngày nay cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm trong đời sống. Áp lực học tập có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc học tập cũng như các mối quan hệ trong đời sống của các em học sinh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay, đoạn văn 200 chữ về áp lực học tập. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
1. Dàn ý Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: áp lực học tập đối với học sinh ngày nay.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn.
Tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai.
b. Nguyên nhân
Gia đình gây áp lực về thành tích, điểm số, đòi hỏi quá cao ở con mình, mong muốn con mình luôn đứng nhất, trở thành một người tài giỏi nên ra sức ép buộc con học hành.
Nhà trường và giáo viên trọng thành tích, muốn đưa trường học của mình trở thành một trường giỏi, chất lượng cao. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu.
Do sự chạy đua của xã hội: ai cũng mong muốn con em mình đứng nhất, thành thạo tất cả mọi môn học và giỏi giang.
Do cái tôi của các em học sinh muốn chứng kinh, khẳng định bản thân mình tài giỏi, tranh đua với bạn bè về điểm số nên tự ép mình vào guồng học.
c. Hậu quả
Việc học hành quá nhiều làm tỉ lệ cận thị của học sinh ngày càng tăng.
Nhiều học sinh vì áp lực học tập mà bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần.
Các em học sinh không có nhiều thời gian vui chơi giải trí, trở nên khô khan, thiếu đi những kỉ niệm của tuổi thơ, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm hồn của các bạn.
d. Giải pháp
Gia đình nên coi nhẹ bệnh thành tích, quan tâm đến con em mình nhiều hơn và cho chúng có thời gian tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí hoặc khám phá những điều thú vị quanh cuộc sống thay vì ngồi học suốt ngày.
Nhà trường và Bộ Giáo dục cần xem xét giảm nhẹ chương trình học, tập trung vào những kiến thức trọng tâm để giảm nhẹ gánh nặng học tập cho học sinh đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa hơn nữa để các em có môi trường phát triển tốt hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng và tính cấp thiết để hạn chế áp lực học tập đối với các em học sinh đồng thời liên hệ bản thân.
2. Bài văn Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay
Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”.
Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghỉ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.
Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi. Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.
Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình. Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “con người ta” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình. Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”… Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập” nhưng “trái ngược lại” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi.
Áp lực từ nhiều phía xung quanh như vậy sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh. Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới “tự tử”. Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.
Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép chúng tôi phải học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết chúng tôi bất cứ lúc nào.
3. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập
Mỗi chúng ra đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, không ai hoàn hảo nhưng trong suốt quá trình là học sinh, chắc hẳn ta đều đã trải qua những áp lực học tập, bị mọi người xung quanh so sánh, chê bai hay phán xét. Biểu hiện của việc áp lực học tập đó là chán chường và mất hứng thú khi học tập, có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ, tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan dễ tức giận và giảm các cảm xúc tiêu cực như vui vẻ, hào hứng, phấn khởi... Càng lên lớp cao áp lực học tập càng lớn, để chuẩn bị cho mọi kì thu chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Cuộc sống chỉ xoanh quanh học ở trường - học ở lớp học thêm - tự học ở nhà, và ăn uống. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa ra không ít các tin tức học sinh, sinh viên tự tử vì bị điểm kém, không vào được trường chuyên, lớp chọn, không đỗ đại học. Nguyên nhân của áp lực ấy cũng xuất hiện từ nên giáo dục quá chú trọng đến thành tích, điểm số. Đa phần việc xếp, đánh giá năng lực học sinh - sinh viên đều dựa vào điểm số qua các bài thi. Hậu quả của áp lực học tập quá lớn khiến trẻ mất đi sự sáng tạo, linh hoạt và thay vào đó là sự rập khuôn trong quá trình học tập, từ đó kết quả học tập giảm sút. Để giảm bớt áp lực, gành nặng học hành, trước hết cá nhân mỗi học sinh hãy giữ cho mình một thái độ tích cực nhất để trinh phục những đỉnh cao tri thức.
4. Đoạn văn 200 chữ về áp lực học tập
Áp lực học tập là đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó đem tới tác động như thế nào cho cuộc sống của chúng ta? Theo tôi, áp lực học tập xuất phát từ tâm lí coi trọng bằng cấp của đa số người Việt. Từ đó, một bộ phận các bậc phụ huynh cũng như nhà trường vì muốn con cái, học sinh được điểm cao mà đặt ra quá nhiều yêu cầu, gây nên sức ép cho học sinh. Hiện tượng này đã để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực. Trước hết, nó tước đi của trẻ em cơ hội được vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất khi phải dành quá nhiều thời gian cho việc học. Đồng thời, khi không đạt được kì vọng và chịu sự la mắng, trách móc của người lớn, trẻ em dễ sinh ra tự ti, chán nản và thậm chí là trầm cảm. Trên thực tế, cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng trước sự việc một nữ sinh tự tử sau khi bị bố mẹ mắng vì điểm kém. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được về áp lực học tập, từ đó có cách ứng xử phù hợp với chính bản thân mình cũng như việc học của những người xung quanh. Vai trò của việc học là không thể phủ nhận. Nhưng chúng ta cũng cần cân bằng giữa học tập cũng như vui chơi để có được kết quả tốt nhất.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 15 bài nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
(13 mẫu) Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
Top 16 bài nghị luận về nghiện game siêu hay
Top 20 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
Viết đoạn văn về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác
(6 mẫu) Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về thị hiếu của thanh niên ngày nay
Top 5 bài nghị luận về sống đẹp siêu hay
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 12
Đọc hiểu Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt
Biển trời soi mắt nhau cho sao về với sóng đọc hiểu
200 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn có đáp án (932 trang)
Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích
So sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ mất