Tài liệu ôn Văn thi THPT Quốc gia 2025
Giáo án ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn
Tài liệu ôn Văn thi THPT Quốc gia 2025 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là một tài liệu tham khảo cực kì bổ ích cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong kì thi tốt nghiệp THPT 2025. Bộ tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Văn dưới đây bao gồm đầy đủ hướng dẫn chi tiết cách làm các dạng bài đọc hiểu văn bản thơ, truyện, văn bản thông tin, cách làm đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận tác phẩm văn học... sẽ là nền tảng kiến thức vững chắc để các em bước vào kì thi mộ cách tốt nhất.
- Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo cấu trúc mới năm 2025
- (194 trang) Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2024
Nội dung tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn
PHẦN I. KĨ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
PHẦN II. KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ
PHẦN III. KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 200 CHỮ
PHẦN IV: KĨ NĂNG VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 600 CHỮ
PHẦN V. KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 600 CHỮ
PHẦN I. KĨ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ
I. CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU THEO CÁC MỨC ĐỘ
1. NHẬN BIẾT
a. Những yêu cầu cơ bản:
- Nhận biết các biểu hiện của thể thơ.
- Nhận biết cấu tứ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.
- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.
- Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có), siêu thực (nếu có) trong bài thơ.
- Nhận biết được đề tài, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.
- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ.
- Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.
- Nhận biết được đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ.
b. Một số dạng câu hỏi và cách trả lời:
Dạng 1: Xác định thể thơ và dấu hiệu nhận biết thể thơ của đoạn thơ/bài thơ.
Để xác định được các thể thơ cần nhận biết được một số thể thơ thường gặp.
STT | Các thể thơ thường gặp | Dấu hiệu nhận biết (dựa vào số câu, số tiếng) |
1 | Lục bát | Câu 6 - câu 8 liên tục |
2 | Song thất lục bát | Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 - 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài |
3 | Ngũ ngôn Đường luật | - Ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) - Ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng) |
4 | Thất ngôn Đường luật | - Thất ngôn tứ tuyệt (7 tiếng 4 dòng) - Thất ngôn bát cú (7 tiếng 8 dòng) |
5 | Ngũ ngôn (năm chữ) | 5 tiếng, chia nhiều đoạn, mỗi đoạn có 4 câu; có bài không chia đoạn |
6 | Tự do | Số tiếng, số câu không tuân theo quy định |
7 | Các thể thơ khác (thơ bốn chữ, thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ) | Dựa vào số tiếng để gọi tên thể thơ |
Dấu hiệu nhận biết:
+ Đếm số tiếng trong một dòng thơ.
+ Tên thể thơ dựa vào số tiếng trong một dòng thơ, số câu trong bài thơ.
Ví dụ 1: Xác định thể thơ của đoạn trích sau:
Tuổi thơ con có những gì
Có con cười với mắt tre trong hầm
Có làn gió sớm vào thăm
Có ông trăng rằm sơ tán cùng con
(Trích Tuổi thơ của con, Xuân Quỳnh, NXB Văn hóa, 1995, tr.22)
Dấu hiệu nhận biết: Các cặp câu gồm một dòng 6 chữ và một dòng 8 chữ liên tiếp nhau.
Cách trả lời: Trả lời trực tiếp, ngắn gọn.
Trả lời: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ lục bát.
Ví dụ 2: Đoạn thơ sau được viết theo thể thơ nào?
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
(Trích Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm, dẫn theo https://www.thivien.net )
Dấu hiệu nhận biết: Không quy định số câu, số chữ trong câu, không theo niêm luật nào.
Cách trả lời: Trả lời trực tiếp, ngắn gọn.
Trả lời: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
Dạng 2: Xác định nhân vật trữ tình/chủ thể trữ tình trong bài thơ.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm, cảm xúc đối với sự vật, sự việc và con người trong bài thơ.
+ Trong thơ, nhân vật trữ tình thường là tác giả, nhưng không phải lúc nào cũng trùng với tác giả.
+ Phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình: Nhân vật trong thơ trữ tình hiện diện trực tiếp trong bài thơ nhưng không phải là chủ thể của cảm xúc hay tâm trạng trong bài thơ. Nhân vật trong thơ trữ tình chỉ là đối tượng khơi dậy cảm xúc hay tâm trạng của nhân vật/chủ thể trữ tình.
Ví dụ: Xác định nhân vật trữ tình/chủ thể trữ tình trong đoạn trích dưới đây.
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa” …
(Trích Thuyền và biển, Xuân Quỳnh, dẫn theo https://www.thivien.net)
Cách trả lời:
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là “em”.
+ Chủ thể trữ tình trong bài thơ trên là “em" - người phụ nữ trong xa cách và khát khao tình yêu.
+ Nhân vật trong thơ trữ tình là "anh".
Dạng 3: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện/diễn tả…
Dấu hiệu nhận biết:
+ Phát hiện hình ảnh: Thường là danh từ, cụm danh từ.
+ Phát hiện từ ngữ: Lọc ra những đơn vị từ ngữ. (Chú ý đến yêu cầu tìm từ theo loại từ: từ láy, động từ, tính từ, …).
+ Lưu ý: Tìm, gạch chân các từ ngữ, hình ảnh, liên quan đến yêu cầu của đề bài. Tránh chép lại nội dung dài dòng. Không được chép cả câu.
Ví dụ: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện mục đích chiến đấu của nhân vật người cháu trong đoạn thơ sau:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Trích Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh thơ và đời,
NXB Văn hóa, 1995, tr.10)
Cách trả lời: Trả lời ngắn gọn/liệt kê những hình ảnh, từ ngữ.
Trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện mục đích chiến đấu của nhân vật người cháu là: lòng yêu Tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà, ổ trứng hồng.
Dạng 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ/đoạn thơ.
Dấu hiệu nhận biết: xác định được chính xác đặc trưng của các biện pháp tu từ.
Cách trả lời: Trả lời ngắn gọn (gọi tên biện pháp tu từ - thể hiện ở hình ảnh, từ ngữ nào, yếu tố ngữ âm, từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp thể hiện điều đó).
Ví dụ 1: Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong dòng thơ in đậm sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, dẫn theo https://www.thivien.net)
Trả lời: Biện pháp tu từ ẩn dụ là mặt trời (trong lăng) chỉ Bác Hồ.
Ví dụ 2: Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…
(Trích Tâm tư trong tù, Tố Hữu, dẫn theo https://www.thivien.net)
Trả lời:
Biện pháp tu từ liệt kê: chim reo, tiếng dơi chiều đập cánh, lạc ngựa rùng chân, tiếng guốc đi về.
2. THÔNG HIỂU
a. Những yêu cầu cơ bản:
- Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.
- Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết được thể hiện qua bài thơ.
- Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, hình tượng trung tâm trong bài thơ.
- Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng của hình ảnh, biểu tượng đặc biệt là các yếu tố tượng trưng, siêu thực (nếu có) trong bài thơ.
- Phát hiện và lí giải được các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ; giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh trong bài thơ.
- Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức của bài thơ.
- Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ.
b. Một số dạng câu hỏi và cách trả lời:
Dạng 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật sử dụng trong câu thơ, đoạn thơ.
Để làm được dạng câu hỏi về tác dụng của biện pháp tu từ cần nắm được:
+ So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động.
+ Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
+ Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
+ Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm; tạo nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
+ Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cụm từ) để tạo nhịp điệu, làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh.
+ Phép lặp cú pháp: là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản, cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.
+ Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
+ Chêm xen: là chêm vào câu nói một cụm từ không trực tiếp có quan hệ ngữ pháp trong câu, có tác dụng rõ rệt bổ sung thông tin cần thiết, bộc lộ cảm xúc, thường đứng sau dấu gạch nối trong ngoặc đơn.
+ Đối: là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần của câu hoặc vế câu đồng điệu, cân đối nhằm tạo ra hiệu quả diễn đạt, gợi cho người đọc, người nghe những liên tưởng, hình dung sâu sắc; tạo nhịp điệu, sự cân xứng, hài hòa cho câu thơ, đoạn thơ.
+ Đảo ngữ: là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng, giúp câu thơ sinh động, gợi cảm, âm điệu hài hòa.
+ Câu hỏi tu từ: là biện pháp tu từ sử dụng câu hỏi nhưng không yêu cầu câu trả lời nhằm nhấn mạnh nội dung cần nói đến, qua đó tạo giọng điệu băn khoăn, trăn trở, tác động mạnh với người đọc, người nghe.
Cách trả lời:
+ Gọi đúng tên biện pháp tu từ. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết, từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó.
+ Phân tích tác dụng:
++ Về mặt nghệ thuật: giúp cho diễn đạt … tăng sức gợi hình, gợi cảm/sinh động, hấp dẫn/hàm súc/tế nhị, uyển chuyển/dí dỏm, hài hước/tạo nhịp điệu hài hòa/giọng điệu băn khoăn, trăn trở… (Tùy vào từng biện pháp mà lựa chọn từ ngữ cho phù hợp).
++ Về mặt nội dung: Nhấn mạnh … (nội dung được đề cập đến). Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả … (yêu mến, trân trọng/tự hào, ngợi ca/thương xót, đồng cảm…)
Ví dụ 1: Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
Chiều xanh như nỗi nhớ nhà
Mây bàng bạc sóng bao la bốn bề.
(Trích Xuồng đầy, Nguyễn Duy, dẫn theo https://www.thivien.net)
Trả lời:
- Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ trên là: “chiều xanh" được so sánh với "nỗi nhớ nhà" qua từ “như” hoặc “Chiều xanh” như “nỗi nhớ nhà”.
- Tác dụng:
+ Giúp cho diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh; tăng giá trị biểu đạt cho câu thơ.
+ Làm nổi bật sắc xanh của bầu trời đẹp và nao nao buồn như nỗi nhớ quê nhà, qua đó thấy được tình yêu quê hương và trí tưởng tượng phong phú của tác giả.
Ví dụ 2: Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn thơ sau:
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.
(Trích Tống biệt hành, Thâm Tâm, dẫn theo https://www.thivien.net)
Trả lời:
- Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ trên là: “mẹ”, “chị”, “em”; “chiếc lá bay", "hạt bụi", “hơi rượu say”.
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu, giúp cho diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh; tăng giá trị biểu đạt cho đoạn thơ.
+ Nhấn mạnh tâm trạng, thái độ của nhân vật trữ tình: sẵn sàng gác lại những tình cảm riêng tư để lên đường thực hiện lí tưởng của cuộc đời, qua đó thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với hoài bão, ước mơ của con người.
Dạng 2: Giải thích/Nêu ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, câu thơ trong bài thơ.
Cách trả lời:
+ Nghĩa hiển ngôn/nghĩa gốc/nghĩa bề mặt (Điều nhà thơ thể hiện trực tiếp ở ngôn từ).
+ Nghĩa hàm ngôn/nghĩa chuyển/nghĩa sâu xa (Tình cảm của nhà thơ, điều nhà thơ gửi gắm qua ngôn từ).
Ví dụ: Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ cuối trong khổ thơ sau?
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy, dẫn theo https://www.thivien.net)
Trả lời:
- Em hiểu nội dung của hai câu thơ cuối trong khổ thơ trên là: Câu thơ khẳng định vai trò, tầm quan trọng của những lời mẹ ru trong suốt cuộc đời con người, dù ta có khôn lớn trưởng thành thì những lời hát ru ấy vẫn theo ta, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn ta.
- Qua đó, tác giả bày tỏ niềm yêu thương, trân trọng, biết ơn người mẹ, đồng thời nhắn gửi tới người đọc về tình yêu thương bao la của người mẹ; nhắc nhở ta luôn khắc ghi công ơn dưỡng dục của mẹ, của cha.
Dạng 3: Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ, đoạn thơ.
Cách trả lời:
+ Chỉ ra đặc điểm tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Nhận xét về tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Ví dụ: Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với người mẹ kháng chiến trong đoạn thơ sau:
Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, dẫn theo https://www.thivien.net)
Trả lời:
+ Tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với người mẹ kháng chiến được thể hiện trong đoạn thơ là nhớ thương, trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở trong thời gian hoạt động cách mạng.
+ Đó là những tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc, giàu giá trị nhân văn.
Dạng 4: Nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.
Để làm được dạng câu hỏi này cần hiểu:
+ Cảm hứng chủ đạo: là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người đọc.
+ Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, trọng tâm được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm trong tác phẩm.
+ Tư tưởng: là nhận thức, lí giải và thái độ của người viết đối với toàn bộ nội dung văn bản.
+ Thông điệp: là điều tác giả gửi gắm qua tác phẩm mà người đọc nhận ra.
Cách trả lời:
+ Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là: … (ghi ra những tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài thơ).
+ Chủ đề trong bài thơ là: … (ghi ra vấn đề được nói đến trong tác phẩm).
+ Tư tưởng trong bài thơ là (ghi ra thái độ, tình cảm của tác giả với chủ đề đã nêu lên).
+ Thông điệp trong bài thơ là: … (ghi ra điều tác giả gửi gắm tới người đọc qua tác phẩm).
Ví dụ: Nêu cảm hứng chủ đạo/chủ đề/thông điệp của bài thơ sau:
Mười nén nhang ở ngã ba Đồng Lộc
(Mai Văn Phấn)
Tháng ngày gương lược về đâu
Chân trời để xoã một màu cỏ non
Các cô nằm lại trên cồn
Những chùm bồ kết khô giòn trong cây
Khăn thêu những dấu tay gầy
Thành mây Đồng Lộc bay bay trắng trời
Người ơi, tôi lại gặp người
Hơi bom còn thổi rụng rời cát khô
Nhang này quặn nỗi đau xưa
Tôi nay tôi của cơn mưa về nguồn.
(Trích Cầu nguyện ban mai, NXB Hải Phòng, 1997)
Trả lời:
+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là: Nỗi xót xa thương cảm trước sự hi sinh của những cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc.
+ Chủ đề của bài thơ trên là: Chiến tranh và những hi sinh, mất mát đau đớn mà nó gây ra.
+ Thông điệp của bài thơ trên là:
++ Chiến tranh khốc liệt, gieo đau thương, mất mát.
++ Những chiến đấu, hi sinh của những người con gái Đồng Lộc cũng như bao người con đất nước đều trở thành bất tử, là tấm gương cho thế hệ sau soi vào.
Dạng 5: Nêu tác dụng của yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình.
Khái niệm: Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là những chi tiết, hình ảnh cụ thể gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu triết lí, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc…
+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…
+ Sự sáng tạo về ngôn từ.
+ Tính nhạc trong thơ.
…
Cách chỉ ra và nêu tác dụng:
+ Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn thơ.
+ Tác dụng:
Giúp cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. tạo những liên tưởng ý vị sâu sắc.
Làm nổi bật rõ nội dung (chỉ rõ nghĩa tả thực và nghĩa biểu tượng) cảm xúc của nhân vật trữ tình. Qua đó thấy được tài năng của nhà thơ.
Ví dụ: Chỉ ra tác dụng của yếu tố tượng trưng trong ví dụ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, NXB Văn học, Hà Nội 1968)
Trả lời:
+ Yếu tố tượng trưng trong đoạn thơ là: hình ảnh ngọn lửa.
+ Tác dụng:
Giúp cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, gợi cảm, tạo những liên tưởng ý vị sâu sắc.
Hình ảnh “ngọn lửa” là ánh sáng có sức nóng, là khởi nguồn của sự sống, có sức lan tỏa. Bởi thế “ngọn lửa” là hình ảnh tượng trưng cho lòng yêu thương, niềm tin và sự lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của bà sang cháu. Bà không chỉ là người thắp lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa. Qua đó ta thấy được sự lựa chọn hình ảnh đặc sắc của nhà thơ.
3. VẬN DỤNG
a. Những yêu cầu cơ bản:
- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.
- Thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.
- Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống, qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
- Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức của bài thơ.
- Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ.
- Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiêm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản thơ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.
- Vận dụng được những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ để lý giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.
- So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.
- Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.
b. Một số dạng câu hỏi và cách trả lời:
Dạng 1: Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức; rút ra thông điệp cho bản thân.
Cách trả lời:
+ Thông điệp/Bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất em rút ra sau khi đọc văn bản trên là: Chúng ta cần/nên/phải/hãy… (hướng về những giá trị tốt đẹp, tích cực của cuộc sống).
+ Lí giải: Thông điệp/Bài học trên có ý nghĩa sâu sắc nhất với em vì: … (Tập trung nêu những ý nghĩa quan trọng của thông điệp/ bài học đã chọn khoảng 2 - 3 ý).
Ví dụ:
- Thông điệp ý nghĩa nhất với em là: Hãy luôn tự tin trong cuộc sống.
- Sở dĩ em chọn thông điệp này là vì:
+ Tự tin giúp ta có động lực phấn đấu, cố gắng đạt được điều mong muốn.
+ Tự tin giúp ta lạc quan, tích cực hành động để vươn tới ước mơ.
+ Tự tin sẽ khẳng định năng lực bản thân, giúp ích cho cộng đồng xã hội.
Dạng 2: Bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm của tác giả hoặc nội dung của tác phẩm.
Cách trả lời:
+ Em đồng tình với quan điểm trên (Hoặc Em không đồng tình/ Em có phần đồng tình, có phần không đồng tình).
+ Lí giải:
++ Đồng tình: chỉ ra tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề nêu trong quan điểm (ý kiến).
++ Không đồng tình: chỉ ra mặt trái của vấn đề.
++ Vừa đồng tình vừa không đồng tình: kết hợp cả hai cách trả lời trên.
Ví dụ: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm “giữ nguyên quê mùa” của chàng trai trong bài thơ sau không? Vì sao?
CHÂN QUÊ
Nguyễn Bính
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Dẫn theo https://www.thivien.net )
Trả lời:
+ Em đồng tình/không đồng tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình với quan niệm “giữ nguyên quê mùa” của chàng trai trong bài thơ trên.
+ Em đồng tình/không đồng tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình vì:
++ Đồng tình: trong thời hội nhập, việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống là cần thiết, cần phát huy…
++ Không đồng tình: vì con người cần thay đổi cho phù hợp môi trường hội nhập, xã hội hiện đại…
++ Vừa đồng tình vừa không đồng tình: kết hợp cả hai ý trên.
..........................
PHẦN III. KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 200 CHỮ
I. YÊU CẦU CHUNG
Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, viết đoạn văn nghị luận là yêu cầu thứ nhất trong phần Viết. Phần nội dung này chiếm 20% số điểm toàn bài (2,0 điểm/10,0 điểm). Để đạt được 2,0 điểm, cần đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Đảm bảo hình thức, dung lượng đoạn văn.
- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
3. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn.
4. Viết đoạnvăn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận (theo từng đề bài cụ thể).
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng.
5. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
6. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
I. Về văn bản thơ
1. Yêu cầu viết đoạn văn thường đề cập đến những phương diện sau:
- Nhận xét, đánh giá một phương diện nội dung như: nhan đề, chủ đề câu thơ, đoạn thơ, nhân vật trữ tình, …
- Nhận xét, đánh giá một phương diện nghệ thuật như: đặc sắc nghệ thuật, sử dụng hình ảnh, nhịp điệu, cách dùng từ ngữ, ngắt nhịp, biện pháp tu từ, …
2. Ví dụ:
+ Cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ.
+ Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ/câu thơ.
+ Phân tích một nét đẹp tâm hồn tác giả trong bài thơ (ví dụ: Phân tích một nét đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thúy Sơn).
+ Cảm nhận về một phương diện nổi bật trong bài thơ.
+ So sánh nội dung câu thơ trong bài A và bài B.
+ Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
+ Phân tích việc sử dụng một biện pháp tu từ nghệ thuật trong khổ thơ.
+ Phân tích một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ.
+ Phân tích một yếu tố phá cách trong bài thơ (ví dụ: yếu tố phá cách trong bài thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi).
+ Làm sáng tỏ mối liên hệ giữa chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc của tác giả.
...
II. Về văn bản truyện, kí
1.Yêu cầu viết đoạn văn thường đề cập đến những phương diện sau:
- Nhận xét, đánh giá một phương diện nội dung: nhan đề, chủ đề, vẻ đẹp nhân vật, …
- Nhận xét, đánh giá một phương diện nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật, hình ảnh, chi tiết, điểm nhìn, ngôi kể, lời nhân vật (đối thoại, độc thoại), cách kết thúc, ...
2. Ví dụ:
+ Đánh giá về chủ đề của tác phẩm.
+ Suy nghĩ về một phẩm chất của nhân vật.
+ Phân tích tâm trạng của nhân vật trong một đoạn văn nào đó (ví dụ: Phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn phần kết truyện Dưới bóng Hoàng Lan của Thạch Lam).
+ Phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong đoạn trích/tác phẩm.
+ Phân tích ý nghĩa của một hoặc một số câu văn trong đoạn trích/tác phẩm.
+ Trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân rút ra từ tác phẩm.
+ Phân tích một chi tiết trong truyện (ví dụ: chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo, nồi chè khoán trong tác phẩm Vợ Nhặt).
+ Phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện.
+ Phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích/tác phẩm.
+ Nhận xét cách xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, lời kể, chi tiết, lời thoại.
+ Nhận xét cách kết thúc truyện.
+ Phân tích vai trò của người kể chuyện ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất.
...
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đáp án đề minh họa Sinh 2025 (mới nhất)
Đáp án đề minh họa thi tốt nghiệp 2025 môn Công nghệ
Đáp án đề tham khảo 2025 môn Địa chính thức
(Mới) Đáp án đề tham khảo Hóa 2025 của Bộ giáo dục
Đáp án đề minh họa tốt nghiệp 2025 môn Tin học
Đáp án đề tham khảo tiếng Anh 2025 mới nhất
(Mới nhất) Đáp án đề minh họa 2025 tất cả các môn
Đáp án đề minh họa môn Giáo dục Kinh tế pháp luật 2025
- Chia sẻ:
Trang Nguyễn
- Ngày:
Tài liệu ôn Văn thi THPT Quốc gia 2025
962 KB 11/02/2025 9:18:00 SATheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Trường hợp được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2024
-
150+ Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng Anh có đáp án năm học 2023 - 2024
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Địa lí sở Ninh Bình (Lần 2)
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí sở Ninh Bình (Lần 2)
-
Ma trận đề thi THPT quốc gia 2024 môn Toán
-
Bộ đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa
-
Đề thi thử Văn Sở Nghệ An 2025 có đáp án (Lần 1)
-
Đáp án Sinh học THPT Quốc gia 2024 (24 mã đề)
-
Ma trận đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2023
-
Đề thi thử THPT 2025 môn Toán Hàm Rồng Thanh Hóa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo cấu trúc mới năm 2025
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Sinh sở Nghệ An (Lần 1)
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Toán Huế
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Hóa sở Nghệ An (Lần 1)
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Kinh tế pháp luật sở Ninh Bình (Lần 2)
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Sử sở Nghệ An (Lần 1)
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Kinh tế pháp luật sở Nghệ An (Lần 1)
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tiếng Anh sở Ninh Bình (Lần 2)
-
Đề thi thử Văn Sở Nghệ An 2025 có đáp án (Lần 1)
-
Kiến thức trọng tâm Lịch sử lớp 12 thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Vật lí sở Nghệ An (Lần 1)
-
Các tác phẩm đã thi THPT Quốc gia môn Văn các năm (Tham khảo)