Bộ đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Văn tỉnh Gia Lai có đáp án
Đề thi thử THPT quốc gia 2024 môn Văn
Bộ đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Văn tỉnh Gia Lai được Haotieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn tỉnh Gia Lai có đáp án chi tiết. Với đề thi thử THPT quốc gia 2024 môn Văn Gia Lai sẽ giúp các em luyện đề văn thi THPT Quốc gia 2024 tốt nhất để nâng cao cũng như củng cố kiến thức thật vững trước khi thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề tham khảo thi THPT quốc gia môn Văn tỉnh Gia Lai, mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia môn văn tỉnh Gia Lai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ------------------------- | KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tuổi trẻ không chỉ là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà còn chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm, sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta già đi khi để tâm hồn mình héo hon.
Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết thương trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.
(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.68)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, tuổi trẻ gắn liền với các yếu tố nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn ?
Câu 4. Đoạn trích trên có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN(7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về sự cần thiết phải trải nghiệm cuộc sống của người trẻ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Hồn Trương Ba : (sau một hồi lâu) : Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa ! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn !
Đế Thích : Không thể được ! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn…
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào…
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,
Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.151-152)
Phân tích vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm trong đoạn trích.
-----Hết-----
Đáp án
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Cán bộ chấm thi cần nắm vững yếu cầu của Hướng dẫn chấm và đáp án – thang điểm của đề thi tham khảo để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, cán bộ chấm thi cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Bài viết được chấm theo thang điểm 10; làm tròn đến hai chữ số thập phân.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời sai: 0 điểm
Câu 2. (0,5 điểm)
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời được một ý trong Đáp án: 0,25 điểm.
Câu 3. (1,0 điểm)
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Trả lời được một ý trong Đáp án: 0,5 điểm.
* Lưu ý: Thí sinh trình bày các ý trong Đáp án bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
Câu 4. (1,0 điểm)
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
* Lưu ý: Thí sinh có thể lí giải bằng nhiều cách khác nhau, cán bộ chấm thi cần linh động trong khi chấm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
* Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận.
- Lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể
- Các yêu cầu a, b chấm như Đáp án.
- Đối với yêu cầu c: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cách rèn luyện bản thân để trở nên tự tin; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. (1,0 điểm)
+ Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu. (0,5 điểm – 0,75 điểm)
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp. (0,25 điểm)
- Đối với yêu cầu d: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. (0,25 điểm)
- Đối với yêu cầu e: Thí sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận hoặc có cách diễn đạt mới mẻ. (0,25 điểm)
Câu 2 (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận.
* Yêu cầu cụ thể
- Đối với yêu cầu a: chấm như Đáp án.
- Đối với yêu cầu b:
+ Thí sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: (0,5 điểm)
+ Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: (0,25 điểm)
- Đối với yêu cầu c:
+ Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn đoạn trích: 0,25 điểm.
+ Phần phân tích vẻ đẹp nhân cách của Trương Ba trong đoạn trích: 2,5 điểm
++ Phân tích sâu sắc, triển khai ý rõ ràng, mạch lạc: (1,75 điểm - 2,0 điểm); phân tích được những nét chính nhưng chưa thật sâu sắc, biết cách triển khai ý: (1,0 điểm - 1,5 điểm); phân tích chung chung, không biết cách triển khai ý (0,25 điểm - 0,75 điểm).
++ Nghệ thuật thể hiện: 0,5 điểm.
+ Phần nhận xét về triết lí nhân sinh được thể hiện trong đoạn trích của Lưu Quang Vũ: 0,5 điểm.
++ Nhận xét triết lí nhân sinh: 0,25 điểm
++ Tác dụng triết lí nhân sinh: 0,25 điểm.
- Đối với yêu cầu d: không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Đối với yêu cầu e: Thí sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học trong phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nội dung tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt và nội dung của đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
+ Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
+ Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25 điểm.
............................
Để xem toàn bộ nội dunng chi tiết 15 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn tỉnh Gia Lai, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 12 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Địa lí
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Vật lí
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Văn
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Lịch sử
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Toán
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Hóa
46+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án
200 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn có đáp án (932 trang)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều
-
(Có đáp án) Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con
-
Đọc hiểu Thông tin về ngày trái đất năm 2000
-
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào đọc hiểu
-
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của thời gian
-
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay
-
Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 học kì 2 file Word (123 trang)
-
Anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
-
(3 đề) Việt Nam đất nước ta ơi đọc hiểu
-
Mình sẽ đi qua hết núi đồi đọc hiểu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công