Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo 2023
Đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa 10 CTST có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo 2023 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này bao gồm 2 mẫu đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo có ma trận đề thi và đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn tập cuối kì 2 môn Hóa học 10 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa 10 CTST có đáp án, mời các em cùng tham khảo.
1. Ma trận đề thi Hóa 10 học kì 2 Chân trời sáng tạo
2. Đề thi học kì 2 môn Hóa 10 CTST 2023
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Số oxi hoá của sulfur trong hợp chất H2SO3 là
A. +2.
B. +4.
C. +6.
D. +8.
Câu 2: Cho các hợp chất sau: N2, N2O, NH3, HNO3, (NH4)2CO3. Số trường hợp trong đó nitrogen có số oxi hoá -3 là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 3: Cho các phản ứng hoá học sau:
(a) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
(b) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(c) HCl + KOH → KCl + H2O.
(d) 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Nguyên tử nitrogen chỉ thể hiện tính oxi hoá (trong điều kiện phản ứng phù hợp) trong hợp chất nào sau đây?
A. N2.
B. NH3.
C. NO.
D. NaNO3.
Câu 5: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
C(s) + H2O(g) t∘→ CO(g) + H2(g) ΔrH0298=+131,25kJ
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt.
B. không có sự thay đổi năng lượng.
C. tỏa nhiệt.
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
Câu 6: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
CO (g) + \(\frac{1}{2}\)O2 (g) → CO2 (g) Δ r H 0 298 = − 283,00 kJ
Giá trị ΔrH0 298 của phản ứng 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g) là
- – 283 kJ.
- + 283 kJ.
- + 566 kJ.
- – 566 kJ.
Câu 7: Phản ứng nảo sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?
- Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).
- Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.
- Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).
- Phản ứng nung NH4Cl(s) tạo ra NH3(g) và HCl(g).
Câu 8: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?
- 2C(than chì) + O2(g) → 2CO(g).
- C(than chì) + O(g) → CO(g).
- C(than chì) + \(\frac{1}{2}\)O2 (g) → CO(g)
- C(than chì) + CO2(g) → 2CO(g).
Câu 9: Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau:
2NO2 (g) (đỏ nâu) → N2O4 ( g ) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có ΔfH0298 tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
A. tỏa nhiệt, N2O4bền vững hơn NO2.
B. thu nhiệt, N2O4bền vững hơn NO2.
C. tỏa nhiệt, NO2bền vững hơn N2O4.
D. thu nhiệt, NO2bền vững hơn N2O4.
Câu 10: Cho phản ứng tổng hợp ammonia (NH3) như sau:
N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g) ΔrH0 298 = − 92 kJ
Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N≡N và H–H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N–H trong ammonia là
- 391 kJ/mol.
- 361 kJ/mol.
- 245 kJ/mol.
- 490 kJ/mol.
Câu 11: Tốc độ phản ứng viết theo định luật tác dụng khối lượng là
- tốc độ trung bình của phản ứng.
- tốc độ tức thời của phản ứng.
- tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.
- tốc độ tính theo chất sản phẩm phản ứng.
Câu 12: Đối với phản ứng: A + 3B → 2 C, phát biểu nào sau đây đúng?
- Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C.
- Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C.
- Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C.
- Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C.
Câu 13: Phản ứng của H2 và I2 là phản ứng đơn giản: H2 (g) + I2 (g) → 2HI(g). Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ của phản ứng này được viết dưới dạng là
Câu 14: Tốc độ của một phản ứng hóa học lớn nhất khoảng thời điểm nào?
- Bắt đầu phản ứng.
- Khi phản ứng được một nửa lượng chất so với ban đầu.
- Gần cuối phản ứng.
- Không xác định được.
Câu 15: Yếu tố nào được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: “Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh (sulfur) đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxygen”?
- Nồng độ.
- Áp suất.
- Nhiệt độ.
- A, B, C đều đúng.
Câu 16: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff được kí hiệu là
A. ∝.
B. γ.
C. φ.
D.θ.
Câu 17: Chất làm tăng tốc độ phản ứng mà sau phản ứng nó không bị thay đổi về lượng và chất được gọi là
- chất ức chế.
- chất xúc tác.
- chất hoạt hóa.
- chất điện li.
Câu 18: Cho ba mẫu đá vôi (không lẫn tạp chất) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
- t3< t2 < t1.
- t2< t1 < t3.
- t1< t2 < t3.
- t1= t2 = t3.
Câu 19: Trong dãy các halogen, khi đi từ fluorine đến iodine thì
A. bán kính nguyên tử giảm dần.
B. độ âm điện giảm dần.
khả năng oxi hoá tăng dần.
D. năng lượng liên kết trong phân tử đơn chất tăng dần.
Câu 20: Trong các tính chất sau, những tính chất nào không phải là chung cho các đơn chất halogen?
A. Phân tử gồm 2 nguyên tử.
B. Có số oxi hoá -1 trong hợp chất với kim loại và hydrogen.
C. Có tính oxi hoá.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 21: Trong số các hydrohalic acid dưới đây, chất có tính khử mạnh nhất là
A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.
Câu 22: Dung dịch nào dưới đây không tác dụng với dung dịch AgNO3?
A. NaF.
B. NaCl.
C. NaBr.
D. Na2SO4.
Câu 23: Để chứng minh Cl2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, người ta cho Cl2 tác dụng với
- dung dịch FeCl2.
- dây sắt nóng đỏ.
- dung dịch NaOH loãng.
- dung dịch KI.
Câu 24: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion halide (X-) là
A. ns2np4.
B. ns2np5.
C. ns2np6.
D. (n – 1)d10ns2np5.
Câu 25: Phản ứng nào sau đây là sai?
- 2F2+ 2H2O → 4HF + O2.
- Cl2+ H2O ⇄ HCl + HClO.
- Br2+ H2O ⇄ HBr + HBrO.
- F2+ H2O ⇄ HF + HFO.
Câu 26: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
- Hydrogen chloride.
- Hydrogen fluoride.
- Hydrogen bromide.
- Hydrogen iodide.
Câu 27: Rót 3 mL dung dịch HCl 1 M vào 2 mL dung dịch NaOH 1 M, cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, mẩu quỳ tím sẽ:
- hóa màu đỏ.
- hóa màu xanh.
- mất màu tím.
- không đổi màu.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính khử.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Trong hợp chất, các halogen đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(d) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F–, Cl–, Br–, I–.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là
A. 2.
B.4.
C. 3.
D.5.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Để điều chế khí chlorine (Cl2) trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho potassium permanganate (KMnO4) tác dụng với hydrogen chloride (HCl):
KMnO 4 + HCl t∘→ KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử.
b) Giả sử lượng khí chlorine sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9,96 muối KX (X là một nguyên tố halogen) thu được 4,47 gam một muối duy nhất. Xác định công thức phân tử của muối KX.
Câu 2 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình minh hoạ tính chất hoá học của các nguyên tố halogen:
a) Cl2+ Fe →
b) Cl2+ KOH →100∘C
c) Br2+ KI →
d) I2+ Al H 2 O →H2O
e) Ag + F2→
Câu 3 (1 điểm): Cho 2,9825 gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X, Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X nhỏ hơn của Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 0,7175 gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.
3. Đáp án đề thi học kì 2 Hóa 10 CTST
1 - B | 2 - C | 3 - A | 4 - D | 5 - A | 6 - D | 7 - C | 8 - C | 9 - A | 10 - A |
11 - B | 12 - A | 13 - C | 14 - D | 15 - A | 16 - B | 17 - B | 18 - C | 19 - B | 20 - D |
21 - D | 22 - A | 23 - C | 24 - C | 25 - D | 26 - B | 27 - A | 28 - A |
................................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem thêm đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 10 CTST có đáp án.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh chị những cảm xúc gì?
-
Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
-
Soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
-
Đọc hiểu Mộ xuân tức sự (2 đề)
-
Viết đoạn văn chủ đề Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam
-
Phân tích bài thơ Xuân về
-
Những thành tựu của văn minh Hy Lạp-La Mã ảnh hưởng như thế nào với thế giới ngày nay
-
Hãy so sánh sự khác nhau giữa tháp dân số năm 2020 của các nước Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ và Ca-na-đa?
-
Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm
-
Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công