Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 cả 3 bộ sách 2024
Hoatieu xin chia sẻ Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Sử năm học 2022 - 2023 có đáp án trong bài viết dưới đây. Đây là bộ đề kiểm tra lịch sử 10 giữa học kì 2 được Hoatieu tổng hợp có kèm theo đáp án chi tiết.
Với những đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Sử có đáp án này sẽ giúp các bạn học sinh sẽ có thêm những tài liệu ôn thi giữa kì môn Lịch sử lớp 10 để củng cố kiến thức và đạt kết quả tốt nhất.
Đề kiểm tra Sử lớp 10 giữa kì 2 có đáp án
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 - 2023
Môn: Lịch sử lớp 10
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?
A. Khu vực duy nhất ở châu Á không tiếp giáp với biển.
B. Là cầu nối giữa Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.
C. Là cầu nối giữa các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.
D. Là giao điểm của nhiều tuyến đường giao thông quốc tế.
Câu 2. Khu vực Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, với sự hiện diện của nhiều dòng sông lớn, ngoại trừ
A. Sông Mê Công.
B. Sông I-ra-oa-đi.
C. Sông Ơ-phrát.
D. Sông Hồng.
Câu 3. Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của cả hai đại chủng nào?
A. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.
B. Nê-grô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
D. Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ văn hóa Ấn Độ được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á.
B. Phật giáo giữ địa vị độc tôn ở mọi quốc gia Đông Nam Á.
C. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu và sùng mộ Thiên Chúa giáo.
D. Cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng từ chữ Hán.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á?
A. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
B. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạnh giá, ít mưa.
C. Ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.
D. Thành phần dân cư thống nhất, đơn giản về sắc tộc.
Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tổ chức xã hội ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.
B. Có lịch sử lâu đời và sức sống mạnh mẽ.
C. Đề cao tính cá nhân và biệt lập, khép kín.
D. Có sự tiếp biến với văn minh bên ngoài.
Câu 7. Những tôn giáo nào của Ấn Độ được truyền bá tới Đông Nam Á ngay từ đầu Công nguyên?
A. Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
B. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
D. Hồi giáo và Đạo giáo.
Câu 8. Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (từ đầu Công nguyên) để sáng tạo ra loại chữ viết nào?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ Pali.
D. Chữ Kanji.
Câu 9. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn hóa Đông Nam Á
A. Phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ.
B. Có sự giao thoa, tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
C. Bộc lộ những dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng.
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng về nghệ thuật kiến trúc của các quốc gia Đông Nam Á?
A. Thiếu tính sáng tạo, sao chép nguyên bản các văn hóa bên ngoài.
B. Kiến trúc và điêu khắc hài hòa, tạo nên những kiệt tác nghệ thuật.
C. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo.
D. Tiếp thu văn hóa bên ngoài nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo.
Câu 11. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là gì?
A. Mang tính cá nhân và sự biệt lập, khép kín.
B. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
C. Không có sự giao lưu với bên ngoài.
D. Không mang tính bản địa.
Câu 12. Các Tháp Chăm (ở Việt Nam) và đền Ăng-co Vát (ở Campuchia) chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách nghệ thuật kiến trúc nào?
A. Kiến trúc Hồi giáo.
B. Kiến trúc Hin-đu giáo.
C. Kiến trúc phương Tây.
D. Kiến trúc Phật giáo.
Câu 13. Trong đời sống thường nhật, phụ nữ Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc mặc trang phục như thế nào?
A. Mặc áo, váy, yếm che ngực và đi chân đất.
B. Mặc áo, váy, đội nón quai thao, đi guốc mộc.
C. Mặc áo tứ thân, đội khăn mỏ quạ, đi guốc mộc.
D. Mặc áo bà ba, quần lụa, đi dép làm bằng mo cau.
Câu 14. Phạm vi lãnh thổ của các nhà nước Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Câu 15. Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Sử dụng trầu cau trong các dịp trọng đại, lễ tết.
C. Sự phát triển của kĩ thuật luyện kim (đúc đồng).
D. Đoàn kết để cùng làm thủy lợi, chống thiên tai.
Câu 16. Hoa văn nào trên trống đồng cho thấy đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc gắn liền với lễ hội?
A. Hình Mặt Trời và chim Lạc.
B. Hình người đang giã gạo.
C. Hình các vũ công đang nhảy múa.
D. Hình nhà sàn mái cong.
Câu 17. Người Chăm-pa đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở của
A. Chữ La-tinh.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ Kanji.
D. Chữ Hangul.
Câu 18. Cư dân Chăm-pa là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?
A. Chữ Nôm.
N. Sử thi Đăm-săn.
C. Đền Bô-rô-bu-đua.
D. Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 19. Đường bờ biển dài với nhiều hải cảng đã tạo điều kiện cho cư dân Chăm-pa phát triển ngành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Luyện kim (đúc đồng).
C. Buôn bán đường biển.
D. Chế tác kim hoàn.
Câu 20. Điểm tương đồng trong đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ và Chăm-pa là gì?
A. Thịnh hành ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
B. Có tục ăn trầu cau, nhuộm răng đen.
C. Xây nhiều đền tháp để thờ thần Siva.
D. Sùng mộ Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Câu 21. Bộ máy nhà nước Phù Nam được xây dựng theo mô hình nhà nước nào dưới đây?
A. Chiếm hữu nô lệ.
B. Dân chủ chủ nô.
C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.
D. Quân chủ lập hiến phương Đông.
Câu 22. Văn minh Phù Nam phát triển trên cơ sở của nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Hòa Bình.
D. Văn hóa Óc Eo.
Câu 23. Cư dân Phù Nam đã tiếp thu có sáng tạo những thành tựu văn minh Ấn Độ để làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện thông qua việc
A. Hình thành tín ngưỡng vạn vật hữu linh, phồn thực.
B. Xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.
C. Hình thành tập tục ăn trầu cau và hoả táng người chết.
D. Sáng tác ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở sử thi Ramayana.
Câu 24. Văn minh Ấn Độ được truyền bá tới Phù Nam thông qua con đường nào?
A. Buôn bán và chiến tranh thôn tính.
B. Chính sách “đồng hóa văn hóa”.
C. Buôn bán và truyền giáo.
D. Chiến tranh xâm lược.
TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Nếu được lựa chọn để giới thiệu với bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở hình thành của các nền văn minh: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm-pa; Phù Nam.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D | 2-C | 3-D | 4-A | 5-A | 6-C | 7-C | 8-A | 9-A | 10-A |
11-B | 12-B | 13-A | 14-A | 15-A | 16-C | 17-B | 18-D | 19-C | 20-A |
21-C | 22-D | 23-B | 24-C |
B. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
(*) Lưu ý:
- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân;
- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.
(*) Tham khảo:
- Lựa chọn giới thiệu các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á. Vì:
+ Những công trình kiến trúc cho thấy sức lao động và khả năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Đông Nam Á.
+ Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo, nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Cơ sở về điều kiện tự nhiên:
+ Có các dòng sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.
+ Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Tiếp giáp với biển.
- Cơ sở kinh tế:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính.
+ Ngoài ra, cư dân còn có các hoạt động kinh tế khác, như: chăn nuôi, đánh bắt cá,...
- Cơ sở xã hội:
+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam
+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.
2. Đề kiểm tra lịch sử 10 giữa học kì 2 sách Cánh diều
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2022 - 2023
Môn: Lịch sử lớp 10
(Đề số 1)
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng nào dưới đây?
- Môn-gô-lô-ít phương Nam.
- Môn-gô-lô-ít phương Đông.
- Môn-gô-lô-ít phương Tây.
- Môn-gô-lô-ít phương Bắc.
Câu 2. Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là
- Lãnh địa.
- Điền trang.
- Làng/ bản.
- Phường hội.
Câu 3. Học thuyết tư tưởng nào của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
- Bà La Môn giáo.
- Hồi giáo.
- Phật giáo.
- Nho giáo.
Câu 4. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Chăm-pa là gì?
- Nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.
- Nhà mái lợp tranh, vách đất.
- Nhà trệt xây từ gạch nung.
- Nhà lầu xây từ đá ong.
Câu 5. Cư dân In-đô-nê-xi-a là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?
- Sử thi Riêm Kê.
- Sử thi Đăm-săn.
- Đền Bô-rô-bu-đua.
- Đền Ăng-co Vát.
Câu 6. Người Khơ-me, người Thái, người Môn,… đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở của loại chữ viết nào?
- Chữ Hán của Trung Quốc.
- Chữ Phạn của Ấn Độ.
- Chữ La-tinh của La Mã.
- Chữ tượng hình của Ai Cập.
Câu 7. Tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng của cư dân Việt Nam là
- Sử thi Ra-ma Khiên.
- Sử thi Đẻ đất đẻ nước.
- Truyện sử Me-lay-u.
- Thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ.
Câu 8. Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại địa phương nào?
- Phú Xuân (Huế).
- Hoa Lư (Ninh Bình).
- Phong Khê (Hà Nội).
- Phong Châu (Phú Thọ).
Câu 9. Vương quốc Phù Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành đế chế hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào?
- Thế kỉ I - thế kỉ III.
- Thế kỉ III - thế kỉ V.
- Thế kỉ V - thế kỉ VII.
- Thế kỉ VII - thế kỉ X.
Câu 10. Cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc có phong tục, tập quán nào dưới đây?
- Ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn thực.
- Làm bánh chưng, bánh giày vào dịp lễ tết.
- Lì xì cho trẻ em vào dịp tết Nguyên đán.
- Xây dựng các đền tháp để thờ thần Siva.
Câu 11. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là
- Khai thác lâm sản.
- Sản xuất thủ công nghiệp.
- Nghề nông trồng lúa nước.
- Đánh bắt cá trên sông, biển.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục của cư dân Phù Nam?
- Mặc áo chui đầu hoặc ở trần.
- Nhà vua đi dép làm bằng mo cau.
- Dùng vải quấn làm váy.
- Đi dép bằng gỗ cây bao hương.
Câu 13. Vị trí nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì đây là điều kiện thuận lợi để
- Xây dựng một nhà nước thống nhất.
- Phát triển kinh tế thủ công nghiệp.
- Giao lưu với các nền văn minh lớn.
- Phát triển nghề nông trồng lúa nước.
Câu 14. Văn minh Ấn Độ được truyền bá đến Đông Nam Á thông qua con đường nào?
- Buôn bán và truyền giáo.
- Chiến tranh xâm lược.
- Chính sách cai trị, đô hộ.
- Buôn bán và chiến tranh xâm lược.
Câu 15. Nghệ thuật kiến trúc của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại có điểm gì nổi bật?
- Tạo dựng hàng loạt các công trình đồ sộ, như:m kim tự tháp, thánh đường,…
- Chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ nhưng vẫn có nét độc đáo riêng.
- Mang tính bản địa, không chịu sự ảnh hưởng của văn minh bên ngoài.
- Sao chép nguyên bản phong cách kiến trúc và tạo hình của Ấn Độ.
Câu 16. Nhận xét nào dưới đây đúng về văn học của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
- Văn học chữ viết kém phát triển, đơn điều về thể loại.
- Văn học dân gian ra đời muộn, đơn thiệu về thể loại.
- Kho tàng văn học dân gian phong phú, nhiều thể loại.
- Văn học chữ viết ra đời sớm (ngay từ đầu Công nguyên).
Câu 17. Văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?
- Ảnh hưởng mạnh mẽ của các nền văn minh Tây Á, Bắc Phi.
- Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
- Những đóng góp của cư dân bản địa - tộc người Aryan.
- Dân cư quần tụ nhau lại trong các tổ chức phường hội.
Câu 18. Để tránh bị thủy quái làm hại, người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc đã
- Xăm mình.
- Nhuộm răng đen.
- Không đánh bắt cá.
- Không di chuyển bằng đường sông.
Câu 19. Sự đa dạng về cư dân, tộc người đã tác động như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á?
- Tạo nên sự khác biệt tuyệt đối trong văn hóa bản địa của các quốc gia.
- Tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.
- Đưa đến sự ra đời một nhà nước thống nhất, hùng mạnh trên toàn khu vực.
- Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, thái độ kì thị giữa các cộng đồng dân cư.
Câu 20. Điểm tương đồng giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?
- Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.
- Đóng đô tại vùng đất Phong Châu.
- Bộ máy nhà nước đơn giản, sơ khai.
- Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
Câu 21. Thành tựu nào dưới đây là minh chứng cho việc: cư dân Chăm-pa tiếp thu có sáng tạo các yếu tố văn minh bên ngoài?
- Tục xăm mình.
- Chữ chăm cổ.
- Tục thờ cúng tổ tiên.
- Tục nhuộm răng đen.
Câu 22. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?
- Khép kín, không có sự giao lưu với bên ngoài.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Ấn Độ.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi.
- Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại.
Câu 23. Điểm tương đồng cơ sở điều kiện tự nhiên giữa hai nền văn minh Việt cổ và văn minh Phù Nam là gì?
- Địa hình bị chia cắt mạnh, không giáp biển.
- Khí hậu khắc nghiệt, mưa ít, đất đai cằn cỗi.
- Khí hậu hàn đới với đặc trưng lạnh giá, ít mưa.
- Có các sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.
Câu 24. Việc phát hiện những đồng tiền vàng La Mã tại di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Óc Eo đã cho thấy điều gì về Vương quốc Phù Nam?
- Kinh tế khép kín, không có quan hệ giao thương với bên ngoài.
- Hoạt động giao thương đường biển của Phù Nam rất phát đạt.
- Nghề luyện kim và chế tác kim hoàn ở Phù Nam rất phát triển.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
B. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Thể hiện trên trục thời gian các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX.
Câu 2 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam
Văn minh Chăm-pa | Văn minh Phù Nam | |
Tương đồng | ||
Khác biệt |
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A | 2-C | 3-D | 4-C | 5-C | 6-B | 7-B | 8-D | 9-B | 10-B |
11-C | 12-B | 13-B | 14-A | 15-B | 16-C | 17-B | 18-A | 19-D | 20-C |
21-B | 22-A | 23-D | 24-B |
TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Lưu ý:
- Học sinh trình bày theo sự hiểu biết và kĩ năng của bản thân
- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm
* Mẫu trục thời gian tham khảo
Câu 2 (2,0 điểm):
Văn minh Chăm-pa | Văn minh Phù Nam | ||
Tương đồng | - Cơ sở tự nhiên: + Có các dòng sông lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ + Tiếp giáp với biển - Cơ sở xã hội: cư dân bản địa là người Môn cổ; bên cạnh đó còn có một bộ phận dân cư di cư từ nơi khác tới. - Cơ sở văn hóa: chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ. | ||
Khác biệt | - Địa bàn hình thành: vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay. - Đặc điểm địa hình: đan xen cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. | - Địa bàn hình thành: ở lưu vực sông Cửu Long (thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay). - Đặc điểm địa hình: thấp và tương đối bằng phẳng |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Sử 10 sách Kết nối tri thức
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?
- Hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ.
- Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạng giá, ít mưa.
- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nhiều thiên tai.
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn cối, kém màu mỡ.
Câu 2. Cư dân Phù Nam tiếp nhận những tôn giáo nào của Ấn Độ?
- Hồi giáo và Đạo giáo.
- Phật giáo và Hin-đu giáo.
- Công giáo và Nho giáo.
- Nho giáo và Đạo giáo.
Câu 3. Trong số các nước Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ văn hóa Trung Hoa?
- In-đô-nê-xi-a.
- Thái Lan.
- Cam-pu-chia.
- Việt Nam.
Câu 4. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á
- Hình thành và bước đầu phát triển.
- Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực.
- Bộc lộ dấu hiệu suy sụp, khủng hoảng.
- Có sự tiếp xúc với văn minh phương Tây.
Câu 5. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Lào thời trung đại là
- Đền Ăng-co Vát.
- Thánh địa Mỹ Sơn.
- Đền Bô-rô-bua-đua.
- Chùa Thạt Luổng.
Câu 6. Hình thức tổ chức xã hội nào tồn tại phổ biến ở Đông Nam Á?
- Làng/bản.
- Điền trang.
- Lãnh địa.
- Trang viên.
Câu 7. Trên cơ sở tiếp thu bộ Sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Cam-pu-chia đã sáng tạo nên tác phẩm văn học nào?
- Phạ Lắc Phạ Lam.
- Riêm Kê.
- Ra-ma-kiên.
- Dạ thoa vương.
Câu 8. Tín ngưỡng bản địa của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là gì?
- Thờ Đức phật.
- Thờ cúng tổ tiên.
- Thờ Thiên Chúa.
- Thờ thần Shiva.
Câu 9. Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
- Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
- Văn miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
- Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- Lai Viễn Kiều (Quảng Nam).
Câu 10. Thời Văn Lang – Âu Lạc, cai quản các chiềng, chạ là
- Vua.
- Lạc hầu.
- Lạc tướng.
- Bồ chính.
Câu 11. Cư dân Chăm-pa là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?
- Lễ hội Ka-tê.
- Chữ Nôm.
- Chùa Cầu.
- Bia Tiến sĩ.
Câu 12. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?
- Thế kỉ VII TCN.
- Thế kỉ VII.
- Thế kỉ I TCN.
- Thế kỉ I.
Câu 13. Biển không có vai trò nào sau đây đối với các quốc gia Đông Nam Á?
- Là đường giao thương với bên ngoài.
- Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
- Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
- Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Câu 14. Văn minh Chăm-pa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh nào dưới đây?
- Văn minh Ấn Độ.
- Văn minh Trung Hoa.
- Văn minh Đại Việt.
- Văn minh Phù Nam.
Câu 15. Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã có tác động như thế nào? Đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á?
- Đưa đến sự ra đời một nhà nước thống nhất, hùng mạnh trên toàn khu vực.
- Tạo nên sự tương đồng tuyệt đối trong văn hóa bản địa của các quốc gia.
- Tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.
- Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, thái độ kì thị giữa các cộng đồng dân cư.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh phương Tây.
- Là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi.
- Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại.
Câu 17. Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã có thái độ như thế nào?
- Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các thành tựu văn minh.
- Sao chép nguyên bản các thành tựu văn minh bên ngoài.
- Đóng cửa, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.
- Bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh bên ngoài.
Câu 18. Sự phát triển kinh tế của Vương quốc Phù Nam được biểu hiện thông qua việc
- Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
- Phù Nam được mệnh danh là “xứ sở của trầm hương”.
- Thương cảng Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều nước.
- Phù Nam là điểm khởi đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- Là nền văn minh mang tính thống nhất trong sự đa dạng.
- Hình thành trên cơ sở của nền nông nghiệp trồng lúa nước.
- Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh Ấn Độ, Trung Hoa.
- Khép kín, không có sự giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.
Câu 20. Yếu tố nào sau đây thể hiện sự phát triển kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
- Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
- Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
- Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
- Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
Câu 21. Nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
- Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
- Tôn giáo không có ảnh hưởng gì tới đời sống của cư dân.
- Đông Nam Á là quê hương của: Phật giáo, Hin-đu giáo.
Câu 22. Điểm tương đồng trong đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa và Việt cổ là gì?
- Xây dựng các đền, tháp bằng gạch để thờ thần Shiva.
- Phát triển rất mạnh hoạt động buôn bán đường biển.
- Trồng lúa nước trên các vùng đồng bằng châu thổ.
- Ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung.
Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc: cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng?
- Chữ viết là phương tiện để ghi chép, lưu trữ nhiều thành tựu văn minh khác.
- Là minh chứng cho sự tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh bên ngoài.
- Phản ánh tính khép kín trong quan hệ với các nền văn minh bên ngoài.
- Cho thấy tinh thần dân tộc và sự phát triển cao về tư duy của cư dân.
Câu 24. Cư dân Việt cổ và Phù Nam đều
- Sùng mộ Thiên Chúa giáo.
- Dựng nhà sàn từ gỗ, tre, nứa.
- Làm nhà trệt bằng gạch nung.
- Dựng các Thánh đường Hồi giáo.
B. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản”, anh/ chị sẽ lựa chọn thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A | 2-B | 3-D | 4-B | 5-D | 6-A | 7-B | 8-B | 9-C | 10-D |
11-A | 12-D | 13-D | 14-A | 15-C | 16-B | 17-A | 18-C | 19-D | 20-C |
21-A | 22-C | 23-C | 24-B |
B. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Lưu ý:
- Học sinh lựa chọn thành tựu và trình bày quan điểm cá nhân.
- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.
* Tham khảo:
- Lựa chọn thành tựu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Đông Nam Á
- Giải thích:
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á, bởi với họ: thờ cúng tổ tiên là sợi dây nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai, tạo nên một truyền thống liên tục của dân tộc.
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang tính phổ biến, rộng rãi ở hầu hết các cộng đồng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
+ Tín ngưỡng này có sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Tín ngưỡng này được hình thành từ rất sớm (khoảng những thế kỉ trước Công nguyên), trải qua nhiều thời kì lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không hề bị lãng quên hay phai nhạt mà vẫn được duy trì cho đến hiện nay.
Câu 2 (2,0 điểm):
* Giống nhau:
- Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn.
- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam.
- Cơ sở xã hội:
+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam
+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.
* Khác nhau
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc | Văn minh Chăm-pa | Văn minh Phù Nam | |
Địa bàn hình thành | - Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay | - Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay | - Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay |
Kinh tế | - Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam | - Các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển | - Hoạt động thương mại đường biển rất phát triển. |
Bộ phận cư dân chính | - Người Việt cổ | - Người Sa Huỳnh | - Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến) |
Văn hóa | - Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. | - Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ. |
4. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 sử lớp 10
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II (2022-2023)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng
| |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||
Số CH | Thời gian | |||||||||||||
Số CH | Thời gian (Phút) | Số CH | Thời gian (Phút) | Số CH | Thời gian (Phút) | Số CH | Thời gian (Phút) | TN | TL | |||||
1 | Việt Nam từ thời cổ đại -> TK X | Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 1* |
| 1** | 2 |
|
|
12.5 | |
Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X). | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 |
| 0 |
| 3 |
|
| |||
2 | Việt Nam từ TK X-> TK XV | Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 1* |
| 1** |
| 2 |
|
|
42.5 |
Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong các thế kỉ X - XV. | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 1* |
| 1** |
| 2 |
|
| |||
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV. | 2 | 1 | 1 | 1 | 1* |
| 1** |
| 3 |
|
| |||
Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X – XV | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 0 |
| 0 | 2 |
|
| ||||
3 | Việt Nam từ TK XVI-> TK XVIII | Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII. | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 0 |
| 0 |
| 2 |
|
| 32.5 |
Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII. | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 0 |
| 0 |
| 2 |
|
| |||
Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 1* |
| 1** |
| 2 |
|
| |||
Tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVIII | 2 | 1 | 1 | 1 | 1* |
| 1** |
| 3 |
|
| |||
4 | Việt Nam ở nửa đầu TK XIX | Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX). | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 3 |
|
| 12.5 | ||
Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 0 |
| 0 |
| 2 |
|
| |||
Tổng | 16 | 010 | 12 | 12 |
|
|
|
| 210 |
|
|
| ||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 |
|
|
|
| ||||||
Tỉ lệ chung % | 70 | 30 | 100 |
|
|
5. Bảng đặc tả kĩ thuật đề kiểm tra giữa kì 2
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Việt Nam từ thời cổ đại đến thế kỉ X
| Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam | Nhận biết: - Biết được quá trình hình thành của các quốc gia: Văn Lang - Âu Lạc; Cham pa và Phù Nam. Thông hiểu: - Hiểu được những nét khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam. Vận dụng: - Phân tích được cơ sở và điều kiện dẫn tới sự hình thành nhà nước Văn Lang. Vận dụng cao: - Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của sự ra đời các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. | 1 | 1 | 1* | 1** |
Bài 15 và 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X). | Nhận biết: - Biết được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc: tổ chức bộ máy cai trị, bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá. - Trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân, khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng. Thông hiểu: - Giải thích được mục đích của các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. - Giải thích được nguyên nhân, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc. | 2 | 1 | 0 | 0 | ||
2 | Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV | Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) | Nhận biết: - Nêu được sự thành lập các triều đại phong kiến: Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lí - Trần - Hồ - Lê Sơ. - Biết được chính sách đối nội (quan tâm tới đời sống của nhân dân, đoàn kết các dân tộc), đối ngoại (khéo léo song luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ). Thông hiểu: - Hiểu được khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến thời Lê Thánh Tông. Sự hoàn chỉnh của luật pháp qua các bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức); quân đội được tổ chức chính quy, chính sách “ngụ binh ư nông”. Vận dụng: - Phân tích được ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông. Vận dụng cao: - Nhận xét được chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê. | 1 | 1 | 1* | 1** |
|
| Bài 110: Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong các thế kỉ X - XV. | Nhận biết: - Biết được nông nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển: khai hoang ngày càng gia tăng, nhà nước quan tâm đến đê điều; - thủ công nghiệp phát triển: các triều đại đều lập các xưởng thủ công, các nghề trong dân gian ngày càng phát triển và tinh xảo hơn; thương nghiệp ngày càng phát triển ở các đô thị và nông thôn. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao nông nghiệp nước ta thời kì này phát triển. Vận dụng: - Phân tích biểu biện phát triển của kinh tế nước ta thời Lý, Trần, Lê. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với sự phát triển của xã hội. | 1 | 1 | 1* | 1** |
|
| Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV. | Nhận biết: - Trình bày được những nét khái quát (diễn biến, kết quả, ý nghĩa) của các cuộc kháng chiến: hai lần chống Tống, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Thông hiểu: - Hiểu được nét chính về nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV. Vận dụng: - Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV. - So sánh được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Trần. Vận dụng cao: - Rút ra được nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. - Rút ra được những bài học về truyền thống yêu nước từ những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ X - XV. | 2 | 1 | 1* | 1** |
Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X - XV. | Nhận biết: - Trình bày được nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. - Kể được những công trình khoa học đặc sắc. Thông hiểu: - Hiểu được những nét chính về tư tưởng và tôn giáo : Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo. - Hiểu được giáo dục ngày càng phát triển và có quy củ hơn; sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm. - Hiểu được những nét khái quát về đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước. | 1 | 1 | 0 | 0 | ||
3 | Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII. | Nhận biết: - Biết được những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân sụp đổ của nhà Lê; sự thành lập nhà Mạc; nguyên nhân đất nước bị chia cắt va (Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và Đàng Trong) và hậu quả của nó. | 1 | 1 | 0 | 0 |
Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII. | Nhận biết: - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân phát triển của kinh tế hàng hoá. - Giải thích được vì sao khoa học - kĩ thuật không có điều kiện phát triển. | 1 | 1 | 0 | 0 | ||
Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. | Nhận biết: - Trình bày được phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, bước đầu thống nhất đất nước). - Nêu được sự thành lập Vương triều Tây Sơn. - Trình bày được các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Vương triều Tây Sơn. Thông hiểu: - Hiểu được được nét chính về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (chống quân Xiêm và quân Thanh). - Giải thích được nguyên nhân sụp đổ của Vương triều Tây Sơn. Vận dụng: - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII. Vận dụng cao: - Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ (Quang Trung) đối với sự nghiệp thống nhất đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. | 1 | 1 | 1* | 1** | ||
Bài 24. Tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVIII | Nhận biết: - Trình bày được sự phát triển của tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật. Thông hiểu: - Hiểu được tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVIII: Nho giáo suy thoái, sự du nhập của đạo Thiên Chúa. Vận dụng: - Phân tích được những biểu hiện cho thấy nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vận dụng cao: - Liên hệ việc bảo tồn và phát huy nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. | 2 | 1 | 1* | 1** | ||
4 | Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX | Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX). | Nhận biết: - Biết được dưới triều Nguyễn nhà nước phong kiến tập quyền được xây dựng và củng cố : quyền hành của vua, luật pháp, quân đội ; quan hệ ngoại giao khép kín. - Biết được một số chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế. - Nêu được sự phát triển văn học chữ Nôm và kiến trúc. Thông hiểu: - Hiểu được dưới triều Nguyễn nhà nước phong kiến tập quyền được xây dựng và củng cố: quyền hành của vua, luật pháp, quân đội; quan hệ ngoại giao khép kín. | 2 | 1 | 0 | 0 |
Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân | Nhận biết: - Biết được tình hình xã hội và đời sống nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX. Thông hiểu: - Giải thích được tình hình xã hội dưới triều Nguyễn không ổn định, nhiều cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của nông dân, dân tộc ít người liên tục diễn ra. | 1 | 1 | 0 | 0 | ||
Tổng | 16 | 12 | 1 | 1 |
Trên đây là Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 có đáp án năm học 2022 - 2023. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 10 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài Tây Tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo
-
Vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
-
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen vứt rác bừa bãi
-
Xác định tình huống truyện trong chữ người tử tù
-
Đề thi giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh Diều có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 10
Văn học Việt Nam chia làm mấy giai đoạn?
Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng xưa nay chưa từng có
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là gì?
Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
Soạn bài Ôn tập trang 79 SGK văn 10 tập 1 CTST
Em hãy cho biết bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào? KTPL 10