Đề thi giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo có đáp án năm 2022-2023

Đề thi giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo có đáp án năm 2022-2023. Môn kinh tế và pháp luật lớp 10 sách Chân trời sáng tạo vào học kì 2 học chủ yếu những nội dung liên quan đến pháp luật và bộ máy nhà nước. Để củng cố kiến thức dưới đây hoatieu.vn sẽ đưa ra đề thi giữa học kì 2 của môn Kinh tế pháp luật 10 sách CTST để bạn đọc ôn luyện.

1. Đề thi giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

I. Trắc Nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?

A. Chủ tịch quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tổng bí thư.

D. Phó chủ tịch nước.

Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 3. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Nghị định.

D. Thông tư.

Câu 4. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội khóa nào sau đây thông qua?

A. Quốc hội khoá XIII.

B. Quốc hội khoá XII.

C. Quốc hội khoá XIV.

D. Quốc hội khoá XI.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị

A. nghiêm trị.

B. quản lí.

C. thúc quản.

D. tố cáo.

Câu 6. Phương án nào sau đây là hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam?

A. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.

B. Cộng hòa hỗn hợp.

C. Cộng hòa dân chủ nhân dân.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh của các lực lượng nào sau đây?

A. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

B. Giai cấp địa chủ với tư sản mại bản và đội ngũ trí thức.

C. Giai cấp công nhân với tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung nông.

D. Giai cấp nông nhân với trung, tiểu địa chủ và tiểu tư sản.

Câu 8. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền

A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.

B. lập pháp, tư pháp và phân lập.

C. lập pháp, hành pháp và phân lập.

D. hành pháp, tư pháp và phân lập.

Câu 9. Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

B. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

C. liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.

D. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Câu 10. Phương án nào sau đây thể hiện đúng bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Mọi công dân ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng.

B. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiến hành tham nhũng, vụ lợi.

C. Vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư không rõ ràng khi triển khai thu hồi đất.

D. Lôi kéo tham gia biểu tình, gây rối, làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 11. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể nào sau đây?

A. Tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

B. Người nước ngoài định cư tại lãnh thổ Việt Nam.

C. Người gốc Việt định cư ở nước ngoài.

D. Người yếu thế, gặp khó khăn trong xã hội.

Câu 12. Theo Hiến pháp năm 2013, tính mạng con người được pháp luật

A. bảo hộ.

B. quản lý.

C. giám sát.

D. điều khiển.

Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. thư tín, điện thoại, điện tín.

C. tự do ngôn luận.

D. bất khả xâm phạm chỗ ở.

Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 15. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền

A. hưởng thụ và tiếp cận.

B. quản lý và giám sát.

C. truyền bá và loại bỏ.

D. tái tạo và tiếp nhận.

Câu 16. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm tính mạng.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 17. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. công.

B. cá nhân.

C. riêng.

D. đi kèm.

Câu 18. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng

A. hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

B. hiệu quả, khuôn khổ, công khai, minh bạch, đúng cơ quan.

C. tích cực, công bằng, công khai, bất minh, đúng pháp luật.

D. tích cực, công bằng, bí mật, minh bạch, đúng pháp luật.

Câu 19. Phương án nào sau đây theo Hiến pháp 2013 quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ?

A. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

B. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

C. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

D. Thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Câu 20. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào sau đây?

A. Giáo dục mầm non.

B. Giáo dục tiểu học.

C. Giáo dục trung học.

D. Giáo dục đại học.

Câu 21. Trong các thành phần của nền kinh tế Việt Nam, thành phần kinh tế nào sau đây đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế?

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tập thể, hợp tác xã.

C. Kinh tế tư nhân.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 22. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.

C. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.

D. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.

Câu 23. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. nhà nước địa phương.

Câu 24. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là

A. Tòa án nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Hội đồng dân dân.

II. Tự Luận (4 điểm)

Câu 1: Nêu vai trò của học sinh trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? (2 điểm)

Câu 2: Nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao? (2 điểm)

a, Uỷ ban nhân dân là do nhân dân thực hiện quyền dân chủ gián tiếp bầu lên.

b, Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các cấp bằng nhau

2. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

I. Trắc Nghiệm

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-A

5-A

6-D

7-A

8-A

9-D

10-A

11-A

12-A

13-A

14-A

15-A

16-B

17-A

18-A

19-A

20-B

21-C

22-A

23-B

24-B

Giải thích chi tiết một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1 A. Vì Quốc hội là cơ quan ban hành Hiến pháp nên Chủ tịch Quốc Hội là người ký ban hành văn bản Hiến pháp.

Câu 15 A. Vì trong Hiến pháp 2013 quy định cụ thể tại điều 41 như sau:

"Điều 41.

Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa."

Câu 23 B. Vì cơ quan hành pháp chính là cơ quan thực hiện pháp luật, là Chính phủ điều hành hệ thống hành chính nước ta, nên được gọi là cơ quan hành chính nhà nước.

II. Tự Luận

Câu 1:

Vai trò của học sinh trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

  • Học sinh là thành viên cốt lõi trong Đoàn thanh niên Việt Nam, mà Đoàn thanh niên là cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam vì thế học sinh có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (1đ)
  • Học sinh trong Đoàn thanh niên cần tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ địa phương, nhà nước và pháp luật trong công tác tuyên truyền và phòng chống những tệ nạn xã hội chính là xây dựng bộ máy Nhà nước bền vững. (0,5đ)
  • Thế hệ học sinh THPT còn là thế hệ có trách nhiệm dẫn dắt Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh trưởng thành để tương lai tiếp nối những nhiệm vụ của Đoàn. (0,5đ)

Câu 2:

a, Đúng vì nhân dâu bầu lên Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân đại diện cho người dân bầu Uỷ ban nhân dân. (1đ)

b, Sai Vì số lượng đại biểu HĐND ở các cấp sẽ được quy định tùy theo dân số của tỉnh, thành đó. (1đ)

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Đề thi giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 CTST có đáp án năm 2022-2023. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 10 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 432
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo