(3 đề) Đọc hiểu Nắng đã hanh rồi
Đọc hiểu bài thơ Nắng đã hanh rồi
Nắng đã hanh rồi là một tác phẩm được sáng tác bởi nhà thơ Vũ Quần Phương. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ngày nắng hanh nhưng cũng lồng ghép những nỗi nhớ khắc khoải, chờ mong của “anh” dành cho “em”. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề đọc hiểu bài thơ Nắng đã hanh rồi của nhà thơ Vũ Quần Phương, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đọc hiểu Nắng đã hanh rồi có đáp án
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Tình trạng của anh và em trong bài thơ là gì?
A. Hai người ở gần nhau nhưng lại như là xa cách.
B. Hai người ghét nhau và muốn chia xa.
C. Hai người xa cách, anh ở nhà nhớ em.
D. Khung cảnh quê hương, thiên nhiên đã khiến đôi ta xa cách.
Câu 2: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Câu nào nói đúng về khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ?
A. Một không gian tươi đẹp với nắng vàng hanh, những mái tranh, cây trĩu cành, nắng chiều ngả bóng thông in đất.
B. Một không gian của cuối mùa hè: nắng đã nhạt dần, cây cối không còn xanh tốt, con người không còn thấy nóng nữa.
C. Một không gian đượm buồn hoà cùng nỗi nhớ người yêu của chủ thể trữ tình.
D. Một ý khác.
Câu 3: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Nội dung chính của bài thơ là gi?
A. Sự chuyển mình với nhiều thay đổi trong không gian thiên nhiên khi nắng đã hanh rồi.
B. Nỗi nhớ da diết với người yêu được tô đẩm bởi cảnh sắc thiên nhiên.
C. Tình yêu của “anh” đã bị thiên nhiên diệu kì làm cho mờ nhạt.
D. Sự cảm nhận về không gian thiên nhiên tươi đẹp từ đó lồng ghép với nỗi nhớ khắc khoải, chờ mong của “anh” dành cho “em”.
II. TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)
Câu 1: Trình bày giá trị nội dung của tác phẩm.
Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi. Qua đó thể hiện dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với người con gái ở phương xa.
Câu 2: Trình bày giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu
- Nghệ thuật miêu tả tài tình - Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ tâm tình, réo rắt đi vào lòng người.
- Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc
2. Trắc nghiệm Nắng đã hanh rồi - đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
NẮNG ĐÃ HANH RỒI
Vũ Quần Phương
Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm
Em ở xa nhà em có hay
Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá
Anh chẳng là cây cũng trĩu cành
Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua
Một năm năm mới lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa
(In trong Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 33)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B.Tự sự.
C. Biểu cảm
D. Miêu tả.
Câu 2. Ở văn bản này, nắng được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
A. Nắng lên khói ủ mộng yên lành/ nắng chiều ngả bóng
B. Nắng vàng hanh/ nắng lên khói ủ mộng yên lành
C. Nắng chiều ngả bóng/ nắng vàng hanh như phấn bay/nắng cứ như tơ
D. Đáp án A, B,C
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ :
Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
A. So sánh, nhân hóa
B. Hoán dụ, ẩn dụ
C. So sánh , ẩn dụ, nhân hóa
D. Nhân hóa, so sánh
Câu 4. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
A. Của nhân vật trữ tình nói với người yêu
B. Của nhân vật “ anh” nói với “em”
C. Của hai người yêu nhau nói với nhau
D. Của tác giả nói với “em”
Câu 5. Việc chọn chủ thể trữ tình và đối tượng giãi bày cảm xúc như trong bài thơ có tác dụng gì
A. Thể hiện tình cảm tự nhiên
B. Tự nhiên bộc lộ cảm xúc
C. Thể hiện tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên
D. Bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên và độc đáo
Câu 6. Từ “ ngả” trong câu thơ “ anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong” được hiểu là
A. Trạng thái của nỗi nhớ mong
B. Nghiêng về một phía .
C. Nỗi nhớ mong không biết hướng về đâu
D. Chờ đợi mong ngóng mùa xuân về
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của bài thơ?
A. Đề cập đến khung cảnh thiên nhiên mùa đông
B. Là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh thiên nhiên mùa đông qua đó bộc lộ nỗi nhớ mong, khao khát được sum họp với người con gái phương xa.
C. Là nỗi lòng của nhân vật “anh” gửi tới người “em” phương xa khi mùa đông về
D. Là bức tranh thiên nhiên mùa đông và nỗi lòng mong ngóng mùa xuân về. Qua đó bộc lộ nỗi nhớ đối với người em phương xa
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ ở hai câu thơ “ Nắng đã vàng hanh như phấn bay/Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày”
- Biện pháp tu từ so sánh/ ẩn dụ
- So sánh “ nắng vàng hanh như phấn bay”/ ẩn dụ “sông gầy”
- Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của nắng hanh, gợi liên tưởng tới hình ảnh nắng mỏng, nhẹ như phấn bay. Ẩn dụ diễn tả hàm súc hình ảnh dòng sông mùa đông. Qua đó làm nổ bật cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình và tình yêu sự gắn bó với thiên nhiên.
Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau “Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua/Một năm năm mới lại năm qua”.
- Từ “xuân” được hiểu là mùa xuân cũng được hiểu là tuổi xuân của con người. Mùa xuân, năm mới sắp về và tuổi xuân sắp qua.
- Câu thơ thể hiện sự mong đợi của nhân vật trữ tình với người em gái phương xa.
Câu 10. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: yêu thiên nhiên, chờ đợi mong ngóng người em gái phương xa.
- Suy nghĩ của bản thân: sự gắn bó với thiên nhiên sẽ giúp con người gần gũi với giao cảm với thiên nhiên từ đó mà yêu và trân trọng những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời thường.
3. Trắc nghiệm Nắng đã hanh rồi - đề 2
Đọc bài thơ sau:
Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm
Em ở xa nhà em có hay
Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá
Anh chẳng là cây cũng trĩu cành
Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua
Một năm năm mới lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa.
(Nắng đã hanh rồi, In trong Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 33)
Chọn 01 đáp án đúng:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
A. Thể thơ lục ngôn
B. Thể thơ thất ngôn
C. Thể thơ tám chữ
D. Thể thơ tự do.
Câu 2. Cách gieo vần trong bài thơ là:
A. Mỗi khổ thơ gieo một vần, vần được gieo ở tiếng cuối các câu 1,2,4 cảu từng khổ;
B. Bài thơ gieo vần "ay" trong toàn bài;
B. Bài thơ gieo vần "ay" và "anh";
C. Bài thơ gieo vần "ông";
D. Bài thơ gieo vần "a".
Câu 3. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
A. Bài thơ là lời của "em" nói với "anh";
B. Bài thơ là lời của "anh" nói với "em";
C. Bài thơ là lời của "anh" nói với chính mình;
D. Bài thơ là lời đối thoại của "anh" với "em";
Câu 4. Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ;
C. Mùa thu;
D. Mùa đông.
Câu 5. Những dấu hiệu của thời gian được miêu tả trong bài thơ trên là:
A. phấn bay, mây trắng, sông gày
B. mái tranh, khói ủ, tre mía
C. núi, rừng thông, bóng thông
D. nắng hanh, tiếng sếu, xuân sắp sang
Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình "anh" trong bài thơ là:
A. Cảm xúc buồn bã, đau thương;
B. Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn;
C. Cảm xúc nhung nhớ, mong gặp;
D. Cảm xúc cô đơn, trống vắng.
Câu 7. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ:
A. Giọng điệu tươi vui, hóm hỉnh
B. Giọng điệu buồn thương, da diết
C. Giọng điệu lúc tươi vui, lúc thủ thỉ da diết;
D. Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Khái quát bố cục của bài thơ.
Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông trước sân nhà;
Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông trên mái tranh;
Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông trên núi;
Khổ 4: Những hi vọng, mong ước của nhân vật trữ tình.
Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp nghệ thuật mà em thấy đặc sắc nhất.
- Biện pháp nghệ thuật mà em thấy đặc sắc nhất: sử dụng câu hỏi tu từ: Em ở xa nhà em có hay; Em có hình dung những mái tranh; Em có cùng anh lên núi không; Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong;
- Tác dụng: Thể hiện tâm trạng nhung nhớ và tình yêu của anh đối với em; Tạo giọng điệu da diết, khắc khoải cho lời thơ.
Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận về tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" dành cho "em".
Bài thơ khiến người đọc cảm nhận được tình cảm, tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình dành cho cô gái phương xa. Khổ thơ nào anh cũng nhắc đến em. Em là đối tượng để anh giãi bày, thủ thỉ, tâm tình. Khổ thơ thứ nhất anh hỏi em: Em ở xa nhà em có hay - như muốn nhắc nhớ em về thời gian: đông đã sang rồi đấy. Thời gian đang chảy trôi theo mùa còn anh và em vẫn cách xa. Khổ thơ thứ hai vẫn là câu hỏi tu từ nhắc nhớ em có hình dung, có còn nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương (mái tranh, khói ủ, tre mía xôn xao) và "nhân tiện" nhắc đến chính mình như muốn dự phần xuất hiện trong hình dung của em. Khổ thơ thứ ba, câu hỏi - lời mời gọi đã da diết hơn: mời em lên núi ngắm thông. Phải chăng đây là nơi hò hẹn của hai người? Bằng một cách khéo léo, anh đã đặt mình và thông trong sự đối sánh: thông ngả bóng xuống đất, còn anh không biết ngả vào đâu nỗi nhớ mong. Nỗi nhớ mong trào dâng mãnh liệt đã xui thúc anh tự bộc bạch, giãi bày. Lời hỏi tưởng chừng vu vơ mà ý tứ đã quá rõ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 10
Em hãy sưu tầm một số quy tắc hoặc công cụ hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân hiệu quả
Bài tập bổ trợ Tiếng Anh 10 i-Learn Smart World có đáp án (Unit 1-5)
Bài thơ Cây chuối đọc hiểu
Viết bài giới thiệu một sản phẩm thân thiện với môi trường (6 bài)
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (13 đề)
Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất