Ngôn chí bài 3 đọc hiểu

Ngôn chí bài 3 là nội dung văn bản 1 phần Thực hành đọc trang 34 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngôn chí bài 3 là một trong số 21 bài thơ Ngôn chí nằm trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Ngôn chí trang 34 ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ các nội dunng chi tiết giúp các em trả lời các câu hỏi soạn bài Ngôn chí.

1. Soạn bài Ngôn chí bài 3

Soạn bài Ngôn chí bài 3

1. Nội dung bài Ngôn chí bài 3

Bài thơ “Ngôn chí” (bài 3) đã làm nổi bật lối sống giản dị, hoà mình với thiên nhiên, một tâm hồn lạc quan, giản dị, gần gũi của Nguyễn Trãi

2. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản

- Đề tài: Thiên nhiên

- Thi liệu: trúc, mai, cơm, dưa muối, ao, trăng, hoa, tuyết

3. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Hình tượng thiên nhiên: cuộc sống thôn dã đời thường, giản dị, mộc mạc

- Tâm trạng con người: lạc quan, thư thái, tránh xa thị phi, hoà mình với thiên nhiên

4. Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc

- Kết hợp hài hoà từ Hán Việt và Thuần Việt

- Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú, xen lẫn câu thơ lục ngôn “áo mặc nài chi gấm là”

5. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả

- Tâm hồn thanh cao, trong sáng, tránh xa vòng danh lợi để tìm về với một cuộc sống thanh sạch, giữ cốt cách.

2. Đọc hiểu Ngôn chí 3

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết

Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Ghi chú:

– Thị phi: lời đồn, những dư luận.

– Cõi yên hà: khói mây, chỉ chốn thanh tịnh, bình yên

– Nài chi: cần gì

– Nước dưỡng: giữ nước ao trong để bóng trăng xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn

– Đất cày ngõ ải: cày rồi để cho ải, tức để hấp thụ nắng mưa rồi mới trồng trọt.

– Câu thần: câu thơ hay

– Dặng dặng ca: văng vẳng tiếng đàn, hát vang dội.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Trả lời

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là Biểu cảm

Câu 2. Dựa vào văn bản, chỉ ra các dòng thơ lục ngôn.

Trả lời

Dựa vào văn bản, các dòng thơ lục ngôn là “Bữa ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặt nài chi gấm là.”

Câu 3. Xác định từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở dòng 3, 4.

Trả lời

Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở hai dòng thơ 3, 4 là: “có dưa muối”, “nài chi gấm là”.

Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung 2 dòng thơ 5, 6 như thế nào?

Trả lời

Nội dung hai dòng thơ 5, 6 có thể hiểu là: Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thưởng thức và hưởng những kết quả tốt đẹp từ những suy nghĩ ấy.

Câu 5. Theo anh/chị nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?

Trả lời

Theo em, nhà thơ muốn bộc lộ giãi bày tâm trạng, tình cảm qua sự miêu tả cuộc sống lối thôn quê đó là sự giản dị, thương yêu những thứ đơn giản và quen thuộc nhất ở nơi quê hương đất nước.

Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.

Trả lời

Bài học ý nghĩa nhất đối với em được rút ra từ văn bản trên đó chính là sự giản dị trong lối sống. Đôi khi, sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình, giúp chúng ta quên đi những muộn phiền ngoài kia, thanh lọc tâm hồn và giúp mỗi người đạt được những ước muốn, kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

3. Đọc hiểu ngôn chí bài 3 trắc nghiệm

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết

Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Ngôn chí bài 3 - Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Chú thích:

– Thị phi: lời đồn, những dư luận.

– Cõi yên hà: khói mây, chỉ chốn thanh tịnh, bình yên

– Nài chi: cần gì

– Nước dưỡng: giữ nước ao trong để bóng trăng xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn

– Đất cày ngõ ải: cày rồi để cho ải, tức để hấp thụ nắng mưa rồi mới trồng trọt.

– Câu thần: câu thơ hay

– Dặng dặng ca: văng vẳng tiếng đàn, hát vang dội.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là:

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thất ngôn xen lục ngôn

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Thơ trường thiên bảy chữ

Câu 2. Chỉ ra các dòng thơ lục ngôn trong văn bản

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Câu 3. Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

A. Am trúc hiên mai – thị phi

B. Thanh trì - ải lanh

C. Dưa muối – nài chi gấm là

D. Nước dưỡng – đất cày

Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

A. Phép đối - Ẩn dụ

B. Phép điệp - Ẩn dụ

C. Nhân hóa - Phép điệp

D. Ẩn dụ - Nhân hóa

Câu 5. Hai câu thơ sau có thể hiểu như thế nào

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

A. Giá trị của việc chăm sóc ao nước, đất cày để có thể thưởng trăng và trồng hoa.

B. Lời khuyên hướng tới các giá trị về tinh thần trong tâm hồn.

C. Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thưởng thức và hưởng những kết quả tốt đẹp từ những suy nghĩ ấy.

D. Lời khuyên cho thấy được sự cố gắng của con người, càng cố gắng càng có được thành quả như ý.

Câu 6. Hai câu thực cho em hiểu điều gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi khi cáo quan về ở ẩn?

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

A. Cuộc sống giản dị, thanh bạch

B. Cuộc sống thiếu thốn, khắc khổ

C. Cuộc sống đầy đủ, sung túc

D. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc.

Câu 7. Dòng nào không nêu lên đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

A. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên

B. Kết hợp câu lục ngôn với câu thất ngôn

C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả

D. Bài thơ khung cảnh thiên nhiên đẹp và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình.

4. Đọc hiểu Ngôn chí 3 tự luận

Câu 1. Nêu bố cục của bài thơ và nội dung từng phần.

Câu 2. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày quan điểm của em về một bài học em rút ra được từ nội dung bài thơ.

Câu 4. Dựa vào nội dung của văn bản trên và những hiểu biết về thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ “Ngôn chí bài 3” của Nguyễn Trãi

Gợi ý

Câu 1. Bài thơ Ngôn chí bài 3 có bố cục 4 phần:

- Hai câu đề: Cuộc sống ấn dật bình yên chốn thôn quê;

- Hai câu thực: Sự thanh bạch, giản dị trong cách ăn, mặc.

- Hai câu luận: Những thú vui di dưỡng tinh thần

- Hai câu kết: Cảm hứng đến, Nguyễn Trãi cất bút làm thơ.

Câu 2. 

Nghệ thuật đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

Bữa ăn >< Áo mặc; dầu có >< nài chi; dưa muối >< gấm là.

Nước dưỡng >< Đất cày; cho thanh >< ngõ ải; trì thưởng nguyệt >< lảnh ương hoa.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh cuộc sống giản dị, thanh bạch của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn tại quê nhà: Không cầu kì trong ăn uống, tạo những thú vui nuôi dưỡng tinh thần.

+ Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

Câu 3.

Qua bài thơ Ngôn chí số 3 của nguyễn Trãi, bài học em em rút ra từ trong bài thơ chính là sự giản dị trong lối sống. Đôi khi, sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình, giúp chúng ta quên đi những muộn phiền ngoài kia, thanh lọc tâm hồn và giúp mỗi người đạt được những ước muốn, kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Câu 4.

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Ngôn chí bài 3

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được tác giả, tác phẩm và các nét đặc sắc trong bài thơ

- Sau đây là một hướng gợi ý:

Về nội dung: Phân tích theo bố cục Đề - Thực – Luận – Kết sau đó chỉ ra ý nghĩa của bài thơ

+ Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Không gian sống yên bình, thanh tĩnh với hình ảnh của mái hiên và cây mai. Không gian tách hẳn sự ồn ào, xô bồ của thế giới náo nhiệt bên ngoài. Những đàm tiếu, dị nghị của thiên hạ không thể đến được chốn ở của nhà thơ è Nhà thơ sống ở chốn thanh tĩnh, cách xa cuộc sống xô bồ, bỏ lại bên ngoài những thứ thị phi, đúng sai, phải trái của người đời.

+ Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Hài lòng với cuộc sống giản đơn, không màng đến vinh hoa phú quý, đồ ăn, quần áo hằng ngày giản đơn

+ Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

+ "nguyệt": trong thơ ca cổ, ánh trăng thường gợi ra vẻ nên thơ, trữ tình, là nguồn cảm hứng bất tận để lòng người bật ra ý thơ. Câu thơ "nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt": bóng trăng in xuống mặt nước trong xanh.

+ "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa": đất đã được cày cuốc, vun xới và phơi nắng nên rất khô, tơi, bở. Đây là môi trường sống thuận lợi của cỏ cây. Đất ươm mầm những loài hoa và giúp hoa tỏa hương thơm ngát.

+ Trong khi hứng động vừa đêm tuyết

Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

+ "Trong khi hứng động vừa đêm tuyết": Cảm hứng được khơi dậy vào đêm tuyết.

+ "Ngâm được câu thần dặng dặng ca": cảm xúc tràn đầy, cất tiếng ngâm ca.

Về nghệ thuật: Kết hợp với phân tích từng câu thơ, lưu ý các biện pháp: Đối, Ẩn dụ

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
37 78.319
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm