(5 mẫu) Viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

Viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết là nội dung phần số 2 trong Chuyên đề 3: Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý giúp bạn đọc nắm được cách viết bài giới thiệu một tập thơ, viết bài giới thiệu về một tập truyện ngắn hay và ngắn gọn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Viết bài giới thiệu một tập thơ ngắn gọn

1. Viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn - Nắng trong vườn

Trong tình yêu luôn ẩn chứa nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Một tình yêu non trẻ sẽ cho ta cảm giác mới mẻ, mong manh dễ vỡ. Một tình yêu khi đủ độ chín sẽ có chiều sâu. Và giữa sự nãy nở bùng nổ của mãnh liệt của văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ hai mươi ta lại bắt gặp những nốt trầm êm dịu, nhẹ nhàng giản dị về một tình yêu thưở niên thiếu. Đó chính là Nắng trong vườn của Thạch Lam. Chẳng ồn ã sôi sục, Nắng trong vườn tựa như một nỗi buồn man mác cứ vương vấn mãi không tan.

Nắng trong vườn là tập truyện ngắn bao gồm mười hai câu chuyện về số phận của những con người ở thời Pháp thuộc như Đêm trăng sáng, Bóng người xưa, Hai đứa trẻ.

Truyện ngắn Nắng trong vườn là một trong những tác phẩm xuất sắc được ông đặt ở vị trí mở đầu cho tập truyện, tác phẩm viết về chuyện tình yêu tuyệt đẹp, rạo rực nở rộ lấp lánh giữa ánh nắng mùa hè nhưng lại nhanh chóng lụi tàn bởi quá nhiều cách biệt.

Nắng trong vườn là câu chuyện tình yêu của Bình, một chàng trai mười tám tuổi chốn Hà thành phồn hoa lấp lánh ánh đèn, luôn tươi vui, nhộn nhịp và Hậu, cô thôn nữ độ chừng mười lăm, mười sáu tuổi ở miền quê, nơi có những đồi sắn, đồi trà mênh mông sắc xanh trải dài bất tận.

Tình yêu của hai người đến tự nhiên như cách những tia nắng ánh lên trong những khu vườn mùa hạ. Không gay gắt giống nắng nơi thị thành chật chột và chứa đầy khói bụi, cũng không yếu ớt lạnh lẽo tựa nắng mùa đông.

Nắng ở đây là nắng vàng rộm và giòn tan của mùa hè phủ khắp các triền đồi, từ những cánh đồng đến mỗi dòng sông, xuyên qua từng tán lá xanh lục và lung linh biến ảo trong các khu vườn, vừa trong trẻo, ngọt ngào, vừa ấm áp, quấn quýt.

Chỉ có một tâm hồn nhạy cảm và từng trải sự đời như Thạch Lam mới đủ thấu hiểu để đem đến cho người đọc những miêu tả về mỗi rung động rất nhỏ, kín đáo, âm thầm nhưng mãnh liệt về một tình yêu đẹp đẽ và đầy xúc cảm như thế.

Nắng trong vườn đã vô cùng thành công trong khắc họa tâm lý nhân vật Bình, thông qua điểm nhìn của nhân vật, Thạch Lam dẫn dắt người đọc khám phá vẻ đẹp tinh khôi nơi làng quê và câu chuyện tình yêu đẹp đẽ dưới nắng mùa hè thông qua ngôn từ, lời văn chọn lọc, điêu luyện chạm đến tâm hồn.

2. Viết bài giới thiệu một tập thơ ngắn gọn

Đất nước là một tập thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, được xuất bản vào năm 1959. Tập thơ này là một tác phẩm điển hình của thế hệ các nhà thơ trẻ Việt Nam thời kỳ chiến tranh, với những tác phẩm được viết dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tập thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bao gồm 70 bài thơ, được chia thành 3 phần. Phần đầu tiên gồm những bài thơ về đất nước Việt Nam, với những hình ảnh về cảnh đẹp, con người và văn hoá dân tộc. Phần thứ hai là những bài thơ về chiến tranh, với những tình tiết gay cấn, bi thương và những lời kêu gọi hòa bình. Phần cuối cùng là những bài thơ về tình yêu, với những nét đẹp tinh thần và tình cảm.

Tập thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm văn học đặc biệt, được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và tầm ảnh hưởng lớn đến thế hệ các nhà thơ sau này. Tác phẩm này đã góp phần khẳng định vị thế của Nguyễn Khoa Điềm trong văn học Việt Nam và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam.

Tập thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được đánh giá là một tác phẩm văn học quốc tế. Tác phẩm này không chỉ là một bản sắc văn học của Việt Nam mà còn là một thông điệp hòa bình và tình yêu đến với nhân loại.

3. Viết bài giới thiệu về một tập truyện ngắn

Giới thiệu tập truyện "Lão Hạc" của Nam Cao.

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.

Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.

Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính - lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và cậu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn dành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền dành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.

Thông qua số phận và cái chết của lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh rằng: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người.

Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống.

Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí.

Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình.

Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông.

Đây là một tác phẩm mang lại cho người đọc một bức tranh toàn diện về con người và xã hội phong kiến giúp cho chúng ta có cách nhìn chính xác khách quan hơn về xã hội, ngoài ra ta còn thấu hiểu được lịch sử và những khó khăn mà nhân dân ta đã trải qua. Tác phẩm này xứng đáng để mọi người đọc và giúp mọi người có cách nhìn mới lạ về bức tranh ngôn từ.

4. Viết bài giới thiệu về một tiểu thuyết

“Số đỏ” là một tác phẩm để đời cho bao thế hệ- một tác phẩm sẽ mãi là vật báu vô giá trong nền văn học Việt Nam. Vâng, đó là một đóng góp hết sức to lớn của nhà văn với “cái nghèo gia truyền” - Vũ Trọng Phụng cho kho tàng văn chương dân tộc.

Tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng ở “Hà Nội báo” từ số 40 ngày 7/10/1936 và được in thành sách lần đầu năm 1938. Tác phẩm nổi tiếng này đã được chuyển thể thành nhiều phim và kịch. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”. “Số đỏ” xoay quanh nhân vật làm đảo điên Hà Nội những năm 1930 - 1940, Xuân Tóc Đỏ - từ một thằng bé mồ côi, kiếm sống bằng đủ thứ nghề: trèo me, trèo sấu, nhặt bóng ở sân quần vợt, quảng cáo thuốc lậu... nhờ thủ đoạn xảo trá, “nhờ thời” đã trở thành đốc tờ Xuân, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, thậm chí là anh hùng cứu quốc, là vĩ nhân... Sử dụng lối tương phản giữa cái đồi bại, thối nát vô luân với cái hài, cái trào phúng đã giúp cuốn tiểu thuyết thành công trong việc lột trần những “quái thai” thời đại trong buổi giao thời. Từ đó, tác phẩm cũng đã đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng thối nát. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đả kích những phong trào được thực dân khuyến khích như: phong trào Âu hoá, thể dục thể thao, chấn hưng Phật giáo... Sự thành công của tác giả còn ở việc đã xây dựng được những nhân vật trở thành điển hình về mặt tâm lý xã hội mà cho đến tận hôm nay bóng dáng những nhân vật ấy vẫn còn đâu đó quanh ta.

5. Viết bài giới thiệu một tập thơ lớp 10

Là một con người luôn rộng mở với đời, luôn khát khao yêu thương cháy bỏng. Thơ thơ chính là tập thơ đầu tiên của Xuân Diệu mang đến cho đời, cho người. Tập Thơ Thơ xuất hiện khi phong trào Thơ mới phát triển lên đến đỉnh điểm. Khi ấy Xuân Diệu mới chỉ là một chàng thanh niên chưa đầy 20 tuổi, tóc như mây vướng trên đài trán ngây thơ.

"Thơ thơ" là những là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu – không chỉ có cách tân mà có cả kế thừa, vừa khoác lên mình bộ “y phục tối tân” vừa nhuần nhị bản sắc truyền thống Đông phương. Những bài thơ đặc sắc nhất trong hai tập như Đây mùa thu tới, Thu, Thơ duyên, Buồn trăng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ… đều có sự kết hợp tài tình, khéo léo hai phẩm tính cổ và kim, dân tộc và hiện đại. Nói cách khác, vốn liếng truyền thống quý báu đã là một phần không thể thiếu trong hành trang nghệ thuật của Xuân Diệu. Khi được tiếp sức bởi một hồn thơ có lối tư duy hiện đại và giàu sáng tạo, nó như được hồi sinh, toả sáng, góp phần đắc lực vào thành tựu rực rỡ của một chặng đường thơ được coi là hoàng kim của cả một đời thơ. Đọc "Thơ thơ" người đọc ấn tượng bao trùm không gian thơ Xuân Diệu là thiên nhiên tạo vật và con người tương giao hoà hợp, cảnh sắc đất trời và lòng người như có cùng giai điệu. Duyên của đất trời làm nẩy nở duyên lứa đôi. Bên cạnh lối cảm nghĩ, nói năng, cách đặt câu lựa chữ có nhiều “lung lay” do sự xô đẩy của luồng tư tưởng quá mới mẻ, dồi dào, thơ Xuân Diệu vẫn gợi được một cái gì đó gần gũi, thân thuộc, rất Việt Nam cả trong tâm hồn và ngoại cảnh. Về thể thơ, tập thơ của Xuân Diệu sử dụng nhiều nhất là thơ 7 chữ có nguồn gốc từ thất ngôn truyền thống. Mỗi bài thơ được chia thành nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu ngay ngắn. Vần và nhịp có nhiều thừa kế thi pháp cổ điển, 4 câu 3 vần. Chính nhờ có sự kết hợp đặc sắc giữa nội dung và nghệ thuật đã tạo nên một thi phẩm để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Xuân Diệu thật là một người có tâm hồn thi sĩ. Ông làm thơ với sự nồng nàn, tha thiết, nên ông không phải tay thợ thơ, một tay có tài gọt dũa, từng chữ, từng câu. Cũng vì thế mà trong tập Thơ thơ của ông, đã có những đoạn thật du dương xen với những đoạn quá tầm thường cả về ý lẫn lời và âm điệu. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà người đọc đã có thể chạm đến những cái đặc sắc đỉnh cao trong thơ của Xuân Diệu thay vì đọc những tập thơ hay chưa tới mà dở cũng không.

Có thể nói, Thơ Thơ là một kiệt tác của Xuân Diệu về tình yêu, ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống mãnh liệt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
29 40.560
0 Bình luận
Sắp xếp theo