Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi

Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi là tập nhật ký của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Đây là một cuốn sách vô cùng quý giá để các bạn trẻ ngày nay có một góc nhìn nhận khác về cuộc sống, để người trẻ thời nay biết được cuộc sống trân quý biết bao nhiêu. Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi đã được giới thiệu đến các em học sinh trong bài Thực hành đọc trang 121 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức. Sau đây là mẫu soạn bài Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi

Soạn bài Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi

Câu 1. Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác...)

- Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam

- Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.

Câu 2. Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận cuộc sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.

Câu 3. Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng,....trong văn bản

- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc

- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ → ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường → cảm xúc khi vào quân ngũ → những trải nghiệm khi hành quân → khoảnh khắc hiện tại.

Câu 4. Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân

Thông điệp của văn bản: Với tuổi trẻ, chúng ta hãy sống hết mình, tình yêu nước và sức trẻ chính là động lực giúp ta cống hiến và có một cuộc đời thực sự ý nghĩa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 230
0 Bình luận
Sắp xếp theo