Đoạn văn phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Dục Thúy sơn

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn. Đây là nội dung câu hỏi Kết nối đọc viết trang 25 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 bộ Kết nối tri thức sau khi các em đã được học tác phẩm Dục Thúy Sơn. Sau đây là một số đoạn văn phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Tãi qua bài Dục Thúy sơn ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.

Đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn - mẫu 1

Đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn

Đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn - mẫu 2

Một trong những vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi hiện lên qua bài “Dục Thúy sơn” mà em yêu mến đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của một người mang nỗi hoài cổ. Nhìn cảnh sắc thiên nhiên đất trời tuyệt đẹp, ông bỗng nhớ đến Trương hán Siêu - một bậc danh sĩ nổi tiếng đời Trần gắn liên với Dục Thúy sơn nơi đây. Nhìn những đám rêu lú nhú trên tấm bia, ông không khỏi xót xa. Có lẽ, một thời gian rồi, chẳng ai đến chăm sóc. Ông buồn vì người ta đã quên đi một người tài. Nói đến đây, khiến bạn đọc nhớ đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Có chăng là lời nhắn gửi của Nguyễn Trãi? Lời thơ ngậm ngùi xót thương, nỗi buồn cảm dâng trào làm độc giả cuốn mình theo. Có thể thấy rằng, bên cạnh là người nghệ nhân yêu thiên nhiên, Nguyễn Trãi còn là người mến người tài, yêu đất nước.

Đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn - mẫu 3

Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi để thể hiện niềm say mê trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Nhà thơ ngợi ca một ngọn núi đẹp như tiên cảnh, phác họa những đường nét, màu sắc của cảnh vật, đem đến hình dung kì vĩ về núi Dục Thúy. Nguyễn Trãi vừa tả thực, vừa dùng liên tưởng để sáng tạo ra những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc, mang đến không khí huyền ảo, kéo người đọc cùng lạc vào cõi thần tiên vừa thực, vừa ảo. Núi Dục Thúy dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa thoát tục như đóa sen nhà Phật, lại vừa thướt tha phồn thực như bóng hình nàng thiếu nữ. Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý của Nguyễn Trãi, ta như thấy một hồn thơ đắm mình vào cảnh vật, ngất ngây, say mê trước cảnh sắc tuyệt diệu của quê hương.

Đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn - mẫu 4

Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảng khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau. Khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế. Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình. Dù có ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và tráng lệ đến đâu thì tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đất nước, lo lắng cho tình hình thế sự và ông đã viết lên bài thơ Dục Thúy sơn, một bài thơ tả cảnh ngụ tình gửi gắm nỗi, niềm tâm hồn mình đến với người đọc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 5.776
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm