Kết nối đọc viết bài Bình Ngô đại cáo lớp 10 KNTT

Viết đoạn văn về Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hoặc tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo là nội dung đề bài phần Kết nối đọc viết trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức. Sau đây là gợi ý hướng dẫn làm bài Kết nối đọc viết bài Bình Ngô đại cáo lớp 10 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa trong Bình Ngô đại cáo - mẫu 1

Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa trong Bình Ngô đại cáo

2. Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa trong Bình Ngô đại cáo - mẫu 2

Đến với đoạn một "Bình Ngô đại cáo", ta có thể thấy được tư tưởng nhân nghĩa - tư tưởng phù hợp với thời đại của Nguyễn Trãi. Ở ngay phần đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.". Theo tác giả, yêu thương, quý trọng nhân dân chính là nhân nghĩa. Vì thế, điều cốt yếu, quan trọng là phải làm cho cuộc sống người dân luôn yên bình, tốt đẹp. Để thực hiện được điều đó thì vua quân phải biết "trước lo trừ bạo". Nhằm khẳng định vấn đề này, Nguyễn Trãi đã mạnh mẽ tuyên bố về nền độc lập dân tộc, phong tục tập quán của cha ông bao đời nay. Đứng trước vô vàn cuộc chiến, các triều đại vẫn giữ vững bờ cõi nước nhà. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với luận đề chính nghĩa trong đoạn một của bài cáo.

3. Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo

Tinh thần độc lập dân tộc ý thức chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo qua những câu văn hùng hồn về chân lý độc lập dân tộc. Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay được tác giả Nguyễn Trãi khẳng định như một chân lý khách quan thông qua 5 yếu tố cơ bản: nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Bằng những chứng cứ hùng hồn thuyết phục Nguyễn Trãi đã khẳng định Đại Việt là quốc gia độc lập đó là chân lý không thể chối cãi cùng với các từ ngữ:"từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia" đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt. Ngoài ra tác giả còn có thái độ so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện ý thức được chủ quyền dân tộc cao độ của tác giả. Những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,... chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về những chiến công lịch sử của nhân dân ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.207
0 Bình luận
Sắp xếp theo