Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao siêu hay (5 mẫu)

Chữ người tử tù là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân viết về nhân vật Huấn Cao, một con người tài hoa khí phách không chịu cúi đầu trước cái chết. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao hay chọn lọc để bạn đọc hiểu rõ hơn về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Anh (chị) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù. Đây là nội dung câu hỏi phần luyện tập trang 115 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 1 sau khi đã được học tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyên Tuân. Sau đây là một số đoạn văn mẫu cảm nhận về nhân vật Huấn Cao sẽ giúp các em học sinh có thêm ý tưởng khi viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao để hoàn thành nội dung bài học trước khi lên lớp.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

1. Viết đoạn văn 5 đến 7 câu cảm nhận về phẩm chất của Huấn Cao trong đó sử dụng ít nhất 3 tử Hán Việt

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, suốt đời ông tôn thờ và “đi tìm cái đẹp”, tha thiết vun đắp “thiên lương” cho mỗi “cái tôi” cá nhân nảy nở và phát triển tốt đẹp. Điều này đã được tác giả đặc biệt thể hiện qua nhân vật Huấn Cao, một con người tài hoa, khí phách, thiên lương. Có thể nói đó chính là vẻ đẹp nổi bật về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Trước hết, Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm với vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa. Kẻ từ tù này có tài năng nghệ thuật thư pháp – nghệ thuật viết chữ Hán. Một nét đẹp nghệ thuật đòi hỏi con người có những am hiểu về loại chữ tượng hình với ý nghĩa sâu sắc, phải viết được những nét chữ mềm mại thanh thoát, vừa thể hiện nét đẹp tâm hồn, hoài bão, chí hướng ở đời người. Không chỉ được tô đậm chân dung bởi vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, Huấn Cao còn nổi bật với vẻ đẹp từ khí phách hiên ngang của người anh hùng “chọc trời khuấy nước”. Phẩm chất của người nghệ sĩ không chỉ dừng lại ở tài năng sáng tạo mà còn ở thiên tâm trong sáng, chính trực trước cái đẹp do mình sáng tạo ra. Nhân vật Huấn Cao hội tụ cả hai phẩm chất này. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp lý tưởng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

2. Đoạn văn ngắn cảm nhận nhân vật Huấn Cao

Nguyễn Tuân- người một đời đi tìm cái đẹp đã làm nên vẻ đẹp cho sự nghiệp văn chương của chính mình. Với ngòi bút tài hoa, độc đáo, ông đã khắc họa thành công một Huấn Cao không chỉ đẹp trong "Chữ người tử tù" mà còn tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam.

Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Chữ của ông được coi như báu vật ở trên đời. Người ta sẵn sàng đánh đổi tính mạng, nghề nghiệp của mình để có được chữ Huấn Cao. Nét chữ Huấn Cao trở thành niềm mơ ước của đời người, nó thể hiện hoài bão tung hoành, khí phách ngang tàng của con người "chọc trời khuấy nước". Ngoài ra, Huấn Cao còn là một người có lí tưởng, vì nghĩa lớn. Khi bị lãnh án tử hình, Huấn Cao vẫn trung thành với lí tưởng, không vì cái chết, cường quyền mà tỏ ra ân hận với con đường mình đã chọn. Ở Huấn Cao không chỉ sáng lên vẻ đẹp của tài năng, khí phách mà còn ở thiên lương trong sáng. Có thể nói Huấn Cao là bức tranh toàn mĩ cho vẻ đẹp con người.

3. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

4. Đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

Nguyễn Tuân - một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khao khát hướng tới những cái chân, thảo, thiện, mĩ lệ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù”, tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

5. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trongnhững cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác củaNguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tácphẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùngHuấn Cao. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứngsáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗitài hoa.Vì thế, trong truyện Huấn Cao một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngụcông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra . HuấnCao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là ngườixin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡđã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật HuấnCao.Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa, Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa. Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng. Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ. Như vây, với cách giới thiệu gián tiếp, lối xây dựng nhân vật bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Huấn Cao.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
40 61.512
0 Bình luận
Sắp xếp theo