Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống
Suy nghĩ của bản thân về đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống
Trong xã hội, mỗi cá nhân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống là điều mà mỗi một người trong chúng ta cần phát huy để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Sau đây là mẫu bài văn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống đã được Hoatieu sưu tầm, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống - mẫu 1
Trong cuộc sống, những mặt đối lập nhau như thiệc-ác, đúng-sai luôn tồn tại song hành cùng nhau. Thật vậy, trên thực tế, cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác của con người luôn diễn ra hàng ngày và ở nhiều quy mô: ngay trong chính mỗi người, quy mô gia đình, quy mô xã hội, quy mô đất nước. Ở quy mô xã hội và đất nước thì công lý, lẽ phải ở mỗi quốc gia, dân tộc được thực thi bằng hệ thống pháp luật và Hiến pháp. Tức là, cá nhân nào vi phạm thì sẽ chịu những hình phạt xác định. Mỗi quốc gia, dân tộc có cơ quan thực thi pháp luật để đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc ấm no của nhân dân, ngăn chặn những điều xấu xa, gây bất hạnh cho con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào pháp luật của nhà nước cũng kịp thời bảo vệ được lẽ phải. Chính nhờ sự dũng cảm, tố giác tội phạm và dám lên tiếng vì những điều đúng đắn, con người sẽ góp phần bảo vệ cho sự bình yên và hạnh phúc, công lý của xã hội. Trên thực tế, có biết bao người dám đấu tranh, tố giác tội phạm với lực lượng công an để có thể chung tay bảo vệ bình yên của khu vực. Chính những hành động ấy là những hành động đẹp và cao cả, hy sinh, biết vì mọi người và bảo vệ lẽ phải. Ngược lại với hành động cao đẹp ấy chính là hành động bưng bít tội ác, che giấu tội phạm và không dám nói lên sự thật của một số ít con người. Nguyên nhân thường là vì họ sợ bị vạ lây hoặc bị đe dọa. Thế nhưng ta luôn tin tưởng rằng công lý và lẽ phải vẫn luôn được bảo vệ và những điều xấu chắc chắn bị ngăn cản. Tóm lại, mỗi người dân có một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ lẽ phải và sự thật trong xã hội.
2. Suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống - mẫu 2
Trong cuộc sống, luôn có những cái tốt-xấu, đúng-sai luôn đi đôi để cân bằng với nhau. Thật vậy, chúng ta có người luôn đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác nhưng cũng có người ủng hộ và làm theo. Ở nhiều phương diện như: trong thái độ của mỗi người, đời sống gia đình, hay toàn thể xã hội, và cả đất nước. Ở đất nước và xã hội, việc bảo vệ lẽ phải và sự thật luôn được đặt ra và thực hiện các các Hiến pháp và luật lệ riêng của mỗi quốc gia. Nếu một cá nhân vi phạm thì sẽ chịu những hình phạt nào đó đã được xác định. Chính bản thân mỗi người cũng phải thực hiện tốt những luật lệ và Hiến pháp ấy. Theo khuynh hướng gia đình, mỗi người có thể đặt ra việc bảo vệ chân lí của riêng mình, nhưng người trưởng thành lại có quyền lực và xác định có thể đúng đắn hơn. Mỗi người sẽ có một thái độ riêng trong việc bảo vệ sự thật, có người tôn trọng nó nhưng ngược lại cũng có kẻ sẽ coi thường lẽ phải. Những người biết tôn trọng, bản thân sẽ cư xử đúng mực với đạo lí một con người có văn hóa. Còn những kẻ chỉ biết coi thường, phá bỏ những luật lệ về lẽ phải và sự thật thì luôn hành xử như một người không biết suy nghĩ. Nói tóm lại, mỗi người cần ý thức và có thái độ chính xác trong việc bảo vệ lẽ phải và sự thật trong xã hội hiện nay.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Cinderella
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 12
Phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá?
So sánh 2 tác phẩm Chí phèo và Vợ nhặt
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ
Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
So sánh nhân vật Điền và Hộ trong hai đoạn trích
Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?