(8 mẫu) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa

Hình tượng người phụ nữ xưa nay đã được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học về vẻ đẹp công dung ngôn hạnh, luôn là người có đức hi sinh, một lòng vì chồng, theo chồng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa hay và chi tiết để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về hình ảnh người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã được nhiều nhà thơ, nhà văn nhắc đến trong các tác phẩm văn học nổi tiếng như Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều của Nguyễn Du hay trong các tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương. Mặc dù sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công nhưng họ vẫn giữ được vẻ đẹp son sắt của người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ công dung ngôn hạnh. Dưới đây là tổng hợp những đoạn văn ngắn suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa, đoạn văn cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay và chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đoạn văn suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về người phụ nữ thời phong kiến

Thân phận người phụ nữ xưa đã được ghi lại trong rất nhiều tác phẩm thơ văn. Thông qua các  tác phẩm ta có thể cảm nhận được những đắng cay tủi hờn mà người phụ nữ đã phải trải qua. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bảy nổi ba chìm của chiếc bánh trôi nước để tự thán về số phận lận đận của mình nói riêng và những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Có thể nói, lễ giáo phong kiến như một sợi dây vô hình trói chặt cuộc đời của những người phụ nữ với những nỗi niềm chua xót mà họ chỉ biết nhẫn nhịn chịu đựng. Hay như cuộc đời của nàng   Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, một người vợ vừa đẹp người lại đẹp nết nhưng chỉ vì những ghen tuông vô cớ của người chồng mà nàng đã phải dùng chính mạng sống của mình để minh oan. Qua đó, ta thấy được số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thật nhỏ bé, họ không có vị thế cũng như không có tiếng nói trong cuộc sống nhưng  vẫn luôn giữ được phẩm hạnh của mình. Chính vì thế mà em càng cảm thấy trân trọng cuộc sống  của mình ngày hôm nay và  may mắn khi được sống  và học tập trong một xã hội văn minh, công bằng và bình đẳng.

Đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về thân phận phụ nữ xưa

Có thể nói rằng người phụ nữ khi sinh ra được xem như một bông hoa thơm ngát tỏa hương cho đời. Thế nhưng những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa lại không được nâng niu trân trọng. Cuộc sống của họ luôn bị bó hẹp trong những quy định khắt khe về lễ nghi gia giáo. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ bày tỏ sự đồng cảm xót thương cho những thân phận liễu yếu đào tơ trong xã hội cũ như Nguyễn Du, Nguyễn Dữ... Nhà thơ Nguyễn Du đã phải thốt lên:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Hai câu thơ thể hiện sự ai oán, xót xa, nó là sự căm hận phẫn uất của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng người con gái hồng nhan bạc mệnh, như nàng Tiểu Thanh, Vương Thúy Kiều, Đạm Tiên… Hay như nàng Vũ Nương công dung ngôn hạn thùy mị nết na nhưng lại bị chồng hắt hỉu ruồng bỏ dẫn đến cái chết oan ức. Chẳng vì thế mà Nguyễn Dữ đã tượng tượng ra sự hồi sinh của nàng để đền đáp lại cái hiện thực ngiệt ngã của thân phận những người phụ nữ xưa. Có thể nói, những người phụ nữ sống trong xã hội cũ tuy bị chà đạp về tinh thần cũng như thể xác nhưng ở họ vẫn luôn tồn tại những đức tính vô cùng tốt đẹp cũng như vượt lên số phận để tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về người phụ nữ thời phong kiến

Phụ nữ là những bông hoa đẹp. Ở trong xã hội hiện đại, phụ nữ luôn được yêu thương trân trọng và được tự do thể hiện bản lĩnh của mình. Nhưng mấy ai biết được cùng là thân phận người phụ nữ nhưng những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến lại phải chịu đựng những tủi nhục, bất công, chà đạp. Những lễ giáo phong kiến đã trói chặt con người họ cùng với những hủ tục của xã hội phong kiến. Trong bộ phim Đèn lồng đỏ treo cao của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, ta có thể thấy những số phận nghiệt ngã của những người phụ nữ trong gia đình. Họ giống như những món hàng, chỉ biết phục tùng mà đánh mất đi chính bản thân mình. Những quy củ của gia đình phong kiến khiến họ sống mà như là không sống. Chỉ đơn giản là tồn tại. Ta có thể thấy những bi kịch của cuộc đời người phụ nữ trong giai đoạn cũ phải chịu đựng trăm sự đè nén, hành hạ cả về thể xác và tinh thần bởi những người đàn ông ích kỷ được trao quyền giữ tiếng nói quyết định trong cả gia đình. Và thật may mắn, xã hội ngày nay đã tạo mọi điều kiện để phụ nữ thể hiện mình và hơn hết họ còn được xã hội tôn vinh qua các ngày lễ dành riêng cho phái nữ. Chúng ta hãy dần loại bỏ những lễ giáo hà khắc, cổ hủ trong thơ xưa và thay thế nó bằng những khúc ca vui ngợi ca về người phụ nữ.

Viết đoạn văn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương

Phụ nữ là hình ảnh biểu trưng cho cái đẹp, sự dịu dàng nết na thùy mị. Thế nhưng, những người con gái đẹp ấy vẫn phải chịu nhiều bất công, đau khổ, chà đạp trong cái xã hội phong kiến. Điều này ta có thể cảm nhận rất rõ thông qua nhân vật nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ. Vũ Nương là một người con gái đẹp người đẹp nết, những người con gái như nàng đáng lẽ phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Chỉ vì những bất công, hủ tục của xã hội phong kiến đã đẩy cuộc đời nàng vào một tấn bi kịch. Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh như bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế mà truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.Họ là nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ. Vũ Nương phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức. Như vậy Vũ Nương là những người phụ nữ phong kiến vừa đẹp người lại đẹp nết. Trong hoàn cảnh phong kiến khắc nghiệt, số phận có bi đát nhưng không làm mờ đi vẻ đẹp của họ.

Đoạn văn suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đơn vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! Với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. Nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhơ nhục mà chồng nàng áp đặt. Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Em rất vui khi được sống trong thời đại mà vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa - mẫu 1

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa - mẫu 2

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương. "Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi dây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình. Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền "năm thê bảy thiếp", được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định cuộc đời của chính mình. Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp. Tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
116 169.824
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm