Trình bày ý kiến về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc lớp 10 CTST

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục,... truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Đây là nội dung câu hỏi Từ đọc đến viết trang 128 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Sau đây là gợi ý chi tiết giúp các em viết đoạn văn trình bày ý kiến về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, mời các em cùng tham khảo.

1. Trình bày ý kiến của bản thân về việc bảo tồn loại hình nghệ thuật

Trình bày ý kiến của bản thân về việc bảo tồn loại hình nghệ thuật

Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc của nó, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”.

Tuy nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối nước không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì vậy, việc bảo tồn loại hình nghệ thuật này vô cùng cần thiết. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mỗi người hãy có ý thức trong việc giữ gìn, phát huy loại hình truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Có như vậy Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.

2. Đoạn văn 200 chữ trình bày ý kiến về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật

Song song với việc phát triển khoa học xã hội thì việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị truyền thống cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để giữ gìn các bản sắc riêng của dân tộc. Một trong số các loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần bị lãng quên chính là ca trù. Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lí sống của người Việt. Tuy nhiên theo thời gian, loại hình nghệ thuật ngày đã dần bị mai một trong xã hội hiện đại. Mặc dù được đánh giá là loại hình nghệ thuật bác học, có sức ảnh hưởng lớn trong nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam nhưng Ca trù cũng có những bước thăng trầm theo lịch sử. Ngày nay Việt Nam đã dần bước qua thời kì khó khăn để trở lại với công chúng bằng chính bản sắc và vẻ đẹp chân thiện mĩ vốn có của mình. Em mong muốn loại hình nghệ thuật ca trù sẽ dần được khôi phục và được giới thiệu đến với lớp trẻ nhiều hơn nữa.

3. Trình bày ý kiến của bản thân về việc bảo tồn trang phục truyền thống

Áo tứ thân là kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ miền bắc Việt Nam. Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng,áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân. Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hiện nay, hình ảnh chiếc áo tứ thân chỉ còn xuất hiện ở các ngày lễ hội, những nhạc hội âm nhạc truyền thống. Chính vì thế, chúng ta cần đảy mạnh việc phát triển, giữ gìn di sản văn hóa này. Với những cách bảo tồn: tổ chức những buổi triển lãm, biểu diễn trang phục, quay video quảng bá hình ảnh áo tứ thân thì sẽ giúp nhiều người biết đến trang phục truyền thống, đặc trưng này.

4. Đoạn văn trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ

Việt Nam là một đất nước có âm nhạc dân tộc đa dạng với rất nhiều nhạc cụ dân tộc và điệu ca đặc sắc. Một trong số những nhạc cụ truyền thống gắn liền với các lễ hội, phong tục dân gian chính là sáo trúc. Sáo trúc không chỉ là một loại nhạc cụ độc đáo mà còn được coi là quốc hồn của nền âm nhạc dân tộc. Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Cây sáo nói chung được người ta biết như một loại nhạc cụ có từ thời cổ đại, được bắt nguồn từ những tiếng kêu của những cây lau, sậy khi gió thổi qua. Chính từ cảm hứng này mà một nhạc cụ âm nhạc diễn tấu được những âm thanh trên của thiên nhiên đã được ra đời. Rất nhiều nước trên thế giới có sử dụng sáo với hình dáng và cấu tạo khác nhau. Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu. Khi biểu diễn, các nghệ sĩ thường sử dụng kĩ thuật đánh lưỡi, nhấn hơi, luyến hơi… để tạo nên những bản nhạc hấp dẫn, lạ tai, độc đáo. Mỗi quốc gia khác nhau lại có những loại sáo khác nhau làm bằng các chất liệu khác nhau. Dựa theo cách thổi, sáo có thể được phân chia ra làm hai loại chính, đó là sáo ngang hoặc dọc. Các loại sáo ngang và dọc đều rất phong phú về thể loại và cấu tạo. Nhưng nếu xét về độ phổ biến, sáo ngang sẽ phổ biến hơn sáo dọc. Các loại sáo dọc thường dễ sử dụng vì vị trí dùng để thổi ở phần đầu được thiết kế vát hơn so với thân sáo, người thổi dễ điều khiển hơi hơn, tuy nhiên, loại sáo này thường dễ bị nhầm với tiêu vì cũng cùng cách thức sử dụng. Sáo thường được làm từ rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau như trúc nứa gỗ, ngoài ra còn có thể làm từ nhựa, kim loại hoặc là xương. Mỗi loại vật liệu sẽ mang đến cho sáo một âm sắc khác nhau. Riêng đối với sáo trúc thì vật liệu dùng để làm sáo sẽ là các loại cây trúc đã già, nhiều năm tuổi, như vậy sẽ giúp cho âm của sáo khi thổi lên sẽ được chắc và làm tăng độ bền cho sáo, tránh mối mọt. Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ càng làm quen hơn với những thiết bị điện tử thì sáo trúc - một loại sáo mang âm hưởng dân gian Việt Nam vẫn không mất đi vị thế. Âm thanh vang lên từ sáo trúc trở thành một điệu ca dân gian của dân tộc, khiến chúng ta trở về với những âm thanh nhẹ nhàng dân dã của đồng quê. Không chỉ vậy, một nét độc đáo trong ứng dụng chính là sáo trúc còn được sử dụng để kết hợp âm thanh với những nhạc cụ hiện đại khác để tạo ra những bản nhạc vừa truyền thống lại vừa mang hơi hướng hiện đại phù hợp với thị hiếu của mình nghe. Cây sáo trúc tượng trưng cho vẻ đẹp của của quê hương. Trong mỗi khúc nhạc diễn tấu trong lễ hội của dân tộc, không thể thiếu ở hình ảnh những cây sáo trúc. Từ những cây sáo này, những làn điệu dân ca đã được chắp cánh trở nên bay bổng hơn, du dương hơn từ sáo, những chiếc diều cũng trở nên có tâm hồn. Tuy không phải là một loại nhạc cụ chỉ có duy nhất ở Việt Nam, nhưng chính người sử dụng sáo trúc đã tạo thành những điệu ca mang dấu ấn của nền âm nhạc Việt Nam so với thế giới. Tôi chắc chắn rằng, tương lai có thể có nhiều biến đổi nhưng sáo trúc cùng với những những điệu nhạc được tạo ra từ nó mãi mãi trở thành một nét đẹp văn hóa, nét đẹp trong âm nhạc dân gian của dân tộc.

5. Đoạn văn 200 chữ trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn trang phục truyền thống

Áo tứ thân là kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ miền bắc Việt Nam. Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng,áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân. Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hiện nay, hình ảnh chiếc áo tứ thân chỉ còn xuất hiện ở các ngày lễ hội, những nhạc hội âm nhạc truyền thống. Chính vì thế, chúng ta cần đảy mạnh việc phát triển, giữ gìn di sản văn hóa này. Với những cách bảo tồn: tổ chức những buổi triển lãm, biểu diễn trang phục, quay video quảng bá hình ảnh áo tứ thân thì sẽ giúp nhiều người biết đến trang phục truyền thống, đặc trưng này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 5.684
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm