Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể lớp 10 CTST
Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể trang 29
Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể là nội dung bài học trang 29 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý soạn văn 10 tập 1 trang 29 Chân trời sáng tạo giúp các em nắm được cách viết bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể lớp 10 CTST sao cho hay và đủ ý.
1. Dàn ý Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
1. Giới thiệu về truyện kể
- Giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu truyện kể:
Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện ngụ ngôn hay và nổi bật nhất, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không đẹp. Và để tạo nên thành công cho truyện và giúp chúng ta nhìn nhận ra những bài học sâu sắc thì không thể quên sự đóng góp của giá trị nội dung cùng giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.
- Giới thiệu về chủ đề của chuyện: truyện đề cập đến tầm hiểu biết hạn hẹp và thái độ huênh hoang của con người.
2. Tóm tắt truyện
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
3. Giá trị của truyện
3.1 Giá trị nội dung
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng rất huênh hoang.
- Khuyên nhủ con người cần biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
3.2 Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện ngắn gọn, chặt chẽ.
- Xây dựng hình ảnh biểu trưng gần gũi với đời sống con người.
- Xây dựng tình huống kết thúc truyện bất ngờ, hài hước.
4. Kết luận
- Khẳng định sự thành công của giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.
- Chào và cảm ơn.
Trình bày bài nói
- Dựa vào dàn ý đã lập ở trên để trình bày bài nói.
- Cần có lời chào, giới thiệu ở phần đầu và lời cảm ơn khi kết thúc bài nói.
- Nói với mực âm thanh vừa phải, đủ nghe, rõ ràng.
- Dùng những từ ngữ có tác dụng liên kết để bài nói mạch lạc và thuyết phục người nghe hơn.
- Chú ý khi nói không nên phân tâm và có thái độ tôn trọng người nghe.
2. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyền Thần trụ trời
“Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo. Người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.
Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần. Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.
Trên đây là bài phát biểu của mình về nghệ thuật và cảm nhận với Thần Trụ trời, cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe. Mình rất vui và hạnh phúc khi được nhận những nhận xét và góp ý từ mọi người.
3. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện Ếch ngồi đáy giếng
Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là Tuệ Nhi, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!
Ếch ngồi đáy giếng là câu chuyện không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta đúng không ạ? Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện ngụ ngôn hay và nổi bật nhất, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không đẹp. Chủ đề của câu chuyện này đề cập đến tầm hiểu biết hạn hẹp và thái độ huênh hoang của con người – một tính cách khá phổ biến trong đời sống xã hội.
Đầu tiên, mình xin được tóm tắt câu chuyện. Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
Và để tạo nên thành công cho truyện và giúp chúng ta nhìn nhận ra những bài học sâu sắc thì không thể quên sự đóng góp của giá trị nội dung cùng giá trị nghệ thuật trong tác phẩm. Trước hết là giá trị nội dung. Vì bản chất, Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn nên nội dung truyện chủ yếu là đưa ra những bài học để răn dạy con người. Câu chuyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng rất huênh hoang. Đồng thời, khuyên nhủ con người cần biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Nghệ thuật cũng là một phần không thể thiếu trong mỗi tác phẩm truyện, góp phần tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc và hỗ trợ để làm nổi bật nội dung của truyện. Giống với những câu chuyện ngụ ngôn khác, cốt truyện của Ếch ngồi đáy giếng khá ngắn gọn nhưng cũng rất đỗi chặt chẽ. Chuyện chỉ xoay quanh những diễn biến xảy ra với chú ếch nhưng từ đó một bài học đã ra đời. Một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong một câu chuyện ngụ ngôn đó là cách xây dựng hình ảnh biểu trưng gần gũi với đời sống con người. Truyện đã nhân hóa, hình tượng hóa nhân vật con ếch để nói về con người. Điều này, vừa tạo sự hấp dẫn, thích thú cho người đọc, vừa giúp họ tự rút ra bài học cho bản thân. Nghệ thuật cuối cùng là cách xây dựng tình huống kết thúc truyện bất ngờ và hài hước. Kết truyện xuất hiện hai hình ảnh đối lập về hình dáng là con ếch và con trâu, chú ếch huênh hoang đã bị trâu đè bẹp. Chính cách kết truyện này vừa gây tiếng cười cho người đọc, vừa giúp chúng ta nhận ra hậu quả của thái độ hống hách khi luôn cho rằng mình là giỏi nhất.
Qua những điều mình vừa chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đã có sự kết hợp hài hòa, đồng điệu, tương hỗ cho nhau để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm cũng như những bài học sâu sắc được gửi gắm trong đó.
Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Chân trời sáng tạo tập 1
Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể lớp 10 siêu hay (6 mẫu)
Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện Thần trụ trời?
Tóm tắt văn bản Prô-mê-tê và loài người lớp 10 ngắn gọn và đầy đủ
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể lớp 10 trang 26
Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật trang 21
Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật trang 21
Soạn bài Prô-mê-tê và loài người trang 15 ngắn nhất
- Soạn bài Thần trụ trời lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người trang 15
- Đọc kết nối chủ điểm Đi san mặt đất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 34 ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây trang 37
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la trang 47 ngắn nhất
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 50 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời trang 51
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 CTST
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (3 mẫu)
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên
- Soạn bài Tây Tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Dưới bóng hoàng lan
- Thực hành tiếng Việt 10 tập 2 trang 15 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
- Đọc kết nối chủ điểm: Đàn Ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Thực hành tiếng việt trang 127 văn 10 tập 1 CTST
- Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Soạn văn 10 trang 133 Chân trời sáng tạo tập 1
- Hãy viết nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia (4 mẫu)
- Soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
- Giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 28 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Bình Ngô đại cáo lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm - Bảo kính cảnh giới bài 43
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 44 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nguyễn Trãi - Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Chân trời sáng tạo
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại CTST
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
- Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm
- Soạn Văn 7 tập 2 trang 58 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đất rừng Phương Nam Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Giang lớp 10 tập 2 CTST
- Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
- Soạn văn 10 tập 2 trang 77 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Soạn bài Ôn tập trang 89 Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 10
- Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà trang 96 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đoạn văn giới thiệu về chủ đề tuổi trẻ và đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Tôi có một giấc mơ
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
- Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
- Soạn bài Ôn tập trang 113 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 giữa học kì 2 có đáp án
Soạn bài Đất rừng Phương Nam lớp 10 Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
Cảm nhận về hình ảnh chiếc lá buổi đầu tiên ở cuối bài thơ
Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Tấm Cám