(4 mẫu) Phân tích bài thơ Tiếng thu - Lưu Trọng Lư
Phân tích bài thơ Tiếng thu ngắn nhất
Phân tích bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư - Từ lâu mùa thu đã trở thành một chất liệu thi ca được nhiều nhà thơ sử dụng để tạo viết nên những cảm xúc về cảnh đẹp thiên nhiên khi đất trời vào thu cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình khi mùa thu đến. Mùa trong mỗi tác phẩm lại khoác lên mình những chiếc áo đẹp khác nhau theo cảm nhận của thi nhân. Trong bài viết ngày hôm nay mời các bạn cùng cảm nhận mùa thu trong thơ của Lưu Trọng Lư qua các bài phân tích bài thơ Tiếng thu hay nhất.
1. Nội dung chính của bài thơ Tiếng thu
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm tiêu biểu, thể hiện được rõ phong cách thơ của Lưu Trọng Lư trong phong trào thơ mới.
Nội dung chính của bài thơ Tiếng thu là những rung cảm của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu. Những hình ảnh tuyệt đẹp đã được nhà thơ miêu tả, sử dụng trong bài thơ như tiếng lá rơi, tiếng nai rên rỉ, tiếng gió thổi qua cành cây... khiến cho người đọc cảm nhận được bức tranh thu đẹp mê hồn cũng như tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu. Đó là sự lặng lẽ, nhẹ nhàng và u buồn của một người đang tận hưởng những giây phút cuối cùng của mùa thu.
2. Phân tích nội dung và nghệ thuật bài Tiếng thu
Trong dòng chảy của thơ văn xưa và nay, mùa thu thường xuất hiện trong mạch cảm xúc của các tác giả gợi nên những bức tranh thu với nhiều màu sắc khác nhau. Nếu như trong chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến là bức tranh mùa thu nơi thôn quê tĩnh mịch thì trong thơ của Xuân Diệu, mùa thu như một nàng thơ đẹp lộng lẫy và kiều diễm. Nhưng trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư lại là những cảm nhận thật mới mẻ và tính tế về mùa thu.
Mùa thu dường như gợi rất nhiều vấn vương trong thơ ca của những người thi sĩ. Đối vớ Lưu Trọng Lư cũng như thế, mùa thu cũng khiến cho ông có rất nhiều cảm xúc. Tác giả đã chọn cho mình một góc riêng để ngắm thu để mơ mẩn vè thu để rồi đứng ngồi không yên khi cảm xúc ùa về và để rồi viết lên những trang thu tuyệt diệu.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hai câu thơ mở ra cho chúng ta cả một trời thương nhơ vấn vương. Cả bài thơ là một cuộc đối thoại giữa chàng trai và cô gái giữa người đang ngoài chiến trận với người đang mòn mỏi từng ngày ở nhà ngóng tin. Thật là bồi hồi biết bao khi một người đang thổn thức dang rạo rực đang bừng cháy còn một người thì không nghe thấy gì. Hoặc em cũng đang nghe thấy nhưng anh giả vờ như em không nghe thấy mà hỏi vậy. Em mà tác giả đang gọi là ai? Phải chăng là một người đang buồn rầu ngóng tin hay một người tưởng tượng trong tâm trí nhà thơ hay đó chính là nhà thơ đang nói chuyện với chính lòng mình. Ở đây ta đặt ra một câu hỏi mà rất khó trả lời được. Nhưng là ai không quan trọng, quan trọng chính là người đó đang nghĩ gì đang có tâm sự ra sao trước cảnh đời đang trôi?. Mùa thu trăng mờ, phải trăng ánh trăng chính là một hình ảnh mà các thi nhân rất thích sử dụng khi nói về thu hay khi người ngắm trăng đang mang nhiều tấm trạng. Một mình đứng ngắm trăng rất nhiều tâm sự trong lòng không thể san sẻ cùng ai, nhưng dường như dưới ánh trăng vằng vặc kia như đang hiểu thấu nỗi lòng người thi nhân. Như vậy chủ đề mùa thu đã được nhà thơ diễn tả trước hết bằng từ ngữ. Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là một từ "nghe" xuất hiện cả ba lần trong câu thơ đầu tác phẩm. Chúng ta nghe lời thổn thức của mùa thu đã được nhân cách hóa, nghe tiếng lòng rạo rực trong rừng vắng của người phụ nữ đi đánh trận nghe tiếng lá thu rơi. Bên cạnh đó tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng âm thanh “em không nghe”. Hai câu thơ tiếp theo cho người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật trữ tình trong bào thơ.
“Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ”
Hình ảnh người lính ra đi lên đường chiến trận là một hình ảnh có lẽ không thể nào quên được trong tâm trí những người tới đưa tiễn chồng lên chiến trường . Hình ảnh ấy cứ khuất dần khuất dần rồi mất hút hẳn theo mù thu theo dáng hình người lính. Đó là tâm sự chủ yêu của những người cô phụ trong thời kì này.
Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ nhưng nó lại mang một âm hưởng lưu luyến bởi tiếng nhạc khiến ta không thôi bồi hồi.
“em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xao xác
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?”
Cách gieo vần liền kết hợp với các từ láy đặt ở cuối câu đã khiến liên kết các câu trong khổ thơ cuối trở nên đều đặn. Khi hình ảnh con nai vàng xuất hiện ta đã nghe được gì khi hình ảnh con nai vàng xuất hiện. Phải chăng ta đã nghe thất tiến lá vàng vỡ vụn dưới bước chân của những con nai vàng ngơ ngác. Tiếng thơ đích thực trong thơ của Lưu Trọng Lư là như thế đó ta không nghe thấy được thu bằng tai mà nghe thấy thu qua trí tưởng tượng nghe vang lên trong tâm hồn. Thu thanh của Lưu Trọng Lư chính là một vô thanh . Đó là cái vô thanh thắng hữu thanh . Có người cho rằng “Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng”. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều:
"Rừng thu từng biếc chen hồng".
Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác!
Tác phẩm đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc . Đó là một con mắt nhìn đời nhìn thơ khá khác biệt của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm đã khiến cho chúng ta thấy được mùa thu mơ màng bất tận của người thi sĩ đồng thời cũng cho chúng ta thấy được nỗi lòng của người cô phụ đối người chồng nơi chinh chiến.
3. Phân tích Tiếng thu học sinh giỏi
Lưu Trọng Lư là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu, đồng thời cũng là người khởi xướng cho phong trào thơ Mới ở Việt Nam, thơ của Lưu Trọng Lư không có sự chau chuốt về ngôn từ, cũng không mượt mà về câu chữ nhưng lại có cái chân thực trong cảm xúc. Ông viết thơ dường như viết ra những dòng cảm xúc, tâm sự, cảm nhận thật nhất của chính mình, cũng có lẽ vì vậy mà nhiều người không đánh giá cao thơ của Lưu Trọng Lư, nhưng nếu cảm nhận được những cái mà ông viết thì lại có một cái đánh giá khác. Một trong những bài thơ được đánh giá là hay nhất của Lưu Trọng Lư, đó chính là bài thơ “Tiếng thu”.
Đánh giá về bài thơ “Tiếng thu”, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã từng nhận định đây không chỉ là bài thơ hay nhất trong đời thơ của Lưu Trọng Lư, mà còn là bài thơ “thơ” nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Như vậy, qua cách đánh giá này, ta cũng phần nào hiểu được vị trí và vai trò của “Tiếng thu” trong thơ ca Việt Nam. Qua bài thơ “Tiếng thu”, Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”
Nhân vật trữ tình ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”. Vì vậy, “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự. “Em không nghe mùa thu”, câu thơ thật da diết nhưng sao cũng thật buồn, thật khắc khoải, em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được? Dù hiểu thế nào ta cũng thấy được khoảng cách trong cách cảm nhận của nhân vật trữ tình và “em”. Mùa thu thường đi vào trong thơ văn với cảm xúc buồn thương bởi sự chia phôi, nhạt nhòa như chính cảnh sắc mùa thu khắc tạc vào lòng người.
Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm. Mà nó lại đẹp lại bởi chính vẻ u sầu “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng đượm nỗi buồn. Hay chính tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình đã nhuộm cho ánh trăng một vẻ u sầu như vậy. Nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như vậy Lưu Trọng Lư đã xem vầng trăng như là một hiện thân của tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Nó không còn là một vật thể vô tri vô giác của tự nhiên nữa mà đã chan chứa những xúc cảm của một con người, đặc biệt là một con người đang yêu, và phải chịu đựng nỗi đau của sự xa cách đối với người mà mình yêu. Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung trong đau khổ, mong chờ. Và chính những giọt lệ trực trào ấy đã khiến cho mọi thứ trở nên nhạt nhòa, không thể nhìn rõ nét, chân thực. Hai câu thơ đầu gợi cho ta liên tưởng đến một đôi lứa yêu nhau, nhưng dường như họ bị ngăn cách, không thể gặp nhau. Vì vậy mà dù làm gì thì cũng nhớ, cũng mong đến đối phương.
“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người chinh phụ”
Theo dõi dòng tâm sự của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được sự cô độc trong tâm hồn, vì dù có đặt ra những câu hỏi, những sự trách móc đầy tình cảm, nhưng dường như cũng chỉ là tự độc thoại với chính mình. Vì không nghe âm thanh thu về, nên em cũng không cảm nhận được cảm giác rạo rực, không cảm nhận được sự da diết trong cảm xúc, trong tình cảm “Em không nghe rạo rực”. “Rạo rực” chính là sự bồi hồi, đắm say của con người trước những niềm vui, niềm hạnh phúc. Và sự rạo rực này được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phụ và người chinh phụ. Giữa họ gắn kết bởi tình cảm vợ chồng gần gũi, tha thiết. Nhưng, cũng chính sự tha thiết, nồng thắm ấy mà khi chia li không tránh được cảm giác đau đớn, mất mát.
Đó chính là hình ảnh mong chờ, khắc khoải của người chinh phụ khi mong ngóng từng chút tin tức về người chồng của mình nơi xa trường. Nỗi nhớ thương ấy càng bị đẩy lên cao trào khi biết nơi người chồng ra đi, đó chính là chiến trường xa xôi, đầy hiểm nguy mà bất kì lúc nào cũng có thể hi sinh mạng sống. Hiểu như thế, ta có thể thấy sự rạo rực mà nhà thơ Lưu Trọng lư nói đến ở đây không chỉ là sự cháy bỏng của tình cảm mà còn là sự đau đớn, lo lắng sự cách li có thể bất chợt ập đến. Hình ảnh người chinh phụ và chinh phụ trong câu thơ, gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người chinh phu và chinh phụ trong bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Ở đó thì hai người bị chia cắt tình yêu đôi lứa, mỗi người mỗi ngả, người ở hậu phương, kẻ ở tiền tuyến. Mong ngóng tin tức của người chồng nên người chinh phụ không một phút giây thôi mong ngóng, trông chờ.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”
Mùa thu khiến cho những chiếc lá trên tán cây xanh trở nên héo tàn và bay theo làn gió, chỉ để lại những cành cây khẳng khiu. Đây là một hiện tượng tự nhiên của đất trời, nhưng khi đi vào những trang thơ văn thì nó lại trở thành biểu tượng của sự phôi pha, tàn úa, biểu tượng của sự chia li. “Em không nghe rừng thu”, câu thơ vẫn là cấu trúc “Em không nghe…” được lặp đi lặp lại, thể hiện sự bộn bề của cảm xúc của nhân vật trữ tình. “Rừng” là nơi sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Nhưng đồng thời nó cũng là thế giới tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình, nơi mà những tình cảm yêu thương, mong nhớ bén rễ và phát triển tươi tốt. Nhưng vào mùa thu, những cây xanh đã rụng lá, giống như thế giới tâm hồn của con người khi thu đến, đó chính là những cảm giác mất mát không tên của cảm xúc, làm khắc khoải, xao động mạnh mẽ trong tâm hồn.
“Lá thu kêu xào xạc” ta có thể hiểu đây là hình ảnh tả thực, đó là những chiếc lá rụng, khi có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc. Nhưng đặt nó trong mối quan hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình thì ta lại có những cảm nhận khác. Tiếng xào xạc của tiếng lá đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình, mà bất cứ tác động gì, dù là nhỏ nhất cũng khiến cho tâm hồn trở nên thổn thức, đau đớn. Tiếp đó là hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh ngỡ như chẳng có chút liên quan đến mạch nguồn cảm xúc, nhưng đây chính là cái chân thực trong cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ, thể hiện những ý niệm đầy độc đáo:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Đang viết về hình ảnh của khu rừng mùa thu, về những chiếc lá khô bay xào xạc, hình ảnh thơ đột ngột chuyển qua hình ảnh chú nai vàng ngơ ngác “Con nai vàng ngơ ngác”. Người đọc cũng không khỏi thắc mắc, tự hỏi rằng liệu hình ảnh con nai có liên kết, mối liên hệ gì đặc biệt gì đối với toàn bộ bài thơ hay không. Hay đây chỉ là sự chọn lựa đầy vô tình của Lưu Trọng Lư. Nhưng nếu nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ta lại có cảm giác hoàn toàn khác biệt. Con nai thường gợi liên tưởng đến sự ngây thơ, trong sáng. Và tình yêu cũng vậy, dù có bao nhiêu đau khổ thì nó cũng mãi đẹp như vậy, trong sáng như vậy. Câu thơ “Đạp trên lá vàng khô” lại thể hiện được sự kiên định cùng niềm tin bất diệt của nhân vật trữ tình của nhân vật trữ tình. Bởi dù có những bộn bề, đau đớn, mất mát thì chỉ cần còn tồn tại một thứ gọi là tình yêu thì có thể vượt qua mọi giới hạn, thử thách.
Như vậy, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư vừa gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn. Đồng thời, qua bức tranh ngoại cảnh lại soi sáng được bức tranh tâm hồn của nhân vật trữ tình, đó là một con người đa tình, luôn đau đáu trong lòng những nỗi nhớ, những khắc khoải, trăn trở về tình yêu. Và tình yêu đó dù có những xa cách, có những bất đồng về cảm nhận nhưng vượt lên tất cả, tình yêu ấy được Lưu Trọng Lư khẳng định với tất cả sự thiêng liêng, to lớn của nó.
4. Phân tích Tiếng thu ngắn gọn
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu Lư chỉ để thơ tràn trên mặt giấy”. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn trong đó bài thơ “Tiếng thu” là một bài thơ tiêu biểu nhất. Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm coi là một trong những bài thơ thơ nhất Việt Nam . Nhận định này còn gây khá nhiều tranh cãi nhưng đối với riêng tôi thì nó là một nhận định khá chính xác. Bởi khi đọc “Tiếng thơ” ta thấy được đây chính là một kiệt tác đó chính là một âm thanh day dứt của thời xa xưa và còn vọng mãi đến bây giờ.
Mùa thu dường như gợi rất nhiều vấn vương trong thơ ca của những người thi sĩ. Đối vớ Lưu Trọng Lư cũng như thế, mùa thu cũng khiến cho ông có rất nhiều cảm xúc. Tác giả đã chọn cho mình một góc riêng để ngắm thu để mơ mẩn vè thu để rồi đứng ngồi không yên khi cảm xúc ùa về và để rồi viết lên những trang thu tuyệt diệu.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hai câu thơ mở ra cho chúng ta cả một trời thương nhơ vấn vương. Cả bài thơ như một cuộc đối thoại giữa chàng trai và cô gái giữa người đang ngoài chiến trận với người đang mòn mỏi từng ngày ở nhà ngóng tin. Thật là tức tối biết bao khi một người đang thổn thức dang rạo rực đang bừng cháy còn một người thì không nghe thấy gì. Hoặc em cũng đang nghe thấy nhưng anh giả vờ như em không nghe thấy mà hỏi vậy. Em mà tác giả đang gọi là ai?một người đang buồn rầu ngóng tin hay một người tưởng tượng trong tâm trí nhà thơ hay đó chính là nhà thơ đang nói chuyện với chính lòng mình. Ở đây ta đặt ra một câu hỏi mà rất khó trả lời được. Nhưng là ai không quan trọng quan trọng chính là người đó đang nghĩ gì đang có tâm sự ra sao trước cảnh đời đang trôi?. Mùa thu trăng mờ, phải trăng ánh trăng chính là một hình ảnh mà các thi nhân rất thích sử dụng khi nói về thu hay khi người ngắm trăng đang mang nhiều tấm trạng. Một mình đứng ngắm trăng rất nhiều tâm sự trong lòng không thể xan sẻ cùng ai, nhưng dường như dưới ánh trăng vằng vặc kia như đang hiểu thấu nỗi lòng người thi nhân. Như vậy chủ đề mùa thu đã được nhà thơ diễn tả trước hết bằng từ ngữ. Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là một từ nghe xuất hiện cả ba lần trong câu thơ đầu tác phẩm. Chúng ta nghe lời thổn thức của mùa thu đã được nhân cách hóa, nghe tiếng lòng rạo rực trong rừng vắng của người phụ nữ đi đánh trận nghe tiếng lá thu rơi. Bên cạnh đó tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng âm thanh “em không nghe”. Hai câu thơ tiếp theo cho người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật trữ tình trong bào thơ.
“Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ”
Hình ảnh người lính ra đi lên đường chiến trận là một hình ảnh có lẽ không thể nào quên được trong tâm trí những người tới đưa tiễn chồng lên chiến trường . Hình ảnh ấy cứ khuất dần khuất dần rồi mất hút hẳn theo mù thu theo dáng hình người lính. Đó là tâm sự chủ yêu của những người cô phụ trong thời kì này.
Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ nhưng nó lại mang một âm hưởng lưu luyến bởi tiếng nhạc khiến ta không thôi bồi hồi.
“em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xao xác
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?”
Cách gieo vần liền kết hợp với các từ láy đặt ở cuối câu đã khiến liên kết các câu trong khổ thơ cuối trở nên đều đặn. Khi hình ảnh con nai vàng xuất hiện ta đã nghe được gì khi hình ảnh con nai vàng xuất hiện. Phải chăng ta đã nghe thất tiến lá vàng vỡ vụn dưới bước chân của những con nai vàng ngơ ngác. Tiếng thơ đích thực trong thơ của Lưu Trọng Lư là như thế đó ta không nghe thấy được thu bằng tai mà nghe thấy thu qua trí tưởng tượng nghe vang lên trong tâm hồn. Thu thanh của Lưu Trọng Lư chính là một vô thanh . Đó là cái vô thanh thắng hữu thanh . Có người cho rằng “Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng”. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: "Rừng thu từng biếc chen hồng". Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: "Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin. Hay ta hãy tin rằng tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng. Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy gì đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào".
Tác phẩm đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc . Đó là một con mắt nhì đòi nhìn thơ khá khác biệt của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm đã khiến cho chúng ta thấy được mùa thu mơ màng bất tận của người thi sĩ đồng thời cũng cho chúng ta thấy được nỗi lòng của người cô phụ đối với người chồng đang chinh chiến nơi xa.
5. Cảm nhận của em về bài thơ Tiếng thu
Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới, Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Chủ đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ là một từ “nghe” xuất hiện ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Người đọc nghe gì?
Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu được nhân cách hóa, nghe tiếng lòng “rạo rực”xào xạc” trong rừng vắng. của người cô phụ có chồng đi đánh giặc xa, nghe tiếng lá thu rơi “
Chủ đề tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng thanh âm. Đó là hai câu thơ có toàn thanh bằng xuất hiện ở đầu khổ thơ thứ nhất và thứ ba: “Em không nghe rừng thu”
Trước cách mạng tháng Tám, trong khi câu thơ Đường và thơ lục bát với luật gián cách bằng trắc còn ngự trị trên văn đàn, Lưu Trọng Lư đã sáng tạo và độc đáo khi tự do viết những câu thơ ngũ ngôn có toàn thanh bằng để miêu tả tiếng thu.
Đọc những câu thơ này, cùng với sự hỗ trợ của nguyên âm “u” tròn môi xuất hiện nhiều lần ở cuối câu thơ, ta như nghe được tiếng thu êm đềm, nhẹ nhàng và vang vang của tác giả.
Cú pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà cả ba khổ thơ của bài Tiếng thu đều được viết bằng ba dấu hỏi ở cuối ba khổ thơ này. Tại sao tác giả phải hỏi liên tục như vậy? Tại vì nhà thơ không tin người em nào đó có thể nghe được cái tiếng thu quá xa vắng và mơ hồ. Không nghe ư? Em hãy lắng lòng sâu đậm để tiếp nhận tiếng thu dịu nhẹ và mơ màng ấy.
Cấu trúc của bài thơ cũng được tác giả sử dụng để thể hiện chủ đề tiếng thu. Hầu hết các bài thơ cũ và thơ mới đều được viết thành những khổ bốn câu đều đặn. Ở bài thơ này, số dòng trong mỗi khổ thơ tăng dần đều. Nếu xem mỗi dòng là mỗi khổ thơ thì khổ thứ nhất có hai câu, khổ thứ hai có ba câu, khổ thứ ba có bốn câu. Nhà thi sĩ có ý thức khi viết những khổ thơ như vậy để diễn tả một cách có nghệ thuật cái tính chất ngân nga, lan tỏa của thu thanh.
Thêm vào đó, cách gieo vần liền bằng các từ láy đặt ở cuối câu thơ đã liên kết các câu thơ trong khổ (“xào xạc” với “ngơ ngác”) và các khổ trong bài (“thổn thức” và “rạo rực”), vừa làm giàu yếu tố nhạc của thơ, vừa làm cho các câu thơ và khổ thơ như kéo dài ta và nối lại với nhau, tạo cho bài thơ cái âm hưởng miên man của khúc thu ca.
Để thưởng thức trọn vẹn giai điệu mùa thu của Lưu Trọng Lư, hãy đọc lại Tiếng Thu, đọc liền mạch và chỉ dừng lại một giây khi gặp dấu chấm hỏi. Hãy tưởng tượng có ai đó ném xuống mặt nước phẳng lặng của hồ thu một viên đá nhỏ. Nhiều vòng tròn sóng đồng tâm xuất hiện và lan tỏa mãi. Đó là hình ảnh làn sóng âm thanh của tiếng thu mà nhà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã làm vang lên trong tâm hồn mỗi người.
Hai dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Ta nghe gì khi nhìn thấy hình ảnh ấy? Có phải ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn dưới những bước chân nai ngơ ngác? Tiếng thu đích thực của Lưu Trọng Lư là như vậy đó. Ta không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không…
Tắt một lời, thu thanh của Lưu Trọng Lư là vô thanh. Đó là cái “vô thanh thắng hữu thanh” mà tác giả Tỳ Bà Hành là Bạch Cư Dị đã một lần khẳng định trong cảnh trăng nước tương giao trên bến Tầm Dương. Với nhận thức tinh tế của nhà thi sĩ, trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu đã cảm được cái tiếng thu ấy khi nhìn những “thiếu nữ buồn không nói”. Bằng trí tuệ của một nhà phê bình có biệt tài, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã “ngộ” được cái thu thanh ấy khi bình Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
“Tiếng thu” ấy, riêng gì mùa thu mới có? Tuy nó phát khởi từ mùa thu nhưng nó đã vang bên tai loài người từ muôn đời thì bao giờ chả còn chút dư âm sau những ngày thu tàn tạ. Đã sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng thì dầu trong mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa hạ, ai là người không có những buổi “chiều thu”, những buổi mà cái buồn vẩn vơ nó đến van lơn cám dỗ, những buổi mà tiếng thu vàng, gieo vừa nhẹ, vừa chìm...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện
-
(5 mẫu) Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
-
Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì?
-
Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
-
Mạn thuật bài 13 đọc hiểu (5 đề)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Hãy viết nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia (4 mẫu)
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 71 lớp 10 CTST tập 1
Hình tượng những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được xây dựng từ hiện tượng tự nhiên nào?
Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Chân trời sáng tạo tập 1
So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3
Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích Gặp Karip và Xila