Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 có đáp án mới nhất 2025

Hoatieu xin chia sẻ bộ Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sử có đáp án trong bài viết dưới đây. Đây là bộ đề kiểm tra lịch sử 10 học kì 1 được Hoatieu tổng hợp có kèm theo đáp án chi tiết.

Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sử có đáp án này sẽ giúp các bạn học sinh sẽ có thêm những tài liệu ôn thi cuối kì môn Lịch sử lớp 10 để củng cố kiến thức và đạt kết quả tốt nhất.

Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử 10 chương trình mới có đáp án chi tiết được Hoatieu chia sẻ dưới đây bao gồm các mẫu đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trắc nghiệm kết hợp với tự luận với các nội dung kiến thức bám sát mạch chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 sẽ giúp các em củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi.

Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đề thi học kì 1 Sử 10 trắc nghiệm

Phần I. Trắc nghiệm (7.0 điểm)

Câu 1: Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.

B. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.

C. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.

D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 2: Một trong những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.

A. Máy kéo sợi Gien – ni B. Máy hơi nước

C. Phương pháp luyện thép lo cao D. Bóng đèn sợi đốt trong

Câu 3: Nội dung nào phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai về văn hóa?

A. hình thành hai giai cáp đối kháng là Tư sản và Vô sản

B. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất

C. Sự giao lưu kết nối văn hóa giữa các quóc gia, châu lục được đẩy mạnh

D. Thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động

Câu 4: Du lịch văn hóa phát triển sẽ

A. thay đổi những sản phẩm công nghệ.

B. dẫn đến sự xói mòn di sản văn hóa.

C. thúc đẩy sự hình thành nhà nước.

D. tạo ra việc làm cho người lao động.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Giáo dục con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

C. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

D. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại.

Câu 6: Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại?

A. Lâu đài thành Đỏ. B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Đại bảo tháp San-chi. D. Vạn lí trường thành.

Câu 7: Con đường thương mại khởi đầu từ Trung Hoa, đi qua khu vực Trung Á, tới Địa Trung Hải và châu Âu được gọi là

A. “Con đường xạ hương”. B. “Con đường tơ lụa”.

C. “Con đường gốm sứ”. D. “Con đường thảm lụa”.

Câu 8: Khai thác tư liệu 5 (Lịch sử 10, tr 82) và cho biết: cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua cách thức nào là chủ yếu?

A. Trong quá trình giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.

B. Thông qua quá trình truyền giáo của các nhà truyền giáo Ấn Độ.

C. Thông qua những thương nhân Ấn Độ sinh sống và lập nghiệp ở Đông Nam Á.

D. Thông qua các yếu tố trung gian chủ yếu là từ các thương nhân Trung Quốc.

Câu 9: Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư chịu sự tác động của bối cảnh nào?

A. Chiến tranh thế giới thú nhất đang diễn ra

B. sự bùng nổ dân số

C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt

D. Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật và công nghệ

Câu 10: Rô- bốt ASIMO là một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần

A. thứ tư B. thứ hai C. thứ nhất D. thứ ba

Câu 11: Di sản văn hóa là hệ thống các giâ trị vật chất và tinh tình do một cộng đồn người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Như vậy, di sản văn hóa không gồm loại nào sau đây?

A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện đại

B. Di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp.

C. Di sản văn hóa phi vật thể

D. Di sản văn hóa vật thể

Câu 12: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hòa hợp của các tôn giáo.

C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hóa ngoài khu vực.

Câu 13: nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau

B. Là những lễ hội lịch sử văn hoá được phục dựng

C. Là những mô tả của con người về quá khứ

D. Là những công trình nghiên cứu lịch sử

Câu 14: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Đọ?

A. PhẬt giáo

B. Hồi giáo

C. Thiên chúa giáo

D. Hin đu giáo

Câu 15: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất

B. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học-công nghệ

C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ sản xuất

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu 16: Địa hình Đông Nam Á bao gồm

A. các bán đảo. B. các quần đảo.

C. cả phần lục địa và hải đảo. D. nhiều đồng bằng rộng lớn.

Câu 17: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”

(Ngô Sĩ Liên-Đại Việt sử kí toàn thư)

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Hồ Chí Minh-Lịch sử nước ta 1942

A. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

B. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

C. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

D. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về Lịch sử Việt Nam.

Câu 18: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Tham quan, điền dã.

C. Xem phim tài liệu, lịch sử.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 19: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

A. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.

B. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.

C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.

D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Câu 20: Phát minh nào trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc?

A. Máy kéo sợi Gien-ni B. Máy hơi nước

C. Điện thoại D. “Con thoi bay”

Câu 21: Nguyên tắc nào quan trọng nhất khi phản ánh lịch sử?

A. Nhân văn. B. Khách quan. C. Tiến bộ. D. Trung thực.

Câu 22: Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại là

A. Chùa Hang

B. Vạn lý trường thành

C. Kim tự tháp

D. Thành nhà Hồ

Câu 23: Khái niệm văn minh được hiểu là

A. những công trình do con người sáng tạo ra

B. sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người

C. tổng thể những nét riêng biệt về vật chất, tinh thần và trí tuệ

D. bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của sử học?

A. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại.

B. Cung cấp các tri thức khoa học giúp con người khám phá hiện thực lịch sử.

C. Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau.

D. Khôi phục các sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ.

Câu 25: Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Truyền hình và phát thanh.

B. Sản xuất hàng gia dụng.

C. Chế biến thực phẩm.

D. Thể thao mạo hiểm.

Câu 26: Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

A. Xác định giá trị thực tế của di sản.

B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.

C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.

D. Thường xuyên tu bổ và hiện đại hóa di sản.

Câu 27: Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

B. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.

C. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.

D. Thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội.

Câu 28: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử

B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử

C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử

D. Nhận thực lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử

Phần II. Tự luận (3.0 điểm)

Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.

Văn hóa

Văn minh

Giống nhau

- Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

1.0

Khác nhau

Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay

Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

1.0

Ví dụ

- Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

- Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

1.0

2. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sử - Kết nối tri thức

2.1. Trắc nghiệm đề thi Lịch sử 10 học kì 1

Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là

  1. Kim tự tháp Kê-ốp.
  2. Vạn lí trường thành.
  3. Lăng Ta-giơ Ma-han.
  4. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Hoa thời trung đại?

  1. Hồng lâu mộng.
  2. Kim Vân Kiều truyện.
  3. Tam quốc diễn nghĩa.
  4. Tây du kí.

Câu 3. Phật giáo và Hin-đu giáo là thành tựu của nền văn minh nào?

  1. Ai Cập.
  2. Lưỡng Hà.
  3. Ấn Độ.
  4. Trung Hoa.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?

  1. Là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
  2. Văn minh xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.
  3. Là trạng thái phát triển cao của văn hóa, trái với văn minh là “dã man”.
  4. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…

Câu 5. Đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?

  1. Người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì chiếm đại bộ phận trong xã hội.
  2. Mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng về quyền lợi.
  3. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
  4. Sự phân biệt về chủng tộc giữa người da trắng và da màu diễn ra gay gắt.

Câu 6. So với văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà, nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác biệt?

  1. Xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.
  2. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
  3. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
  4. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

Câu 7. Cư dân La Mã cổ đại đã sáng tạo ra hệ chữ viết nào dưới đây?

  1. Chữ La-tinh.
  2. Chữ tượng hình.
  3. Chữ hình nêm.
  4. Chữ Phạn.

Câu 8. Quốc gia nào được coi là “quê hương” của phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII)?

  1. Anh.
  2. I-ta-li-a.
  3. Tây Ban Nha.
  4. Pháp.

Câu 9. Một trong những nhà soạn kịch kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

  1. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
  2. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.
  3. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  4. Uy-li-am Sếch-xpia..

Câu 10. Vị trí địa lí và địa hình của Hy Lạp – La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào?

  1. Đóng tàu, thuyền.
  2. Nghề thủ công.
  3. Thương mại đường biển.
  4. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu?

  1. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
  2. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
  3. Tư tưởng Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, đời sống xã hội ở các Tây Âu.
  4. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?

  1. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
  2. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
  3. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
  4. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.

Câu 13. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  1. Máy kéo sợi Gien-ni.
  2. Động cơ hơi nước.
  3. Đầu máy xe lửa.
  4. Máy tính điện tử.

Câu 14. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

  1. Đông cơ hơi nước, điện thoại, máy bay.
  2. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.
  3. Trí tuệ nhân tạo, máy tính, internet.
  4. Điện toán đám mây, máy bay, động cơ đốt trong.

Câu 15. Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?

  1. Động cơ sức nước.
  2. Động cơ đốt trong.
  3. Động cơ hơi nước.
  4. Động cơ sức gió.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.
  2. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.
  3. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.
  4. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.

Câu 17. Nội dung nàodưới đây không phản ánh đúng điều kiện tiền đề để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp?

  1. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
  2. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  3. Tích luỹ tư bản dồi dào (thông qua buôn bán nô lệ, bóc lột thuộc địa).
  4. Quá trình tập trung vốn diễn ra cao độ, hình thành các công ty độc quyền.

Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không đưa đến những tác động nào sau đây?

  1. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
  2. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nhiều ngành kinh tế.
  3. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.
  4. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.

Câu 19. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?

  1. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
  2. Máy kéo sợi Gien-ni, internet, vệ tinh nhân tạo.
  3. Trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn.
  4. Máy bay, động cơ hơi nước, vệ tinh nhân tạo.

Câu 20. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

  1. Trí tuệ nhân tạo.
  2. Internet vạn vật.
  3. Máy tính điện tử.
  4. Điện toán đám mây.

Câu 21. Học thuyết nào dưới đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  1. Thuyết tương đối.
  2. Thuyết tiến hóa.
  3. Thuyết “Bàn tay vô hình”.
  4. Thuyết “Bàn tay hữu hình”.

Câu 22. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

  1. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
  2. Giải phóng sức lao động của con người.
  3. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
  4. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.

Câu 23. Việc sử dụng internet vạn vật không đem lại vai trò nào dưới đây?

  1. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
  2. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
  3. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
  4. Mang lại sự tiện nghi cho con người.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

  1. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  2. Nhiều người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm.
  3. Phát sinh các vấn đề về: bảo mật thông tin cá nhân, tin rác,…
  4. Việc tìm kiếm, chia sẽ thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

2.2. Phần tự luận đề thi lịch sử 10 học kì 1

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?

Câu 2:

Yêu cầu a (1,0 điểm). Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

Yêu cầu b (1,0 điểm). Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn của con người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo em, thành tựu này có những tác động tích cực và hạn chế nào đến đời sống xã hội hiện nay?

2.3. Đáp án đề thi học kì 1 sử 10

1-A

2-B

3-C

4-B

5-C

6-B

7-A

8-B

9-D

10-C

11-A

12-A

13-D

14-B

15-B

16-A

17-D

18-D

19-A

20-C

21-A

22-D

23-A

24-D

Câu 1 (2,0 điểm):

- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:

+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.

+ Dương lịch.

+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…

+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…

+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…

Câu 2 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:

+ Trước đó chưa có cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nào;

+ Các cuộc cách mạng tư sản vừa nổ ra;

+ Có tích luỹ tư bản.

- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại:

+ Trước đó đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp…

+ Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế hoàn toàn, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

+ Các nước đế quốc có sự tích lũy, tập trung cao độ về vốn và quá trình sản xuất.

Yêu cầu b)

- Tích cực của mạng Internet:

+ Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi;

+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet;

+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện…

- Tiêu cực của mạng Internet:

+ Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;

+ Giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người;

+ Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như: máy tính, điện thoại…

+ Con người dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo hoặc bạo lực mạng.

+ Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Đề kiểm tra cuối kỳ môn Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo

3.1. Trắc nghiệm đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sử

Câu 1. Lịch sử là

A. khoa học dự đoán về tương lai.

B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.

C. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Câu 2.Rìu tay Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc loại hình sử liệu nào?

A. Sử liệu truyền miệng.

B. Sử liệu đa phương tiện.

C. Sử liệu thành văn.

D. Sử liệu hiện vật.

Câu 3. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau:

“…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.

A. Sử học.

B. Lịch sử.

C. Tri thức lịch sử.

D. Hiện thực lịch sử.

Câu 4. Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là

A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.

B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.

D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.

Câu 5. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?

A. Là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại.

B. Tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người.

C. Là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại.

D. Là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học - công nghệ.

B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.

C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.

D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.

Câu 7. Nhà sử học vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử nhằm

A. tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về quá khứ của loài người.

B. chứng minh tính xác thực và khoa học của các nguồn tư liệu lịch sử.

C. chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa khoa học với đời sống xã hội.

D. xác định mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?

A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.

B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.

C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.

D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

Câu 9. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

A. lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. khoa học, kinh tế, chính trị.

C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.

D. khoa học, kinh tế, văn hoá.

Câu 10. Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.

B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.

C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.

D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

Câu 11. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.

B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

C. Xóa bỏ những giá trị văn hóa xưa, tiếp thu thành tựu văn minh của nhân loại.

D. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản Việt Nam.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển của ngành du lịch?

A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.

B. Tách rời, không liên quan đến nhau.

C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.

D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.

Câu 13. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.

B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.

C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 14. Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có

A. công cụ đá.

B. công cụ đồng thau.

C. tiếng nói.

D. chữ viết.

Câu 15. Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?

A. Quý tộc.

B. Nông dân công xã.

C. Nô lệ.

D. Nông nô.

Câu 16. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là

A. thiên tử.

B. Pha-ra-ông.

C. hoàng đế.

D. En-xi.

Câu 17. Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

A. lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.

B. khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.

C. địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.

D. khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.

Câu 18. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu gì?

A. Giấy, lụa.

B. Mai rùa, thẻ tre, trúc.

C. Đất sét.

D. Giấy pa-py-rút.

Câu 19. “Con đường Tơ lụa” là con đường trao đổi buôn bán từ Trung Quốc sang

A. Ấn Độ.

B. Ai Cập.

C. Trung Đông.

D. châu Âu.

Câu 20. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?

A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.

B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.

C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.

D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 21. Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?

A. Lăng Ly Sơn.

B. Vạn Lý Trường Thành.

C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

D. Quảng trường Thiên An Môn.

Câu 22. Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ?

A. Stu-pa San-chi (Sanchi).

B. Đền Kha-giu-ra-hô (Khajuraho).

C. Lăng Ta-giơ Ma-han.

D. Tháp Ku-túp Mi-na (Qutb Minar).

Câu 23. Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây?

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Trung Quốc.

D. Lưỡng Hà.

Câu 24. Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Phật giáo.

B. Bà La Môn giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Ấn Độ giáo.

3.2. Tự luận đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sử

Câu 1 (2,0 điểm): Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Câu 2 (2,0 điểm): Phân biệt văn hoá và văn minh.

3.3. Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp môn Lịch sử 10

Trắc nghiệm:

1-C2-D3-C

4-A

5-A6-B7-A8-A

9-A

10-D

11-C

12-A

13-D

14-D

15-B

16-B

17-C

18-B

19-D

20-D

21-B

22-A

23-B

24-B

Tự luận:

Câu 1 (2,0 điểm):

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

Câu 2 (2,0 điểm):

VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

- Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo từ khi xuất hiện cho đến nay.

- Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

ĐẶC ĐIỂM

- Bề dày: xuất hiện đồng thời cùng với lịch sử loài người.

- Có tính dân tộc

- Bề dày: xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn phát triển cao (thường là khi nhà nước và và chữ viết ra đời)

- Có tính quốc tế

MỐI QUAN HỆ

- Văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.

- Văn minh là quá trình tích luỹ những sáng tạo văn hóa. Văn minhra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.

4. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều

4.1. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều - Đề 1

Phần 1: Trắc nghiệm- 4 điểm.( 16 câu).

Câu 1: Hiện thực lịch sử không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Diễn ra trong quá khứ

B. Tồn tại khách quan.

C. Ý muốn chủ quan của con người

D. Hoàn ảnh lịch sử và nhận thức lịch sử.

Câu 2: Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ

B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử

C. Được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau

D. Là những lễ hội lịch sử văn hoá được phục dựng

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?

A. Tiến bộ

B. Vì người lao động

C. Trung thực

D. Khách quan

Câu 4: Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là những gì diễn ra trong quá khứ

B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người

C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được

D. Là khao học tìm hiểu về quá khứ

Câu 5: Vua ở Ai Cập được gọi là gì?

A. Pha-ra-on.

B. En-xi.

C. Thiên tử

D. Thần thánh dưới trần gian.

Câu 6: Ngày nay, con người mới hiểu biết phần nào về lịch sử thế giới cổ đại nhờ vào:

A. Công trình kiến trúc

B. Các tài liệu lưu trữ

C. Chữ viết

D. Truyền thuyết

Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?

A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng.

B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ

C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức

D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh

Câu 8. Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với đạo Phật Ấn Độ là

A. Chùa

B. Chùa hang

C. Tượng Phật

D. Đền.

Câu 9. Yếu tố nào là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý di sản của mỗi quốc gia?

A. Bảo vệ, bảo quản tu bổ, phục hồi di sản.

B. Đảm bảo tính nguyên trạng di tích lịch sử.

C. Đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn

D. Tính giá trị nổi bật của di sản, di tích.

Câu 10. Công tác bảo tồn di sản dựa trên cơ sở nào?

A. Cứ liệu, tính giá trị

B. Phương pháp khoa học

C. Cứ liệu và phương pháp khoa học

D. Yếu tố gốc của di sản..

Câu 11. Di sản văn hóa gồm yếu tố nào?

A. Di sản phi vật thể, di sản vật thể

B. Di tích lịch sử

C. Công nghiệp văn hóa

D. Di sản thiên nhiên

Câu 12. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?

A. Sử học.

B. Khảo cổ học.

C. Việt Nam học.

D. Cơ sở văn hóa.

Câu 13. Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Câu 14. Sử học là khoa học nghiên cứu về:

A. Quá khứ, hiện tại, tương lai của loài người.

B. Quá khứ của loài người.

C. Toàn bộ quá khứ của loài người

D. Sự kiện diễn ra trong quá khứ.

Câu 15. Du lịch văn hóa là một trong những ngành thuộc:

A. Di sản văn hóa

B. Di tích lịch sử

C. Công nghiệp văn hóa

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 16. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được điều gì?

A. Thành tựu văn minh của nhân loại.

B. Quá trình hình thành và phát triển lịch sử văn hóa con người.

C. Quá khứ, hiện tại, tương lai của loài người.

D. Thành tựu vĩ đại của nhân loại trong thời kỳ cổ, trung đại.

Phần 2: Tự luận-6 điểm.

Câu 1: Thế nào là văn hóa? Văn minh? So sánh điểm giống nhau và khác nhau?( 2,5 điểm)

- Khái niệm văn minh: (0,5 điểm)

+ Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man.

+ Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là: nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người.

- Khái niệm văn hóa (0,5 điểm)

Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hoá tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội

- Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. (0,5 điểm)

- Khác nhau: .(1 điểm)

+ Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay (0,5)

+ Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.(0,5)

Câu 2: Nêu thành tựu tiêu biểu của nền văn minh cổ đại Ấn Độ?( 2,5 điểm).

Thành tựu tiêu biểu

Tư tưởng, tôn giáo

0,5 điểm

Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Balamon, về sau là đạo Hinđu và đạo Phật

+ Đạo Balamôn: ra đời vào những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN, là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama – thần sáng tạo thế giới.

Đây là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ về xã hội.

+ Đến khoảng thế kỉ VIII, IX đạo Balamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ...Từ đó, đạo Balamon được gọi là đạo Hinđu hay là Ấn Độ giáo.

+ Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN do Thích ca Mâu ni sáng lập nhằm nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ. Đạo Phật đã nêu ra “tứ diệu đế”: khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, bình đẳng, bác ái, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp Ấn Độ và sang các nước châu Á khác

- Đạo Hồi: Xuất hiện vương triều Đê li

Chữ viết

0,5 điểm

Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi (được dùng viết trong kinh thánh đạo Bàlamôn), được dùng để khắc trên cột đá A-sô-ca, rồi sáng tạo thành hệ thống chữ Phạn được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ

Văn học

0,5 điểm

- Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại, văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Veda và sử thi.

- Ở giai đoạn sau, đặc trưng chung của nền thi ca Ấn Độ là dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, đồng thời còn sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích thú: Sơ-kun-tơ-la...

Kiến trúc và điêu khắc

0,5 điểm

Thời cổ trung đại, Ấn Độ có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao gồm nhiều mặt. Nổi bật nhất là các ngành kiến trúc, điêu khắc: chùa Hang, tượng Phật, cột A-sô-ca, lăng A-cơ-ba...chùa Hang, Lăng Ta giơ ma han, cung điện Hồ giáo.

Khoa học-kĩ thuật

0,5 điểm

Về Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới. Đến thế kỉ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác số pi là 3,1416

- Vâth lý và Hóa học: nêu ra được thuýet nguyên tử, khẳng định được lực hấp dẫn của trái đất.

- Về y dược: : Ấn Độ cổ dại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn rất nhiều so với các nước khác. Các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh, biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai. Nổi tiếng có thầy thuốc: Xusruta, Saraca...

Câu 3: Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?( 1 điểm)

+ Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.(0,25điểm)

+ Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...(0,25 điểm)

+ Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng… từ đó có thể hội nhập thành công.(0,25điểm)

+ Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị (0,25 điểm).

4.2. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều - Đề 2

Phần 1: trắc nghiệm - 4 điểm.( 16 câu).

Câu 1: Vua ở Ai Cập được gọi là gì?

A. Pha-ra-on. B. En-xi. C. Thiên tử D. Thần thánh dưới trần gian.

Câu 2: Ngày nay, con người mới hiểu biết phần nào về lịch sử thế giới cổ đại nhờ vào:

A. Công trình kiến trúc B. Các tài liệu lưu trữ

C. Chữ viết D. Truyền thuyết

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?

A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng.

B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ

C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức

D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh

Câu 4. Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với đạo Phật Ấn Độ là

A. Chùa B. Chùa hang

C. Tượng Phật D. Đền

Câu 5. Địa hình chủ yếu của Hy Lạp thời cổ đại là

A. đồi núi, đất đai khô cằn.

B. ven biển bằng phẳng.

C. các cao nguyên bằng phẳng.

D. ven các con sông lớn được phù sa bồi đắp.

Câu 6 Khu vực nào dưới đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?

A. Nam Á. B. Trung Á.

C. Đông Nam Á. D. Đông Bắc Á.

Câu 7. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, là thời kì

A. hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

B. hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.

C. phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

D. phát triển của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.

Câu 8. Về chữ viết, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã sáng tạo ra

A. chữ La-tinh.

B. chữ La Mã.

C. hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.

D. hệ thống chữ số.

Câu 9. “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là

A. Hy Lạp

B. I-ta-li-a.

C. Anh.

D. Pháp.

Câu 10. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?

A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

B. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.

C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.

D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản

Câu 11. Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.

B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.

C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.

D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

Câu 12. Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?

A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.

C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.

D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.

Câu 13. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc

A. kiểm kê định kì. B. bảo tồn.

C. xây dựng, khai thác, D. trùng tu, làm mới.

Câu 14 . Chữ Phạn là chữ viết của nước nào?

A. Ấn Độ.

B.Trung Quốc.

C. Ai Cập

D. Hi Lạp

Câu 15. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?

A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.

B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.

C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.

D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản

PHẦN II. TỰ LUẬN (6.0 ĐIỂM).

Câu 1 ( 2 điểm): Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai?

a. ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế (1 điểm):

+ Những phát minh về kỹ thuật làm thay đổi về cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng xuất lao động.

+ Cách mạng công nghiệp đa làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện như Man- chét-xtơ, Pa ri, Béc –lin.

+ Mở ra quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp. Phat triển thông tin lien lạc, giao thông vận tải.

b. Tác động về mặt xã hội , Văn hóa.(0,5 diểm)

* Về xã hội:

+ Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội: giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp.

* Về văn hóa.(0,5 điểm).

+ Đời sống tinh thần nâng cao, các yêu cầu giải trí ra đời như điện ảnh, ra đi ô

+ Tạo ra sự giao lưu văn hóa các nước, các châu lục.

Câu 2 (1 điểm): Phân tíchh ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông đối với Việt Nam như thế nào?

+ Trung Quốc: tiếp nhận chọn lọc như chữ viết, tư tưởng tôn giáo: nho giáo, thơ ca như thư đường, văn học chữ hán.(0,25 điểm)

+ Người Ấn Độ đã truyền bá ra bên ngoài: Trung Quốc, Đông Nam Á-Việt Nam

- Tôn giáo: Đạo Hin đu, Phật giáo. Chữ viết: chữ phạn(0, 25 điểm)

- Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây: Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.(0, 25 điểm).

- Việt Nam tiếp thu chọn lọc, giữ gìn bản sắc văn hóa đậm đà tính dân tộc(0,25 điểm).

Câu 3 (3 điêm) Nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và ý nghĩa của những thành tựu đó.

- Một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã( 2 điểm). Mỗi thành tựu 0,5 điểm.

+ Chữ viết:

  • Người Hy Lạp xây dựng bảng chữ cái ghi âm từ thế kỉ IX - VIII TCN. Đến khoáng thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái.
  • Người La Mã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp để xây dựng chữ La-tinh. Đến nay, chữ La-tinh là văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

+ Văn học:

  • Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã đã đặt nền móng cho văn học phương Tây. Các tác phẩm không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của 2 nền văn minh này.
  • Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại.
  • Thơ, văn xuôi và kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Kiến trúc, điêu khắc và hội họa:

  • Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác-tê-nông, Đền thờ thần Dớt,...
  • Các tác phẩm điêu khắc, hội họa: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô.

+ Khoa học kĩ thuật: Có nhiều hiểu biết về thiên viên: nhận ra Trái đất hình cầu, cho rằng Mặt trời và các thiên thể chuyển động quanh Trái đất; Biết tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt trời.

  • Các nhà khoa học Hy Lạp (Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét,...) đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học khác nhau.
  • Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chuẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.
  • Sử học Hy Lạp được hình thành từ TK V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-dốt. Sử học La Mã kế thừa và phát huy truyền thống Hy Lạp với nhiều nhà sử học xuất sắc như Pô-li-bi-út,...
  • Chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá,...

+ Tư tưởng: Hy Lạp - La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây thời cận và hiện đại.

+ Tôn giáo:

  • Người Hy Lạp - La Mã thờ đa thần. Thường xuyên hiến tế, cầu nguyện, tổ chức lễ hội để tôn vinh các vị thần.
  • Tôn giáo Hy Lạp - La Mã để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa phương Tây sau này.

+ Thể thao: Nhiều sự kiện thể thao cổ đại là cơ sở, nền tảng cho nhân loại ngày nay.

- Ý nghĩa của các thành tựu đó:(0,5)

+ Các thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.

+ Là cơ sở, nền tảng đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại giai đoạn sau này.

Trên đây là tổng hợp các đề thi lịch sử 10 học kì 1 mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 10 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
5 4.810
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm