Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 10 học sinh khuyết tật

Tải về

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 HSKT

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức dành cho học sinh khuyết tật. Đề thi có đáp án phần trắc nghiệm với 28 câu hỏi sẽ giúp các em nâng cao vốn kiến thức thức của mình. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi học kì 1 Lịch sử 10 học sinh khuyết tật

TRẮC NGHIỆM (28 câu) (Khoanh đáp án em cho là đúng nhất và điền vào phiếu trả lời)

Câu 1: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” ( Et-uôt Ha ét Ca)

Em hiểu về quan điểm ấy như thế nào?

A. Phản ánh lịch sử là gì?

B.. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử

C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại

D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ

Câu 2. Sử học có chức năng nào sau đây?

A. Khoa học và nhân văn. B. Khoa học và xã hội.

C. Khoa học và giáo dục. D. Khoa học và nghiên cứu.

Câu 3. So với hiện thức lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử

B.Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử

B. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử

D.Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử

Câu 4. Ý nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A. Quá khứ của toàn thể nhân loại

B. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực trên thế giới

C. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người

D. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ

Câu 5. Con người cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.

B. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.

C. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bồ sung thường xuyên.

D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện tại.

Câu 6: Điền từ thích hợp vào câu văn sau:

“Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về…… chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó”

A. Văn hóa B. Nghệ thuật C. Lịch sử D. Xã hội

Câu 7. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời mới nắm bắt được lịch sử.

B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 8: Ý nghĩa của lịch sử đối với mỗi cộng đồng, dân tộc là:

A.Hiểu được bản chất, quy luật của “bánh xe” lịch sử

B. Dùng lịch sử để làm gương cho đời sau

C.Tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc

D. Hiểu nguồn gốc dân tộc, cộng đồng mình

Câu 9: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì?

A. Giữ hiện vật nguyên vẹn và làm tăng giá trị của hiện vật.

B. Tái hiện lại những di sản lịch sử văn hóa

C. Hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người.

D. Tu bổ, phục dựng những di sản văn hóa bị xuống cấp.

Câu 10. Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản thiên nhiên.

C. Di sản văn hóa phi vật thể. D. Di sản văn hóa hỗn hợp.

Câu 11: “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.

B. Di sản văn hoá vật thể.

C. Di sản văn hoá phi vật thể.

D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.

Câu 12: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì?

A. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật”

B. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật”, mà di tích lịch sử -văn hóa vốn có.

C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.

D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ.

Câu 13: Bốn trung tâm văn minh của phương Đông cổ đại là

A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa

B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Hoa Kỳ

C. Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập và Nhật bản

D. Lưỡng Hà, Ai Cập, Liên Xô, Trung Hoa

Câu 14: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?

A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Bà La Môn giáo.

Câu 15: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?

A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

B. Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.

C. Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực khoa học hiện đại.

D. Mở đường cho văn minh Tây Âu thời trung đại phát triển.

Câu 17: Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là phát minh ra

A. số pi. B. số 0. C. phép cộng. D. phép chia.

Câu 18. Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là

A. Hồi giáo. B. Cơ Đốc giáo. C. Phật giáo. D. Hin - đu giáo.

Câu 19. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó.

B. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.

C. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

D. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau.

Câu 20: Đâu là một trong những cống hiến lớn có giá trị đến nay của cư dân La Mã?

A. Giấy, thuốc súng, la bàn. B. Bảng chữ cái gồm 24 chữ

C. Đấu trường La mã D. Đền Pác tê nông

Câu 21: Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào văn hóa Phục hưng là

A. đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. B. mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển.

C. củng cố quyền lực của Giáo hội Cơ Đốc giáo. D. đưa giai cấp tư sản Tây Âu lên nắm chính quyền.

Câu 22: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng là ý nghĩa của

A. phong trào văn hóa Phục hưng. B. cuộc chiến tranh nông dân Đức.

C. phong trào cải cách tôn giáo. D. phong trào thập tự chinh.

Câu 23. Ai là người chế tạo thành công máy kéo sợi Gien-ni (1764)?

A. Giêm Oát. B. Giêm - Ha-gri-vơ. C. Ri-chác Ác-rai D. Ét-mơn Các-rai.

Câu 24. Người phát minh máy hơi nước (năm 1784) là

A. Giôn Cay. B. Ét-mơn Các-rai. C. Giêm Oát. D. Hen-ri Cót.

Câu 25: Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 là việc sử dụng nguồn năng lượng nào sau đây?

A. Năng lượng hóa thạch B. Năng lượng hơi nước

C. Năng lượng nước D. Năng lượng điện

Câu 26. Người đầu tiên chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước (năm 1807) là

A. Ét-mơn Các-rai. B. Ri-chác Ác-rai. C. Giôn Cay. D. Rô-bớt Phơn-tơn.

Câu 27. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Mĩ.

Câu 28: Những tiến bộ về kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong những ngành nghề nào?

A.Y tế, xây dựng, đóng tàu B. Xây dựng, buôn bán, luyện kim

C. Giao thông vân tải, ngành dệt, đóng tàu D. Ngành dệt, luyện kim, giao thông vân tải

Đáp án mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 18
Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 10 học sinh khuyết tật
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm