Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 mới nhất có đáp án

Hoatieu xin chia sẻ bộ Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh có đáp án trong bài viết dưới đây. Đây là bộ đề kiểm tra sinh học 10 học kì 1 được Hoatieu tổng hợp có kèm theo đáp án chi tiết.

Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh có đáp án này sẽ giúp các bạn học sinh sẽ có thêm những tài liệu ôn thi cuối kì môn Sinh học lớp 10 để củng cố kiến thức và đạt kết quả tốt nhất.

1. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh - Kết nối tri thức

1.1. Trắc nghiệm đề thi Sinh học 10 học kì 1

Câu 1: Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành hai loại chính gồm

A. nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu đặc điểm.

B. nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

C. nghiên cứu động vật và nghiên cứu thực vật.

D. nghiên cứu đời sống và nghiên cứu ứng dụng.

Câu 2: Đối tượng của sinh học là

A. tất cả những vấn đề trong cuộc sống.

B. các sinh vật nhân tạo và các sinh vật tự nhiên.

C. các vật không sống và vật sống.

D. các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Câu 3: Phát triển bền vững là

A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

B. sự phát triển chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.

C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

D. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Câu 4: Vai trò nào sau đây là vai trò của ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm?

A. Sản xuất ra nhiều loại nước uống đẹp mắt.

B. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao.

C. Sản xuất ra nhiều giống cây trồng.

D. Sản xuất ra các sinh vật biến đổi gene.

Câu 5: Thiết bị nào sau đây không được sử dụng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?

A. Kính thiên văn.

B. Kính hiển vi.

C. Máy li tâm.

D. Kính lúp.

Câu 6: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?

A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.

C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.

Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về các phương pháp nghiên cứu sinh học?

A. Phương pháp thực nghiệm khoa học chỉ có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm.

B. Bất cứ công trình nghiên cứu sinh học nào cũng được bắt đầu từ các quan sát.

C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm cần phải đảm bảo an toàn.

D. Phương pháp nuôi cấy là phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 8: Cấp độ tổ chức sống là

A. cấp độ đổ chức của vật chất.

B. cấp độ tổ chức của chất rắn, lỏng khí.

C. cấp độ tổ chức của vật chất không biểu hiện đặc tính của sự sống.

D. cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.

Câu 9: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là cấp độ nhỏ nhất?

A. Mô.

B.Cơ quan.

C. Cơ thể.

D. Quần thể.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?

A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

B. Tổ chức sống cấp trên làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp dưới.

C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.

D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.

Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Câu 12: Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?

A. Liên kết cộng hóa trị.

B. Liên kết hydrogen.

C. Liên kết ion.

D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.

Câu 13: Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây?

A. Hydrogen.

B. Oxygen.

C. Carbon.

D. Nước.

Câu 14:Phát biểu nào đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?

A. Nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng nhỏ, nên thiếu chúng không ảnh hưởng tới hoạt động sống của tế bào.

B. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ.

C. Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng có thể có đặc tính lí hóa khác nhau.

D. Có khoảng 70 – 80% các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Câu 15: Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?

A. Glucose.

B.Sucrose.

C.Maltose.

D. Cellulose.

Câu 16: Phospholipid có chức năng chủ yếu là

A. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây.

B. cấu trúc màng của các loại tế bào.

C. cấu tạo nên nhân tế bào.

D. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài.

Câu 17: Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?

A. Glucose.

B.Protein.

C.Steroid.

D. Tinh bột.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nucleic acid?

A. Nucleic acid có hai loại là DNA và RNA.

B. DNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

C. Nucleic acid đều được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.

D. Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid là nucleotide.

Câu 19: Con người sau khi ăn thực phẩm có chứa chất nào sau đây sẽ được chuyển hóa thành vitamin A?

A. Mỡ động vật.

B. Glycogen.

C. Carotenoid.

D. Fructose.

Câu 20: Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng lòng trắng trứng thay cho dung dịch albumin vì

A. lòng trắng trứng trong suốt.

B. lòng trắng trứng có chứa protein albumin.

C. CuSO4 chỉ tác dụng với lòng trắng trứng.

D. lòng trắng trứng dễ tìm kiếm.

Câu 21: Thành phần nào sau đây không thuộc tế bào nhân sơ?

A. DNA.

B. Lưới nội chất.

C. Màng sinh chất.

D. Ribosome.

Câu 22:Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng

A. 1 – 5 mm.

B. 3 – 5 µm.

C. 1 – 5 µm.

D. 3 – 5 cm.

Câu 23: Dựa vào thành phần nào để phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương?

A. Thành tế bào.

B.Độ dày màng sinh chất.

C. Tế bào chất.

D. Vùng nhân.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?

A. Tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.

B. Tế bào nhân sơ thích nghi với nhiều loại môi trường.

C. Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ.

D. Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.

Câu 25: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

A. Trung thể.

B. Ti thể.

C. Nhân.

D. Bộ máy Golgi.

Câu 26:Hệ thống gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông với nhau thành một mạng lưới là đặc điểm của bào quan nào sau đây?

A. Bộ máy Golgi.

B.Ribosome.

C. Lưới nội chất.

D. Lysosome.

Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm khác biệt chủ yếu giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.

B. Tế bào nhân sơ không có nhân, còn tế bào nhân thực thì có.

C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.

D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.

Câu 28: Bào quan nào sau đây có ở tế bào người?

A. Không bào co bóp.

B. Lysosome.

C. Lục lạp.

D. Không bào trung tâm.

Lời giải:

1.2. Phần tự luận đề thi sinh học 10 học kì 1

Câu 1 (1 điểm): Tại sao trong tiến trình nghiên cứu cần phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao cùng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh học khác nhau?

Câu 3 (1 điểm): Tế bào của tuyến bã nhờn ở da làm nhiệm vụ tiết chất nhờn giàu lipid trên bề mặt da. Tế bào này có lưới nội chất trơn phát triển. Hãy giải thích đặc điểm cấu tạo này của tế bào tuyến bã nhờn.

1.3. Đáp án đề thi học kì 1 sinh 10

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: B

Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành hai loại chính là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

Câu 2:

Đáp án đúng là: D

Đối tượng của sinh học chính là các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Câu 3:

Đáp án đúng là: C

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Câu 4:

Đáp án đúng là: B

Vai trò của ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm là sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao như sữa chua và các sản phẩm lên men khác.

Câu 5:

Đáp án đúng là: A

Một số thiết bị nghiên cứu và học tập môn sinh học như: kính hiển vi, máy li tâm, kính lúp, pipet,…

A – Sai. Kính thiên văn dùng để nghiên cứu và học tập thiên văn học.

Câu 6:

Đáp án đúng là: C

Trình tự phản ánh đúng các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học là:

Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

Câu 7:

Đáp án đúng là: A

A – Sai. Phương pháp thực nghiệm khoa học có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm với các điều kiện môi trường được kiểm soát một cách chặt chẽ hoặc có thể tiến hành ngay tại thực địa.

Câu 8:

Đáp án đúng là: D

Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.

Câu 9:

Đáp án đúng là: A

Các cấp độ tổ chức sống theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh thái. → Trong các cấp độ tổ chức sống trên, cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất là mô.

Câu 10:

Đáp án đúng là: A

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó, tổ chức sống cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.

Câu 11:

Đáp án đúng là: C

Học thuyết tế bào hiện đại gồm ba nội dung sau:

- Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.

- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

- Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.

Câu 12:

Đáp án đúng là: B

Liên kết được hình thành giữa các phân tử nước là liên kết hydrogen.

Câu 13:

Đáp án đúng là: D

Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học bắt đầu bằng việc tìm kiếm nước, vì nước có vai trò quan trọng đối với sự sống, không có nước sẽ không có sự sống.

Câu 14:

Đáp án đúng là: C

C – Đúng. Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng có thể có đặc tính lí hóa khác nhau do sự sắp xếp cấu trúc không gian khác nhau của bộ khung carbon và sự liên kết với các nhóm chức khác nhau.

A – Sai. Dù nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng nếu thiếu chúng, các hoạt động sống sẽ bị rối loạn.

B – Sai. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà hầu hết các loại tế bào đều cần với một lượng lớn.

D – Sai. Có khoảng 20 – 25% nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Câu 15:

Đáp án đúng là: D

Cellulose được xếp vào nhóm đường đa, glucose thuộc nhóm đường đơn, sucrose và maltose thuộc nhóm đường đôi.

Câu 16:

Đáp án đúng là: B

Phospholipid được xem là một phân tử lưỡng cực, một đầu có phosphatidylcholine có tính ưa nước và hai đuôi acid béo kị nước. Nhờ có cấu trúc đặc biệt này, phospholipid có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc màng của các loại tế bào.

Câu 17:

Đáp án đúng là: B

Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào có bản chất là protein.

Câu 18:

Đáp án đúng là: C

C – Sai. DNA thường được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiều nhau. Còn RNA thường được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.

Câu 19:

Đáp án đúng là: C

Carotenoid là nhóm sắc tố có màu vàng cam ở thực vật có bản chất là một loại lipid. Con người và động vật sau khi ăn carotenoid sẽ chuyển hóa nó thành vitamin A, chất này sau đó được chuyển đổi thành sắc tố võng mạc, có lợi cho thị giác.

Câu 20:

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng lòng trắng trứng thay cho dung dịch albumin vì trong lòng trắng trứng có chứa protein albumin.

Câu 21:

Đáp án đúng là: B

Tế bào nhân sơ không chứa các bào quan có màng bao bọc mà lưới nội chất là bào quan có màng đơn → Tế bào nhân sơ không chứa bào quan là lưới nội chất.

Câu 22:

Đáp án đúng là: C

Tế bào nhân sơ điển hình có kích thước nhỏ khoảng 1 – 5 µm, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

Câu 23:

Đáp án đúng là: A

Dựa vào cấu tạo của thành tế bào để phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

Câu 24:

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan nằm bên ngoài màng sinh chất.

Câu 25:

Đáp án đúng là: A

Bào quan chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật là trung thể. Các bào quan ti thể, nhân, bộ máy Golgi có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật.

Câu 26:

Đáp án đúng là: C

Lưới nội chất là một hệ thống gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông với nhau thành một mạng lưới, gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

Câu 27:

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân sơ nằm trong vùng nhân không có màng bao bọc. Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân thực nằm trong nhân có màng kép bao bọc.

Câu 28:

Đáp án đúng là: B

Trong các bào quan trên, bào quan có ở tế bào người là lysosome – bào quan tiêu hóa của tế bào, có khả năng phân giải các phân tử lớn hơn như protein, nucleic acid, lipid và polysaccharide.

B. Phần tự luận

Câu 1:

Trong tiến trình nghiên cứu phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng lại giả thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đúng hay sai, chấp nhận hay loại bỏ giải thuyết.

Câu 2:

Tinh bột và cellulose đều được cấu tạo từ đường glucose nhưng lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh khác nhau bởi vì chúng có cách thức liên kết các đơn phân khác nhau tạo nên cấu trúc phân tử khác nhau:

- Tinh bột: Các gốc α - glucose liên kết với nhau bằng liên kết α - 1,4 - glycosidic tạo mạch thẳng (amylose) hoặc bằng liên kết α - 1,4 - glycosidic và α - 1,6 -glycosidic tạo thành mạch nhánh (amylopectin).

- Cellulose: Các gốc β - glucose liên kết với nhau bằng liên kết β - 1,4 - glycosidic tạo thành mạch thẳng.

Câu 3:

Lưới nội chất trơn có chức năng tổng hợp lipid nên thành phần này phát triển ở tế bào tuyến bã nhờn để giúp tế bào nhờn thực hiện chức năng tiết chất nhờn giàu lipid trên bề mặt da.

2. Đề kiểm tra cuối kỳ môn Sinh học 10 - Chân trời sáng tạo

2.1. Trắc nghiệm đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh

Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động sống của tế bào?

A. Di truyền học.

B. Sinh học tế bào.

C. Giải phẫu học.

D. Động vật học.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là

A. các vật sống và không sống.

B. các sinh vật nhân tạo và sinh vật tự nhiên.

C. năng lượng và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng.

D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của Sinh học?

A. Thành tựu của sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

B. Thành tựu sinh học giúp con người giảm bệnh tật, nâng cao sức khỏe.

C. Các nghiên cứu về sinh học gây ô nhiễm môi trường.

D. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh.

Câu 4: Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển bền vững.

C. phát triển đa dạng.

D. tiến bộ sinh học.

Câu 5: Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai?

A. Phát triển các phần mềm chuyên dụng.

B. Hạn chế sinh vật thí nghiệm.

C. Kết hợp với khoa học Trái đất và vũ trụ để nghiên cứu khả năng tồn tại của sự sống ở các hành tinh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống là ứng dụng của ngành nào sau đây?

A. Pháp y.

B. Dược học.

C. Công nghệ thực phẩm.

D. Nông nghiệp.

Câu 7: Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát là

A. phương pháp nhận biết.

B. phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. phương pháp quan sát.

D. phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 8: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?

A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.

C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.

Câu 9: “Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene” là ứng dụng của ngành nào dưới đây?

A. Pháp y.

B. Dược học.

C. Công nghệ thực phẩm.

D. Tin sinh học.

Câu 10: Thiết bị nào thường được sử dụng để quan sát tế bào thực vật?

A. Kính lúp.

B. Kính hiển vi.

C.Pipet.

D.Máy li tâm.

Câu 11: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là

A. tập hợp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.

B. tập hợp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.

C. tập hợp tổ chức lớn nhất và nhỏ nhất trong thế giới sống.

D. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.

Câu 12: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm

A. nguyên tử, phân tử, bào quan.

B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.

C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.

Câu 13: Con thỏ thuộc cấp độ tổ chức nào của thế giới sống?

A. Hệ cơ quan.

B. Cơ thể.

C. Quần thể.

D. Quần xã.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?

A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

B. Tổ chức sống cấp trên làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp dưới.

C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.

D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.

Câu 15: Người đã sử dụng kính hiển vi quang học tự phát minh để quan sát các tế bào trong lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi là

A. Antonie van Leeuwenhoek.

B.Matthias Schleiden.

C.Theodor Schwann.

D.Robert Hooke.

Câu 16: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở

A. những quan sát thực tế.

B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.

C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.

D. những giả thuyết phỏng đoán.

Câu 17: Chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ … để hoàn thành phát biểu sau: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ …, các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong …”.

A. Tế bào.

B. Mô.

C. Cơ quan.

D. Cơ thể.

Câu 18: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Tất cả mọi vật đều được cấu tạo từ tế bào.

B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

C. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp của các bào quan trong tế bào.

Câu 19: Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?

A. Liên kết cộng hóa trị.

B. Liên kết hydrogen.

C. Liên kết ion.

D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.

Câu 20: Nguyên tố Fe là thành phần cấu tạo của

A.diệp lục.

B.hormone.

C. hemoglobin.

D. lipid.

Câu 21: Tính chất nào của nước là nền tảng của nhiều đặc tính lí – hóa, làm cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống?

A. Tính dẫn nhiệt.

B. Tính bay hơi.

C. Tính dẫn điện.

D. Tính phân cực.

Câu 22: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào

A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.

B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.

C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.

D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.

Câu 23: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?

A. Glycogen.

B. Tinh bột.

C. Maltose.

D. Testosterol.

Câu 24: Nucleotide là đơn phân của

A.nucleic acid.

B.protein.

C.carbohydrate.

D.lipid.

Câu 25: Điểm nào sau đây là đặc điểm giống nhau của tinh bột và cellulose?

A. Đều có thể được tiêu hóa bởi con người.

B.Đều là polymer của glucose.

C. Đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.

D. Đều là thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật.

Câu 26: Trong thịt, cá, trứng, sữa có nhiều chất nào sau đây?

A.Tinh bột.

B.Cellulose.

C.Protein.

D. Carotenoid.

Câu 27: Lá cây bị héo sau nhiều ngày và dần khô là do bị mất đi chất nào sau đây?

A.Nguyên tố Fe.

B.Glucose.

C. Nước.

D. Lipid.

Câu 28: Khi cho dung dịch Benedict vào các ống nghiệm sau rồi đun nóng, ống nào sẽ xuất hiện màu đỏ gạch?

A. Ống chứa dịch lọc từ nho.

B. Ống chứa dầu ăn.

C. Ống chứa nước thịt.

D. Ống chứa lòng trắng trứng.

2.2. Tự luận đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh

Câu 1 (1 điểm): Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?

Câu 3 (1 điểm): Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid không? Tại sao?

2.3. Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp môn Sinh học 10

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: B

Sinh học tế bào là lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động sống của tế bào.

Câu 2:

Đáp án đúng là: D

Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.

Câu 3:

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Các nghiên cứu về sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, như việc xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn đề xã hội như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, sự thủng tầng ozone,…

Câu 4:

Đáp án đúng là: B

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.

Câu 5:

Đáp án đúng là: D

Sự kết hợp giữa sinh học với tin học mở ra triển vọng nghiên cứu các phần mềm chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng sinh vật làm vật thí nghiệm; kết hợp với khoa học Trái Đất, khoa học vũ trụ để nghiên cứu khả năng tồn tại của sự sống ở các hành tinh.

Câu 6:

Đáp án đúng là: A

Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống là ứng dụng của ngành pháp y.

Câu 7:

Đáp án đúng là: C

Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát.

Câu 8:

Đáp án đúng là: C

Trình tự các bước trong nghiên cứu khoa học là: Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

Câu 9:

Đáp án đúng là: D

Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn, đây là một trong những ứng dụng của tin sinh học. Những cơ sở dữ liệu này đã hỗ trợ tích cực cho việc học tập và nghiên cứu sinh học.

Câu 10:

Đáp án đúng là: B

Sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật vì tế bào thực vật có kích thước nhỏ.

Câu 11:

Đáp án đúng là: D

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.

Câu 12:

Đáp án đúng là: C

Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

Câu 13:

Đáp án đúng là: B

Con thỏ thuộc cấp độ tổ chức là cơ thể.

Câu 14:

Đáp án đúng là: A

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó, tổ chức sống cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.

Câu 15:

Đáp án đúng là: D

Robert Hooke là người đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi, ông đã quan sát thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

Câu 16:

Đáp án đúng là: B

Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.

Câu 17:

Đáp án đúng là: A

Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…) đều diễn ra trong tế bào.

Câu 18:

Đáp án đúng là: A

A – Sai. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 19:

Đáp án đúng là: B

Liên kết được hình thành giữa các phân tử nước là liên kết hydrogen.

Câu 20:

Đáp án đúng là: C

Fe là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygen, nếu thiếu Fe sẽ dẫn đến thiếu máu.

Câu 21:

Đáp án đúng là: D

Tính phân cực của nước là nền tảng của nhiều đặc tính lí – hóa, khiến nó trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng với sự sống.

Câu 22:

Đáp án đúng là: C

Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.

Câu 23:

Đáp án đúng là: D

- Glycogen, tinh bột, maltose là các carbohydrate.

- Testosterol là một steroid – một loại lipid đặc biệt.

Câu 24:

Đáp án đúng là: A

Đơn phân của nucleic acid là các nucleotide.

Câu 25:

Đáp án đúng là: B

Tinh bột và cellulose đều là polymer của glucose.

A – Sai. Con người có thể tiêu hóa tinh bột, nhưng không thể tiêu hóa cellulose.

C, D – Sai. Tinh bột có chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật còn cellulose là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật.

Câu 26:

Đáp án đúng là: C

Nguồn thực phẩm giàu protein là thịt, cá, trứng, sữa,…

Câu 27:

Đáp án đúng là: C

Lá cây bị héo nhiều ngày và dần khô là do bị mất nước.

Câu 28:

Đáp án đúng là: A

Dùng phép thử Benedict để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào. Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao, glucose sẽ khử ion Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). Trong các ống nghiệm, ống chứa dịch lọc từ nho có chứa glucose nên khi nhỏ vài giọt dung dịch Benedict vào trong dịch lọc từ nho và đun nóng sẽ thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

B. Phần tự luận

Câu 1:

Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì:

- Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của mọi cơ thể sống.


- Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống (các đại phân tử trong tế bào chưa sống, chúng chỉ thể hiện chức năng sống khi tương tác với nhau trong tổ chức tế bào).

Câu 2:

Cây chỉ hấp thu được muối khoáng dưới dạng hòa tan trong nước đồng thời quá trình hấp thụ muối khoáng luôn gắn liền với quá trình hấp thụ nước. Bởi vậy, khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước nhằm giúp hòa tan phân bón, giúp rễ cây hấp thu muối khoáng dễ dàng hơn.

Câu 3:

- Không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì.

- Vì: Béo phì là tình trạng cơ thể dư thừa năng lượng, năng lượng dư thừa được tích lũy dưới dạng mỡ làm tăng khối lượng của cơ thể. Mà lipid có vai trò chủ yếu là cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Bởi vậy, cần cắt giảm lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì Tuy nhiên, ngoài vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng quan trọng không thể thay thế khác đối với cơ thể như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu,… Do đó, để cơ thể hoạt động bình thường, không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì.

3. Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 10 môn Sinh học - Cánh diều

3.1. Trắc nghiệm đề kiểm tra Sinh học học kì 1 lớp 10

Câu 1: Môn Sinh học không có mục tiêu nào sau đây?

A. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học.

B. Góp phần hình thành phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

C. Góp phần hình thành khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

D. Góp phần hình thành các kĩ năng chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.

Câu 2: Phát triển bền vững nhằm giải quyết mối quan hệ nào sau đây?

A. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

B. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

C. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và sức khỏe con người.

D. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề an ninh lương thực và sức khỏe con người.

Câu 3: Ngành nghề liên quan tới sinh học nào dưới đây không thuộc lĩnh vực sản xuất?

A. Ngành điều dưỡng.

B. Ngành sản xuất thuốc chữa bệnh.

C. Ngành chế biến thực phẩm.

D. Ngành chăn nuôi.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sinh học và những vấn đề xã hội?

A. Khi sinh học và khoa học công nghệ phát triển thì kinh tế cũng được phát triển, cuộc sống con người được tăng lên.

B. Nhân bản vô tính con người không ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức.

C. Việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm đạo đức sinh học.

D. Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dần, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 5: Lĩnh vực khoa học mới mô phỏng sinh học trong thiết kế và kiến trúc gọi là

A.tin sinh học.

B.kiến trúc học.

C. phỏng sinh học.

D. sinh học vũ trụ.

Câu 6: Đâu không phải là phương pháp chính được sử dụng trong học tập môn Sinh học?

A. Phương pháp cách thức hóa.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 7: Lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê là

A.kĩ thuật sinh học.

B. thống kê sinh học.

C.tin sinh học.

D.phỏng sinh học.

Câu 8: Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, “kiểm tra giả thuyết khoa học” thuộc bước thứ mấy?

A. Bước 4.

B. Bước 1.

C. Bước 2.

D. Bước 3.

Câu 9: Khi quan sát chậu cây đặt ở cạnh cửa sổ, bạn An đặt ra câu hỏi “Liệu rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến hướng phát triển của ngọn cây?”. Việc làm trên của An là bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học?

A. Bước 1.

B. Bước 2.

C. Bước 3.

D. Bước 4.

Câu 10: Để quan sát tế bào thực vật chúng ta cần sử dụng thiết bị nào dưới đây?

A. Kính lúp.

B. Kính hiển vi.

C. Kính thiên văn.

D. Kính bảo vệ mắt.

Câu 11: Cấp độ tổ chức sống là

A. vị trí của một quần xã trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành quần xã đó.

B. vị trí của một cá thể trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành cá thể đó.

C. vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

D. vị trí của một quần thể loài trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành quần thể loài đó.

Câu 12: Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là

A. mô.

B. tế bào.

C. cơ quan.

D. cơ thể.

Câu 13: “Đàn voi sống trong một khu rừng” thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Cá thể.

B. Quần thể.

C. Quần xã – Hệ sinh thái.

D. Sinh quyển.

Câu 14: Sự kiện nào dưới đây do nhà khoa học Robert Hooke thực hiện?

A. Quan sát được hình dạng vi khuẩn.

B. Quan sát được hình dạng nguyên sinh động vật.

C. Quan sát được hình dạng các tế bào của mô bần.

D. Quan sát được hình dạng của virus.

Câu 15: Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây?

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.

C. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia.

D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra ở bên ngoài tế bào nhưng sự chuyển hóa năng lượng lại diễn ra ở trong tế bào.

Câu 16: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ

A. một hoặc nhiều tế bào.

B. một hoặc nhiều mô.

C. một hoặc nhiều cơ quan.

D. một hoặc nhiều hệ cơ quan.

Câu 17: Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào. Điều này chứng minh nhận định nào sau đây?

A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể.

B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

C. Tế bào là đơn vị bảo vệ của cơ thể.

D. Tế bào là đơn vị điều tiết của cơ thể.

Câu 18: Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm

A. khác hoàn toàn tế bào ban đầu.

B. có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào ban đầu.

C. giống với tế bào ban đầu.

D. có chức năng khác tế bào ban đầu.

Câu 19: Trong số các nguyên tố hóa học, cơ thể người cần khoảng bao nhiêu nguyên tố?

A. 65 nguyên tố.

B. 45 nguyên tố.

C. 35 nguyên tố.

D. 25 nguyên tố.

Câu 20: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?

A. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất.

B. Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.

C. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào.

D. Điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

Câu 21: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người?

A. Sắt (Fe).

B. Nickel (Ni).

C. Aluminium (Al).

D. Lithium (Li).

Câu 22: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì

A. các phân tử nước liên kết chặt với nhau.

B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất.

C. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất.

D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao.

Câu 23: Các phân tử sinh học chính của cơ thể người bao gồm

A. carbohydrate, glucose, acid béo.

B. carbohydrate, lipid, glycogen, acid béo.

C. carbohydrate, lipid, protein và các nucleic acid.

D. carbohydrate, lipid, chitin.

Câu 24: Phospholipid có chức năng chủ yếu là

A. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây.

B. cấu trúc của màng sinh chất.

C. cấu tạo nên nhân tế bào.

D. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài.

Câu 25: Đơn phân của protein là

A.glucose.

B.acid béo.

C.amino acid.

D.nucleotide.

Câu 26: Protein không thực hiện các chức năng nào trong các chức năng sau đây?

A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.

B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.

C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.

D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

Câu 27: Loại thực phẩm nào sau đây có chứa nhiều sucrose?

A. Cà chua, bông cải xanh.

B. Thịt, cá, trứng.

C. Sữa, sữa chua.

D. Mía, củ cải đường.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả về một phân tử DNA?

A. Phân tử DNA chứa uracil.

B. Phân tử DNA thường có cấu trúc xoắn kép.

C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate.

D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau.

3.2. Tự luận đề kiểm tra Sinh học 10 học kì 1

Câu 1 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Vì sao carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào?

Câu 3 (1 điểm): Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích?

3.3. Đáp án và Hướng dẫn làm bài đề thi sinh học 10 kì 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: D

Mục tiêu của môn Sinh học:

- Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học.

- Góp phần hình thành phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

- Góp phần hình thành khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

Câu 2:

Đáp án đúng là: B

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế. Có thể nói phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 3:

Đáp án đúng là: A

A – Ngành điều dưỡng không thuộc lĩnh vực sản xuất mà thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Một số ngành sản xuất liên quan đến sinh học như: ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm, trồng trọt, sản xuất thuốc chữa bệnh, nuôi trồng thủy sản,…

Câu 4:

Đáp án đúng là: B

B – Sai. Nhân bản vô tính con người gây ra làn sóng dư luận, vi phạm đạo đức sinh học.

Câu 5:

Đáp án đúng là: C

Phỏng sinh học là lĩnh vực khoa học mới mô phỏng sinh học trong thiết kế và kiến trúc.

Câu 6:

Đáp án đúng là: A

A – Sai. Phương pháp cách thức hóa không phải là phương pháp chính trong học tập môn Sinh học.

Các phương pháp chính trong học tập môn Sinh học như: Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 7:

Đáp án đúng là: C

Tin sinh học là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê.

Câu 8:

Đáp án đúng là: D

Thứ tự chung các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là:

Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 9:

Đáp án đúng là: A

Việc làm của An là bước 1 trong tiến tình nghiên cứu khoa học – bước quan sát và đặt câu hỏi. Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, quan sát là bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết. Qua quan sát đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra vấn đề nghiên cứu.

Câu 10:

Đáp án đúng là: B

Vì tế bào thực vật có kích thước rất nhỏ, nên để quan sát tế bào thực vật, chúng ta cần sử dụng thiết bị là kính hiển vi.

Câu 11:

Đáp án đúng là: C

Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

Câu 12:

Đáp án đúng là: B

Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là tế bào.

Câu 13:

Đáp án đúng là: B

“Đàn voi sống trong một khu rừng” là một tập hợp cá thể cùng loài cùng sống trong một khu vực địa lí nhất định → Đàn voi sống trong một khu rừng thuộc cấp độ tổ chức sống là quần thể.

Câu 14:

Đáp án đúng là: C

Robert Hooke là người quan sát mô bần qua kính hiển vi và nhìn thấy mô bần được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ.

Câu 15:

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra ở bên trong tế bào.

Câu 16:

Đáp án đúng là: A

Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào, tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống.

Câu 17:

Đáp án đúng là: B

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

Câu 18:

Đáp án đúng là: C

Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm giống với tế bào ban đầu. Vì tế bào được sinh ra từ tế bào có trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.

Câu 19:

Đáp án đúng là: D

Trong số các nguyên tố hóa học trong tự nhiên, có khoảng 20 – 25% các nguyên tố cần thiết cho sinh vật → Cơ thể người cần khoảng 25 nguyên tố.

Câu 20:

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Nước không có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

Nước có vai trò quan trọng như: là dung môi hòa tan nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển, tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học, đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

Câu 21:

Đáp án đúng là: A

Trong các nguyên tố trên, Sắt (Fe) là nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxygen cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxygen cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxi hoá khử, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kì khỏe mạnh và an toàn.

Câu 22:

Đáp án đúng là: B

Nước là dung môi hoà tan hầu hết các chất cần thiết cho sự sống vì các phân tử nước có tính phân cực. Do tính phân cực, các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau. Sự hấp dẫn tĩnh điện của các phân tử nước được tạo nên bởi mối liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen là các liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ dàng hình thành và phá vỡ. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với các phân tử phân cực khác, dẫn đến sự hòa tan các chất.

Câu 23:

Đáp án đúng là: C

Các phân tử sinh học chính của cơ thể người bao gồm: carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.

Câu 24:

Đáp án đúng là: B

Chức năng chủ yếu của phospholipid là tham gia cấu trúc màng sinh chất.

Câu 25:

Đáp án đúng là: C

Đơn phân của protein là amino acid, có khoảng 20 loại amino acid tham gia cấu tạo protein.

Câu 26:

Đáp án đúng là: A

Trong tế bào, carbohydrate mới là chất dự trữ năng lượng chủ yếu. Còn protein không phải là chất dự trữ năng lượng chủ yếu mà chỉ tham gia cung cấp năng lượng cho tế bào trong trường hợp thiếu hụt carbohydrate.

Câu 27:

Đáp án đúng là: D

Các loại quả, mía, củ cải đường là các loại thực phẩm chứa nhiều sucrose.

Câu 28:

Đáp án đúng là: B

A - Sai. Phân tử DNA chứa 4 loại đơn phân là A, T, G, C không chứa U.

B - Đúng. Phân tử DNA ở sinh vật có cấu trúc xoắn kép.

C - Sai. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chỉ chứa 1 nhóm phosphate.

D - Sai. Phân tử DNA được cấu tạo từ 4 loại nucleotide khác nhau.

B. Phần tự luận

Câu 1:

Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển, nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc thì có thể gây bệnh cho cơ thể, thậm chí khiến cơ thể bị tử vong nhanh chóng.

Câu 2:

Carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào vì:

- Carbon tạo mạch xương sống của các phân tử sinh học.

- Carbon có thể tạo các loại liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác như liên kết đơn, liên kết đôi và các mạch carbon như mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng từ đó tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các phân tử sinh học.

Câu 3:

Dầu thực vật là một loại triglyceride. Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.

4. Đề kiểm tra cuối kỳ môn Sinh học

Câu 1. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

A. 5→3→2→1→4.

B. 5→3→2→1→4.

C. 5→2→3→1→4.

D. 5→2→3→4→1.

Câu 2. Giới khởi sinh gồm:

A. virut và vi khuẩn lam.

B. nấm và vi khuẩn.

C. vi khuẩn và vi khuẩn lam.

D. tảo và vi khuẩn lam.

Câu 3. Nguồn gốc chung của giới động vật là

A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.

B. động vật đơn bào nguyên thuỷ.

C. động vật nguyên sinh.

D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.

Câu 4. Giới động vật gồm những sinh vật

A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

B. đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

C. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

D. đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

Câu 5: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:

A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.

B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.

C. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.

D. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

Câu 6 . Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P.

B. C, H, O, N.

C. O, P, C, N.

D. H, O, N, P.

Câu 7: Khi cây trồng thiếu kali sẽ dẫn tới

A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.

B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dùng chất đồng hoá từ lá.

C. ức chế quá trình tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.

D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.

Câu 8. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

A. Cacbon.

B. Hydro

C. Oxy.

D. Nitơ.

Câu 9. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là

A. nitơ.

B. các bon.

C. hiđrrô.

D. phốt pho.

Câu 10. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.

B. lực gắn kết.

C. nhiệt bay hơi cao.

D. tính phân cực.

Câu 11: Cacbohydrat cấu tạo nên màng sinh chất

A. chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ.

B. làm cho cấu trúc màng luôn ổn định và vững chắc hơn.

C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.

D. Cả ba phương án đều đúng

Câu 12. Đường mía (saccarozơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi

A. hai phân tử glucozơ.

B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.

C. hai phân tử fructozơ.

D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ.

Câu 13. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

A. tinh bột.

B. xenlulôzơ.

C. đường đôi.

D. cacbohyđrat.

Câu 14 Fructôzơ là 1 loại

A. pôliasaccarit.

B. đường pentôzơ.

C. đisaccarrit

D. đường hecxôzơ.

Câu 15. Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa

A. các phân tử xenlulôzơ với nhau.

B. các đơn phân glucôzơ với nhau.

C. các vi sợi xenlucôzơ với nhau.

D. các phân tử fructôzơ.

Câu 16. Trong các cấu trúc tế bào cấu trúc không chứa axitnuclêic là

A. ti thể.

B. lưới nội chất có hạt.

C. lưới nội chất trơn

D. nhân.

Câu17. Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử

A. ADN.

B. prôtêin.

C. CO2.

D. cả A và B đúng

Câu 18. Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

A. số vòng xoắn.

B. chiều xoắn.

C. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit.

D. tỷ lệ A + T / G + X.

Câu 19. Loại ARN được dùng là khuôn để tổng hợp prôtêin là

A. mARN.

B. tARN.

C. rARN.

D. cả A, B và C đúng

Câu 20. Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình

A. Tự sao.

B. Sao mã.

C. Giải mã.

D. Phân bào.

Câu 21. Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm

A. đường pentôzơ và nhóm phốtphát .

B. nhóm phốtphát và bazơ nitơ.

C. đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ .

D. đường pentôzơ và bazơ nitơ.

Câu 22. Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng

A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.

B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.

C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.

D. tiêu tốn ít thức ăn.

Câu 23. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn:

1. có kích thước bé. 2. sống kí sinh và gây bệnh.

3. cơ thể chỉ có 1 tế bào .4. chưa có nhân chính thức. 5. sinh sản rất nhanh.

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3, 4.

B.1, 3, 4, 5.

C.1, 2, 3, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 24. Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của

A. thành tế bào.

B. màng.

C. vùng tế bào.

D. vùng nhân.

Câu 25. Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.

B. 1. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân.

C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.

D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi.

Câu 26. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân.

B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông.

C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.

D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi.

Câu 27. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ

A. colesteron.

B. xenlulozơ .

C. peptiđôglican.

D. photpholipit và protein.

Câu 28. Chất tế bào của vi khuẩn không có

A. tương bào và các bào quan có màng bao bọc.

B. các bào quan không có màng bao bọc, tương bào.

C. hệ thống nội màng, tương bào, bào quan có màng bao bọc.

D. hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc.

Câu 29. Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu

A. nâu.

B. đỏ.

C. xanh.

D. vàng.

Câu 30. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.

B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.

C. phải bao bọc xung quanh tế bào .

D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào .

Câu 31. Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là

A. riboxom.

B. bộ máy gongi.

C. lưới nội chất.

D. ti thể.

Câu 32. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là

A. lưới nội chất.

B. lizôxôm.

C. ribôxôm.

D. ty thể.

Câu 33. Ngâm một miếng su hào có kích thước k=2x2 cm, trọng lượng p=100g trong dung dịch NaCl đặc khoảng 1 giờ thì kích thước và trong lượng của nó sẽ

A. k>2x2cm, p>100g.

B. k< 2x2cm, p<100g.

C. k = 2x2cm, p = 100g.

D. giảm rất nhiều so với trước lúc ngâm.

Câu 34 Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm

A. 1 ATP; 2 NADH.

B. 2 ATP; 2 NADH.

C. 3 ATP; 2 NADH.

D. 2 ATP; 1 NADH.

Câu 35. Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi bằng năng lượng của thế giới sống là các phản ứng

A. ôxi hoá khử.

B. thuỷ phân.

C. phân giải các chất.

D. tổng hợp các chất.

Câu 36. Đồng hoá là

A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Câu 37. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

B. ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.

C. ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

D. ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.

Câu 38. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong

A. quá trình đường phân.

B. chuỗi truyền điện tử

C. chu trình Crep.

D. chu trình Canvin.

Câu 39 Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A. saccrôzơ ưu trương

B. saccrôzơ nhược trương.

C. urê ưu trương.

D.urê nhược trương.

Câu 40. Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng thì tế bào đã thực hiện hình thức

A. vận chuyển chủ động.

B. ẩm bào.

C. thực bào.

D. ẩm bào và thực bào.

Đáp án đề thi sinh học 10 học kì 1

Đáp án đề thi sinh học 10 học kì 1
Đáp án đề thi sinh học 10 học kì 1

Trên đây là tổng hợp các đề thi sinh học 10 học kì 1 mới nhấtMời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 10 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
1 522
0 Bình luận
Sắp xếp theo