Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức 2023 (9 đề)

Tải về

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dưới đây của Hoatieu là bộ đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 10 sách mới. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 10 KNTT bao gồm ma trận đề thi có kèm theo đề mẫu và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để các em ôn tập và củng cố kiến thức thi hết học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn. Sau đây là  nội dung chi tiết file đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 10 sách Kết nối, mời các em cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Mời các bạn sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết 9 đề thi học kì 1 môn Văn 10 KNTT của Hoatieu.

1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 10 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.

0

1

0

2

0

1

0

0

40

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1

60

Tổng

0

20

0

30

0

30

0

20

100

Tỉ lệ %

20%

30%

30%

20%

Tỉ lệ chung

50%

50%

2. Đề thi cuối kì 1 môn Văn 10 KNTT có đáp án - đề 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

CHIẾU DỜI ĐÔ

(Thiên đô chiếu)

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, trong Thơ văn lí-Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Cáo C. Hịch

B. Chiếu D. Phú

Câu 2: Chọn CÁC đáp án đúng: Những lợi thế của thành Đại La là gì?

A. Dân cư đông đúc, thuận tiện giao thương

B. Đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi.

C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng.

D. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi.

Câu 3: Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ?

A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời?

B. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

D. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.

Câu 4: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

A. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

B. Giãi bày tình cảm của người viết.

C. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

D. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

Câu 5: Câu nào diễn tả đúng nghĩa của từ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô”?

A. Là nơi cao ráo, thoáng mát

B. Là nơi có phong cảnh và địa thế đẹp

C. Là nơi có sông ngòi bao quanh

D. Là nơi núi non hiểm trở

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.

A. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.

B. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.

C. Phủ định sự cần thiết của việc dời đô.

D. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.

Câu 7: “Chiếu dời đô” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và phản ánh khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lí Công Uẩn và nhân dân ta.

A. Đúng B. Sai

Câu 8: Nội dung bao quát của văn bản “Chiếu dời đô” ?

Câu 9: Em có đồng tình với việc dời đô của Vua Lí Công Uẩn không? Vì sao?

Câu 10: Qua văn bản “Chiếu dời đô”, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Mỗi chúng ta, ai cũng sẽ chọn cho mình một nghề phù hợp. Em hãy viết bài luận giới thiệu những thế mạnh của bản thân để khẳng định mình phù hợp với nghề sẽ chọn trong tương lai.

Đáp án

1.A2.B, C, D3.C4.A5.B6.A7.A

Câu 8. Nội dung bao quát của văn bản “Chiếu dời đô” ?

Nội dung bao quát văn bản “Chiếu dời đô”

- Phản ánh khát vọng của dân về một đất nước độc lập, thống nhất.

- Đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Câu 9. Em có đồng tình với việc dời đô của Vua Lí Công Uẩn không? Vì sao?

Gợi ý: Đồng tình. Vì địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông, đất đai và hoa cỏ tươi tốt, màu mỡ và phát triển kinh tế cho đất nước

Câu 10. Qua văn bản “Chiếu dời đô”, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

Qua văn bản “Chiếu dời đô”, bài học rút ra:

- Quý trọng công lao dựng nước và giữ nước của người đi trước

- Ý chí giữ vững độc lập, chủ quyền nước nhà.

- Hành động cụ thể: học tập tốt, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất…

PHẦN VIẾT

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu những thế mạnh của bản thân để khẳng định mình phù hợp với nghề sẽ chọn trong tương lai

2. Thân bài

-Giới thiệu khái quát thông tin về bản thân.

- Giới thiệu thế mạnh của bản thân

-Phân tích những thế mạnh của bản thân để đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai

- Đưa ra những bằng chứng để làm rõ những thế mạnh ấy (Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.)

-Khẳng định lại những thế mạnh của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

3. Đề thi học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - đề 2

PHẦN I. Đọc – hiểu

Đọc đoạn trích:

Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học. [...]

Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thật sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.

Để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lí của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra, đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.

Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức. Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức. Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.

(Fukuzawa Yukichi, Khuyến học, Người dịch: Phạm Hữu Lợi, NXB Thế Giới, 2018, trang 167-168)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (1.0 điểm). Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là gì?

Câu 3 (1.0 điểm). Theo anh/chị, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách?

Câu 4 (1.5 điểm). Anh/chị có đồng ý với ý kiến “có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?

Phần II. Làm văn

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài Chiều xuân của Anh Thơ.

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

4. Đáp án đề thi cuối kì môn Văn 10 KNTT - đề 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.

0.5

2

Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là phải động não suy nghĩ.

1.0

3

Tác giả khuyên mọi người phải đọc sách vì:

- Sách lưu trữ kho tàng tri thức quý giá của nhân loại được lưu trữ qua nhiều đời.

- “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.”

- Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ...”

- Những tri thức, kĩ năng trong sách giúp chúng ta chuẩn bị thiết thực, chủ động, hiệu quả để “làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.”, tức là giúp người đọc:

+ Nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.

+ Đóng góp, làm giàu cho tri thức nhân loại.

1.0

4

Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng cần có kiến giải hợp lí. Hướng dẫn đồng ý vì:

- Tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.

- “Vô học” chỉ tình trạng không có tri thức, ở đây là kiến thức tích lũy chỉ thể hiện ở lí thuyết, sách vở mà không áp dụng vào thực tế. Con người sống trong cuộc đời với muôn mặt đời thường chứ không đóng khung trong sách vở nên học vấn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế.

- Khả năng áp dụng những điều học được vào thực tế thể hiện sự linh hoạt của chủ thể, cho thấy năng lực thật của con người chứ không phải sự sao chép, học vẹt.

Không đồng ý vì:

- Những người vô học không nhất thiết phải là không áp dụng vào thực tế mà vì thật sự không có kiến thức gì để áp dụng.

- Vô học còn được kể đến trong trường hợp tích lũy được tri thức, có năng lực nhưng lại áp dụng vào những việc có hại cho cộng đồng.

1.5

II

1). Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm)

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

0.5

2). Chia tách đoạn phù hợp theo nội dung văn bản ( 5,0 điểm)

I. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Anh Thơ và tác phẩm Chiều xuân

II. Thân bài

* Phân tích đánh giá về giá trị nội dung của bài thơ: Bài thơ đã khám phá được một thứ “điệu sống” của bao làng quê thuở trước: lặng lẽ, êm đềm, bình dị mà khá nên thơ.

- Khổ 1: Cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng đầy hoa tím.

- Khổ 2: Khung cảnh trên đê

- Khổ 3: Khung cảnh cánh đồng

* Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật

- Khả năng quan sát tinh tường ở bài thơ không chỉ ở cảnh, ở người của những làng quê Việt ngày xưa mà thi nhân còn thổi hồn vào đó.

- Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng khá thành công để tạo nên bức tranh tâm trạng. Từ con đò, quán vắng, đường đê, … Và kết thúc là một hình ảnh rất ấn tượng, có hồn – cô nàng yếm thắm.

- Tả người và tả cảnh thật rung động mà dung dị, hồn nhiên

III. Kết bài

Khẳng định giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với bạn đọc

0.5

1.0

1.0

1.0

1.0

0.5

3). Sáng tạo (0.5 điểm)

Ø Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ø Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ø Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Các lỗi khác GV dựa vào bài làm để linh hoạt cho điểm

0.5

5. Đề thi cuối kì môn Văn 10 KNTT - đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản:

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.

Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy.

Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng.

Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.

Lại nói chuyện chồng của hai nữ thần này. Đó là một con gấu rất to khoẻ. Không rõ gấu từ đâu đến và Ngọc Hoàng đã gả các cô con gái của mình cho gấu từ bao giờ. Chỉ biết rằng gấu rất hay ghen nên theo dõi sự đi lại của hai vợ mình rất chặt chẽ. Mỗi lần gấu đến với vợ là lúc ở dưới trần gian thường gọi là nhật thực hay nguyệt thực. Gặp những ngày này, nhân gian lại phải đánh chiêng, đánh trống rầm rĩ để cho gấu sợ mà lui ra xa vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng và các nữ thần này cũng vì vậy mà xao nhãng công việc.

(Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1: Thần thoại – truyền thuyết, NXB Giáo dục, 1999)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? Cho biết không gian, thời gian của truyện? (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định người kể chuyện trong văn bản. (1,0 điểm)

Câu 3: Hãy nêu nội dung chính của truyện “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” (1,0 điểm)

Câu 4: Nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng trong truyện được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ gì? Qua hai nữ thần, tác giả dân gian đã giải thích các hiện tượng tự nhiên nào? (1,0 điểm)

Câu 5: Trong truyện, nhân vật Quải là người như thế nào? Theo anh/chị, chi tiết Quải ném cát túi bụi vào Mặt Trăng được tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo anh/chị, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng”.

6. Đáp án đề thi cuối kì môn Văn 10 KNTT - đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

- Văn bản trên thuộc thể loại thần thoại suy nguyên. (0,5 điểm)

- Không gian: thiên đình, hạ giới (0,25 điểm), thời gian: thuở xa xưa. (0,25 điểm)

Câu 2: (1,0 điểm)

- Người kể chuyện trong truyện“Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” đại diện cho tác giả để kể lại câu chuyện. (0,5 điểm)

- Người kể chuyện này xuất hiện ở ngôi thứ ba (ẩn sau câu chuyện). (0,5 điểm)

Câu 3: (1,0 điểm)

Nội dung chính:

- Truyện“Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” giải thích nguồn gốc, đặc điểm, quy luật của các hiện tượng tự nhiên. (0,5 điểm)

- Truyện còn thể hiện khát vọng chế ngự, chinh phục tự nhiên của con người thời cổ. (0,5 điểm)

Câu 4: (1,0 điểm)

- Trong truyện, nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ “hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời”. (0,5 điểm)

- Qua hai nhân vật này, tác giả dân gian lí giải các hiện tượng tự nhiên: độ dài của ngày thay đổi theo mùa, hiện tượng trăng thượng huyền, hạ huyền, nhật thực, nguyệt thực,... (0,5 điểm)

Câu 5: (1,0 điểm)

- Trong truyện, nhân vật Quải được miêu tả là người to lớn và can đảm, sẵn sàng đối đầu với sự tai ác của cô em Mặt Trăng. (0,5 điểm)

- Hành động Quải tìm cách ném cát vào Mặt Trăng là chi tiết được tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích mô tả mối xung đột giữa con người với tự nhiên, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự tự nhiên của con người trong thời đại thần thoại. (0,5 điểm)

Câu 6: (1,0 điểm)

- Thời xa xưa, con người sống với niềm tin “vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). Chính niềm tin đó giữ cho con người thái độ tôn kính, đối xử công bằng, yêu thương thế giới xung quanh. Niềm tin đó còn giúp trí tưởng tượng của con người sáng tạo ra biết bao câu chuyện thú vị để lí giải cuộc sống. (0,5 điểm)

- Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn với con người hiện đại, bằng chứng là con người ngày nay vẫn đặt niềm tin vào thế giới siêu hình như thần thánh, ma quỷ, ông trời, thượng đế, số kiếp,... thông qua các hoạt động như lễ hội, phong tục thờ thần, cầu trời khấn Phật, xem bói... Tuy nhiên, con người cần biến những niềm tin ấy trở thành động lực, là nơi dựa cho sức mạnh tinh thần chứ không phải là nỗi lo sợ, mê tín hay ám ảnh về tâm trí. (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: (0,25 điểm)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật được chi tiết kì ảo: (2,5 điểm)

- Giới thiệu cách hiểu chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng trong thần thoại (chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ được tạo ra nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng...). (0,5 điểm)

- Giới thiệu một chi tiết kì ảo trong truyện“Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” và kể lại chi tiết đó (chẳng hạn chi tiết Nữ Thần Mặt Trời ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng, chi tiết Nữ Thần Mặt Trăng bị chàng Quải ném cát vào mặt, chi tiết Ngọc Hoàng gả Nữ Thần Mặt Trời và Mặt Trăng cho gấu…) (1,0 điểm)

- Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo đó (Chi tiết đó có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật như thế nào? Thể hiện thái độ gì của nhân dân dành cho vị thần đó? Lí giải điều gì? Giải thích cho hiện tượng gì?...). (0,5 điểm)

- Nghệ thuật nổi bật khi xây dựng chi tiết kì ảo là biện pháp nhân hóa. (0,25 điểm)

- Khẳng định: các chi tiết kì ảo là cách con người dùng để thể hiện nhận thức, quan điểm của mình về thế giới tự nhiên, góp phần làm nên vẻ đẹp hấp dẫn của thần thoại. (0,25 điểm)

4) Sáng tạo: (0,5 điểm) Có cách diễn đạt sáng tạo, ý độc đáo, mới lạ.

5) Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

7. Đề thi cuối kì môn Văn 10 KNTT - đề 4

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

(Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.)

XUÝ VÂN: […]

Chị em ơi!

Ra đây có phải xưng danh, không nào?

(Đế(1)) Không xưng danh ai biết là ai?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào, tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng(2)):

Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên(3),

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch(4)…)

(Trích Xuý Vân giả dại, chèo Kim Nham, Theo Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, tập một – Văn học dân gian, BÙI VĂN NGUYÊN – ĐỖ BÌNH TRỊ chọn lọc, chú thích, giới thiệu, NXB Giáo dục, 1975)

Chú giải:

(1) Đế: nói chêm vào lời của diễn viên trên sân khấu chèo (người nói là khán giả hoặc các diễn viên khác đứng sau sân khấu đối đáp với các diễn viên trên sân khấu).

(2) Điệu con gà rừng: một điệu hát chèo, thường được dùng khi muốn diễn tả nỗi niềm đắng cay, bực tức của nhân vật.

(3) Xuân huyên: cha mẹ (xuân: một loại cây to, sống lâu, được dùng để chỉ người cha; huyên: một loài cây lá nhỏ, dài, thường ví với mẹ).

(4) Điệu sa lệch: một điệu hát chèo, thường được dùng khi cần thể hiện tâm trạng lưu luyến, nhớ thương hay ai oán.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc:

a. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương.

b. Xúy Vân đau khổ vì bị Trần Phương lừa gạt nàng trở nên điên dại thật

c. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại

d. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại

Câu 2: Điều gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân trong đoạn trích ?

A. khát vọng giữa tình yêu và đạo đức

B. khát vọng giữa tình yêu và thực tại

C. khát vọng giữa tình yêu và cuộc sống.

D. Cả A và B

Câu 3: Nét đặc biệt của chèo cổ là gì?

a. Kết hợp giữa ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ.

b. Kịch bản của chèo thường lấy từ tích cũ.

c. Sân khấu ở những sân đình.

d. Sự kết hợp giữa ca, múa, và lời nói

Câu 4: Phong cách biểu diễn của chèo thường mang tính:

a. Cụ thể b. Nhân hóa c. Tượng trưng d. Ước lệ

Câu 5: Nguyên nhân bi kịch của cuộc đời Xúy Vân là do:

A. Cha mẹ ép duyên

B. Do Kim Nhan không yêu thương nàng

C. Do bị Trần Phương lừa dối tình cảm

D. Chế độ phong kiến với chế độ hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cùng lễ giáo phong kiến khắt khe kiềm toả khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người.

Câu 6: Những câu hát “bông bông dắt, bông bông díu - xa xa lắc, xa xa líu” là những câu :

A. vô nghĩa, Xúy Vân hát để giả điên

B. thể hiện cuộc sống vợ chồng của nàng

C. đệm thêm cho lời hát có vần, có điệu.

D. chỉ là lời của bài hát, không có ý nghĩa gì.

Câu 7: Trong những ý sau, điều nào không thể hiện được nhân vật Xúy Vân đáng thương?

a. Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.

b. Gặp Trần Phương, Xúy Vân tưởng gặp người tri kỉ cô đã yêu Trần Phương.

c. Xúy Vân là cô gái đảm đang khéo léo, có mơ ước giản dị

d. Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Chỉ ra các chỉ dẫn sân khấu có trong đoạn trích trên.

Câu 9. Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân? Qua đoạn xưng danh, có thể nhận ra những đặc điểm gì của sân khấu chèo?

Câu 10. Theo em, Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Hãy câu trả lời trong đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).

II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.

8. Đáp án đề thi cuối kì môn Văn 10 KNTT - đề 4

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

D

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

D

0,5

6

B

0,5

7

D

0,5

8

Các chỉ dẫn sân khấu:

- Lời nói đế: Không xưng danh ai biết là ai?

- Âm nhạc và hành động của nhân vật trên sân khấu: Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng nội dung đáp án, có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt, chưa đủ ý: 0,25 điểm.

0,5

9

-Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể về bản thân:

+ Là một người có tài cao (hát hay), mọi người gọi là cô ả Xuý Vân.

+ Nhưng lại dại dột phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương, nên nghe theo lời xui khiến của hắn giả điên cuồng, rồ dại.

- Qua đoạn xưng danh, có thể nhận ra những đặc điểm của sân khấu chèo:

+ Nhân vật xưng danh: đầy đủ tên họ, tính cách.

+ Sự tương tác giữa người xem và người diễn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày thuyết phục, đầy đủ đạt 1,0 điểm.

- Học sinh trình bày chưa thuyết phục, chưa rõ ràng đạt 0,25 -0,75 điểm.

0,5

0,5

10

HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài

- Hình thức: Đảm bảo dung lượng số câu không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

- Nội dung: HS bày tỏ suy nghĩ về nhân vật Xuý Vân.

+ Xuý Vân đáng trách vì đã phụ lại chồng, đi theo nhân tình, đi ngược lại với đạo đức, lễ giáo phong kiến.

+ Xuý Vân đáng thương vì nàng có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Ban đầu khi mới cưới, nàng cũng có ước mơ giản dị, chính đáng. Nhưng ước mơ đó lại không cùng lí tưởng với chồng nàng là Kim Nham và gia đình chàng. Xuý Vân rời vào tình cảnh lạc lõng, cô đơn trong gia đình chồng. Nên nàng mới chạy theo Trần Phương – người tưởng như là tri âm tri kỉ với nàng. Nhưng đáng thương thay, nàng lại bị Trần Phương lừa gạt.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày thuyết phục, hợp lí, không vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật: 1,0 điểm

- Học sinh trình bày chưa thuyết phục, chưa rõ ràng đạt 0,25-0,75 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, hợp lí vẫn cho điểm tối đa.

1,0

II

VIẾT

4,0

Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.

a/ Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Giới thiệu và nêu được tầm quan trọng của vấn đề nghị luận: hãy sống là chính mình

- HS giới thiệu được vấn đề: 0,25 điểm.

- HS nêu được tầm quan trọng của vấn đề: 0,25 điểm

0.5

c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về sự cần thiết của sống là chính mình. Có thể theo hướng:

- Giải thích: Sống là chính mình nghĩa là sống với những gì tự nhiên vốn có trong con người bạn, không cần phải gò bó hay ép buộc mình phải sống giống bất kì ai.

- Phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hãy sống là chính mình: giúp con người:

+ Làm chủ cuộc đời mình;

+ Có nhận thức đúng đắn về bản thân;

+ Thoải mái, tự do trong suy nghĩ và hành động;

+ Lạc quan, tự tin, đủ sức mạnh để vượt qua cám dỗ và khó khăn trong cuộc sống…

- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

+ Phê phán những người tự ti, không dám khẳng định bản thân.

+ Sống là chính mình không có nghĩa là bảo thủ, đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, bất chấp pháp luật và thuần phong mĩ tục.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trình bày đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm.

+ Học sinh trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm - 1,25 điểm.

+ Học sinh chưa làm rõ vấn đề: 0,75 điểm - 1,0 điểm.

+ Học sinh trình bày sơ lược, không đúng vấn đề: 0,25 điểm - 0,5 điểm.

2.5

d/ Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả,ngữ pháp.

0.25

e/ Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

0.5

TỔNG ĐIỂM

10,0

...................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 20.151
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức 2023 (9 đề)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm