Sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì?

Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì?

Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy? Đây là nội dung câu hỏi số 4 trang 58 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư - Chu Văn Sơn. Sau đây là gợi ý chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 4 trang 58 SGK Văn 10 tập 1 KNTT

Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì?

Gợi ý 1

- Sự khác biệt lớn nhất là: Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Yên bình, thanh vắng trở thành một đặc tính của vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Còn Thơ mới không như thế. Âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn thơ mới là tiếng xôn xao.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt: Đó là các nhà Thơ mới không nhìn thiên nhiên bằng cái chiêm nghiệm, mà họ muốn vào dò la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật, khám phá sự sống bí mật đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên.

Gợi ý 2

Sự khá biệt lớn nhất:

- Thơ cổ điển: thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn, yên bình, thanh vắng. Bởi họ xem, tĩnh là gốc của động.

- Thơ Mới: thiên nhiên có âm thanh, tiếng xôn xao. Họ khám phá sự sống bí mật đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên, chất chưa bao biến thái tinh vi và bí mật.

Nguyên nhân: cái nhìn của các thơ đã khác đi. Các nhà thơ mới không nhìn thiên nhiên tĩnh đầy an nhiên minh triết như các thi nhân xưa nữa, ngược lại, họ nhìn thiên nhiên đan xen giữa tâm hồn cá nhân và tâm hồn tạo vật để khám phá sự sống xôn xao.

Gợi ý 3

- Sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là: thơ cổ điển miêu tả thiên nhiên ở trạng thái tĩnh, yên bình, thanh vắng. Thơ mới miêu tả thiên nhiên ở trạng thái xôn xao.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt: Các nhà thơ cổ điển nhìn thiên nhiên bằng cách nhìn chiêm nghiệm, vốn xem tĩnh là gốc của động, là gốc của sự vận động trong tạo vật. Các nhà Thơ mới muốn dò la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.181
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm