Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia siêu hay
Nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia
- 1. Dàn ý nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia
- 2. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia
- 3. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia ngắn gọn
- 4. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia chi tiết
- 5. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia học sinh giỏi
Nghệ thuật trong Hạnh phúc của một tang gia - Hạnh phúc của một tang gia là một đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đã vạch trần bản chất của một xã hội bịp bợm, rởm đời, suy đồi về đạo đức của con người đương thời. Trong bài viết này Hoatieu xin gửi đến bạn đọc một số mẫu bài văn phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghệ thuật trào phúng đã được tác giả thể hiện thông qua đoạn trích.
- Top 7 bài Tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia hay chọn lọc
- Top 4 bài cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
1. Dàn ý nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia
I. Mở bài
– Đôi nét về tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: Một cây bút hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu của văn học nước ta trước Cách mạng tháng 8. Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết hiện thực thành công của ông
– Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã được xây dựng thành công bởi nghệ thuật trào phúng đặc sắc
II. Thân bài
1. Nghệ thuật trào phúng là gì?
– Trào phúng : nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội.
– Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn đó
2. Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
a. Mâu thuẫn trào phúng được xây dựng thành công
– Thể hiện ngay trong tựa đề:
+ “Tang gia”: nhà có đám, đáng ra với hoàn cảnh đó, không khí phải tràn ngập nhiều buồn tiếc
+ “Hạnh phúc”: Cảm xúc khi gặp chuyện nhiều niềm vui, đây là cảm xúc đối lập hẳn với hoàn cảnh “tang gia”
nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc:
– Thể hiện trong niềm vui của những người trong gia đình và ngoài gia đình:
+ Nhà chuyện buồn nhưng mỗi nhân vật trong gia đình đều không giấu nổi niềm vui bởi mình sẽ đạt được mục đích khác nhau
+ Những người ngoài gia đình: Mừng vui vì được khoe mẽ, chim chuột, được xem đám ma to…
– Mâu thuẫn trào phúng xuyên suốt cảnh đám ma: một đám ma rất to, rất đông, được tiến hành rất trọng thể, đúng là một đám ma gương mẫu. Nhưng kỳ thực lại giống một đám hội, đám rước.
b. Nhân vật trào phúng
– Cố Hồng: vui vì được diễn trò già yếu trước mọi người, mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo ⇒ con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình
– Ông Văn Minh: thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa.
– Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
– Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết, cô cũng buồn nhưng là “buồn lãng mạn” vì không thấy người tình của mình
– Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
– Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.
– Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.
– Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:“giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
– Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
– Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chu ý vào những kiểu quần áo tang…
⇒ Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước, nhân vật trào phúng thể hiện rõ nét, ai cũng tìm thấy niềm vui trong đám tang đáng lẽ ra nên buồn thương
c. Cảnh tượng trào phúng
– Cảnh đưa đám:
+ Chậm chạp và nhốn nháo
+ Các loại kèn ta, Tây , Tàu lố lăng
+ Người đi đám nói chuyện bàn tán
+ Điệp khúc “Đám cứ đi”
– Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú bắt mọi người tạo dáng chụp ảnh
+ Cụ cố Hồng: tỏ ra chí hiếu nhưng lại lộ sự giả dối
+ Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại giúi vào tay Xuân tờ 5 đồng rồi lại khóc oặt người đi
⇒ Càng thể hiện rõ sự “trào phúng” của đoạn trích
III. Kết bài
– Khẳng định nghệ thuật trờ phúng đã được thể hiện thành công trong đoạn trích
– Nghệ thuật trào phúng góp phần phơi bày những hợm hĩnh, lố lăng, bịp bợm của xã hội tượng lưu.
2. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia
Năm 1939, Vũ Trọng Phụng bước sang tuổi 24. "Ông vua phóng sự đất Bắc" liền cho ra đời năm tác phẩm lừng danh: "Giông tố", "Số đỏ", "Làm đĩ", "Vỡ đê'' và "Cơm thầy cơm cô". Tác phẩm của ông được đánh giá là "vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ".
Trong đó, "Số đỏ" với nghệ thuật trào phúng bậc thầy, nó được coi là một kiệt tác bất hủ trong văn chương đương thời. Vũ Trọng Phụng đả kích cực kì cay độc với xã hội trường giả tư sản thành thị đang chạy theo lối sống "Âu hóa" văn minh rởm, hết sức đồi bại và lố lăng đương thời. "Số đỏ" chỉ dài độ 200 trang nhưng nhung nhúc những hạng người xấu xa, đê tiện như mẹ Tây, ma cà bông, giới cảnh sát, nhà chùa, đám du học, có cả nghệ sĩ, y học, giới báo chí... Vũ Trọng Phụng đã từng tuyên bố: "Riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy là khốn nạn, quan tham, lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, xã hội chó đểu...''.
Chương XV với cái tiêu nhan đề: "Hạnh phúc của một tang gia" đã đem đến cho người đọc bao thú vị như được mục kích một màn hài kịch trong bộ "Tấn trò dời" của xã hội thực dân phong kiến.
Nhan đề chương XV là một nghịch lí đầy ý vị, chua cay. Tang gia là gia đình có tang, ở đây là đại tang tất phải đau thương buồn thảm. Ấy vậy mà lại hạnh phúc. Cái gia đình tam đại đồng đường này, khi cụ Tổ hơn 80 tuổi phải chết đã làm cho lũ con cháu "sung sướng lắm!".
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công một tình huống điển hình để phơi bày những bộ mặt đồi bại trong cái gia đình trưởng giả này, vạch trần những cặn bã, những quái thai của cái xã hội dở ta dở tây buổi ấy.
Cha chết, ông chết "bọn con cháu vô tâm cũng sung sướng thỏa thích". Đây là dịp hiếm có để khoe của, khoe giàu, phô cái sang ra cho thiên hạ biết. "Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma...". Niềm vui tràn ngập: "tang gia ai cũng vui vẻ cả".
Người con trai cả - cụ cố Hồng - hút liền một chập 60 điếu thuốc phiện, hả hê lim dim đôi mắt. Bữa nay, cha chết, cụ vui vẻ lắm, nhưng thằng bồi tiêm vẫn còn đếm được 1872 câu gắt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!". Trong cái dư vị êm ái của thuốc phiện, cụ "nhắm nghiền mắt lại để mơ màng" đến cái giờ phút hạnh phúc "hạnh phúc nhất: mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu" để cho thiên hạ phải trầm trồ: "một cái đám ma như thể, một cái gậy như thế" ... rồi ngạc nhiên chỉ trỏ: "úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa...". Con trai đã "báo hiếu" cha như vậy! Đó là một nét biếm họa thần tình. Tâm hồn sa đọa, đạo lí suy đồi đến cùng cực, từ cha đến con.
Hai đứa cháu nội của cụ Tổ xuất hiện giữa đám tang với bao nét kệch cỡm lố lăng. Văn Minh đi Tây du học 6-7 năm mà chẳng có một "mảnh bằng nào cả" về nước hắn mở hiệu may để cổ vũ cho cái trò "Âu hóa" nhằm "phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp". Ông nội chết, đứa cháu quý hóa này nhăm nhăm nghĩ tới chuyện chia gia tài, thích thú ra mặt vì "cái chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa". Cậu Tú Tân thì mở cờ trong bụng, được dịp trổ tài bấm lách tách "mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến". Lúc đưa tang, cậu lăng xăng chạy lên chạy xuống, cậu dàn cảnh, cậu đạo diễn lúc hạ huyệt bắt bẻ từng người cách "chống gậy", "gục đầu, "cong lưng", "lau mắt", như thế này, thế nọ để cậu bấm máy. Y "luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng" như một tên hề!
Vũ Trọng Phụng đã tả đám ma cụ Tổ bằng nhiều nét hoạt ké, châm biếm sâu cay cái rởm đời của bọn thượng lưu tha hóa. Một đám ma to tát "một đám ma gương mẫu" nhưng chẳng qua là một đám rước xách. Có kiệu bát công lợn quay đi lọng. Có lốc bốc xoảng và bu dích. Có nhiều vòng hoa, 300 câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Đúng là một đám ma tạp pí-lù "theo cái lối Ta, Tàu, Tây". Bởi thế nên bầy con cháu thì hạnh phúc, còn "người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu...". Lấy cái phi lí để vạch trần cái lố lăng, đồi bại là một nét vẽ cực kì sắc sảo, độc đáo trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
"Có bao đám khách" quý phái và "sang trọng" đến đưa ma cụ cố Tổ. Phụ nữ chiếm một nửa, là "giai thanh gái lịch", là bạn của Tuyết và bà Phó Đoan.. Họ không đến đưa tang mà là để "cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, hẹn hò nhau. Bọn mày râu, bạn của cụ cố Hồng đến đưa tang để khoe mẽ "ngực đầy những huy chương" của "nước mẹ" hay của bọn bù nhìn ban phát cho. Khi tả bộ râu của đám quan khách này, tác giả "Số đỏ" đã sáng tạo nên những chi tiết, những ngôn từ và giọng điệu trào phúng chua cay. Một lối nói nhạo, chế giễu thần tình. Trên mép và cằm các ông trưởng giả khoe "tài" khoe "đức" ấy "đếm đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăng quăng...". Người đọc phải bấm bụng mà cười khi đọc đoạn văn tả những bộ râu ấy. Đằng sau bộ râu kia là những mặt người tha hóa vô luân.
Vũ Trọng Phụng đã dùng thủ pháp "phục bút" khi tả sự xuất hiện của Xuân Tóc Đỏ. Tuyết mặc bộ "Ngây thơ" đi mời trầu và thuốc lá quan khách với "vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám". Cô vô cùng sung sướng khi thấy "anh Xuân" đã đến bèn "liếc mắt đưa tình... để tỏ ý cảm ơn". Xuân Tóc Đỏ đã đến đưa đám một cách sang trọng cực kì, với sáu chiếc xe, với sư chùa Bà Banh, với sư cụ Tăng Phú, hai vòng hoa lớn... đã làm cho cụ bà sung sướng kêu lên: "Ấy, giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi!". Xuân chẳng giận lại còn đến phúng viếng rất to, làm cho đám ma cụ cố Tổ trở nên "danh giá nhất tất cả".
Xuân Tóc Đỏ xuất hiện, ông Phán "mọc sừng" vốn đã nhờ "đôi sừng hươu" ấy mà được bố vợ chia cho thêm vài nghìn đồng bạc, trong lúc khóc thật to: "Hứt! Hứt! Hứt..." để báo hiếu vẫn không quên giữ chữ "tín" với ân nhân. Ông ta đã "dúi vào tay" Xuân "một cái giấy bạc 5 đồng gấp tư". Cuộc mua bán hay trả nghĩa diễn ra sòng phẳng và kín đáo quá! Xuân và ông Phán "mọc sừng" như một cặp bài trùng, hai diễn viên siêu hạng. Chính cảnh này là tột đỉnh của sự trào lộng trong màn hài kịch "đám ma gương mẫu". Chính ở cảnh này, sự bịp bợm, giả dối và thô bỉ của bọn "thượng lưu", đã lên tới độ vô liêm sỉ quá ghê tởm. Những con người "chó đểu" trong cái xã hội "chó đểu" là như thế đó!
Tóm lại, qua chương "Hạnh phúc của một tang gia", Vũ Trọng Phụng thể hiện xuất sắc tài kế chuyện và nghệ thuật hoạt kê trong miêu tả. Cái tài của tác giả "Số đỏ" là đã phóng đại những bức chân dung biếm họa, những cảnh đời lố lăng theo thủ pháp của nghệ thuật trào phúng làm cho người ta cười mà thấy được bao sự thật chứa đựng ở trong đó; Chuyện kể đầy kịch tính với bao sự phi lí đến ghê người đã lật tung cái mặt nạ của bọn đạo đức giả!
Tiếng cười trong "Số đỏ" là tiếng cười châm biếm có giá trị tố cáo và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đám ma cụ cố Tổ đích thực là một màn hài kịch, diễn viên là bầy con cháu và lũ quan khách, đã phơi bày tất cả cái bản chất lố lăng và đồi bại của xã hội nhuốm màu sắc "Âu hóa" kệch cỡm.
3. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia ngắn gọn
4. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia chi tiết
"Số đỏ" là cuốn tiểu thuyết đặc sắc nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Trong đó mỗi chương là một hài kịch chương XV "Hạnh phúc một tang gia" được đánh giá là một trong những màn hài kịch thành công nhất. Qua việc miêu tả đám tang của cụ Tổ, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày cái bộ mặt xấu xa của trưởng giả, cái xã hội "khốn nạn", "chó đểu" đương thời như cách nói của nhà văn.
Tính chất trào phúng được thể hiện sâu sắc qua cái nhan đề đầy nghịch lí: "Hạnh phúc một tang gia". Ở đây, Vũ Trọng Phụng đã khai thác sự mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung. Thông thường, cái chết bao giờ cũng gợi lên tâm trạng đau buồn, sầu não, xót thương. Nhưng trong trường hợp này lại khác: cái chết bất ngờ của cụ Tổ đã mang lại lợi ích và niềm vui lớn lao cho mỗi thành viên trong đám con cháu của người chết. Nhà có người chết mà lại vui, cảnh tang gia có bối rối thật như người ta thường nói nhưng đó là sự bối rối một cách sung sướng. Bối rối không phải tổ chức môt đám tang ma mà là để tổ chức một ngày hội, một đám rước thì đúng hơn.
Trong chương này, Vũ Trọng Phụng cũng đã xây dựng được những bức chân dung trào phúng rất đặc sắc. Mỗi nhân vật hiện lên là một niềm "hạnh phúc" trong cảnh tang gia bối rối.
Cái chết của Cụ Tổ đã khiến cho mọi thành viên trong gia đình có tang cảm thấy "sung sướng và hạnh phúc" bởi họ nóng lòng chờ đợi cái giây phút này từ lâu. Điểm đặc sắc của nhà văn Vũ Trọng Phụng là ngoài việc thể hiện cái "hạnh phúc" chung của một tang gia; mỗi người trong gia đình lại có một "hạnh phúc" riêng, không ai giống ai. Chính thông qua sự miêu tả, cảm xúc tâm trạng mỗi người trước cái chết của cụ Tổ, nhà văn đã thể hiện rõ nét bản chất, tính cách của mỗi nhân vật. Hay nói cách khác, mỗi nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng lại có một đặc điểm, môt mâu thuẫn trào phúng riêng.
Nhân vật cụ Cố Hồng là con trai của người chết. Ông ta có một sở thích quái gở đó là thích đóng vai cụ già yếu, mặc dù tuổi tác chưa phải là cao (Ông ta bắt mọi người phải gọi mình là cụ Cố; lúc nào cũng tỏ ra ốm yếu). Nhưng từ trước đến nay, cụ Cố Hồng mới chỉ diễn trò già yếu với đám con cháu trong nhà nay nhờ có đám tang của bố mình mà cụ có được cái may mắn, diễn trò già yếu trước con mắt của công chúng hàng nghìn người. Mới nghĩ đến cảnh đám tang, ông đã thấy sướng run người. Cụ Cố Hồng đã nhắm nghiến lại để mơ màng cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy; vừa ho khạc, vừa khóc mếu máo để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: "Uí kìa, con dai lớn đã già thế kia kìa.
Với vợ chồng Văn Minh, sau cái chết của cụ Tổ, sẽ được chia một phần gia tài khá lớn; điều mà ông ta lo lắng lúc này là phải mời luật sư đến, chứng kiến cái chết của cụ Tổ: "để cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết viễn vong nữa". Đám ma của cụ Cố cũng là dịp hiếm có để tiệm may Âu hóa và ông TYPN có thể lăng xê những mẫu trang phục táo bạo nhất: "nó có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời".
Sự lố lăng được đẩy lên cao hơn nữa khi xuất hiện hình ảnh cô Tuyết, cháu nội cụ Cố. Người cháu gái hiếu thảo này luôn mong ông nội chết để có dịp diện những bộ quần áo tân trang, hở hang đầy khiêu gợi. Trong đám đông nhốn nháo ấy cô lúc nào cũng mong sẽ có dịp gặp được tình nhân Xuân tóc đỏ để có dịp thể hiện lòng hiếu thảo giả tạo của mình và mong Xuân thấu hiểu cô. Và để diễn cho thật giống vói tâm trạng ấy, cô Tuyết luôn giữ vẻ mặt buồn rầu rất "lãng mạn và hợp thời". Nhưng cô buồn không phải vì cái chết của ông nội mà vì chưa thấy mặt Xuân tóc đỏ.
Cậu Tú Tân, cháu nội người sắp chết, lại có một "niềm hân hoan" tuyệt vời khác. Cậu đã chuẩn bị cái máy ảnh từ lâu và luôn mong ngóng ông nội chết để có dịp sẵn sàng ghi lại những khoảnh khắc đau thương "tuyệt vời nhất", mà ông nội vẫn chưa chịu chết, khiến cho cậu vô cùng bức bối muốn điên người lên. Và hôm nay chính là cơ hội để cậu phô diễn hết tài năng chụp hình của mình.
Ông Phán mọc sừng, chồng cô Hoàng Hôn, và là cháu của người quá cố. Không phải ai khác mà chính ông ta là nguyên nhân gây ra cái chết của cụ Tổ. Ông Phán tỏ vẻ vui mừng hả hê trước việc vợ mình ngoại tình và lợi dụng để tống tiền nhà vợ. Không ngờ điều đó lại khiến cho cụ Tổ bị sốc mà chết. Chính ông ta cũng không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế.
Cảnh đám tang đã được nhà văn Vũ Trọng Phụng miêu tả bằng bút pháp trào phúng bậc thầy. Cảnh đám tang được miêu tả hết sức trọng thể, phô trương, hình thức. Việc tổ chức đám tang rất hổ lốn theo kiểu Ta - Tàu - Tây (có kiệu bắt cổng, lợn quay đi lạng, có lốc cốc xoảng, có cái bu-dích,...)
Những người đi dự đám tang luôn cố tạo ra vẻ buồn rầu, nghiêm trang cho phù hợp với phong cảnh, nhưng những câu chuyện của họ thì rất sôi nổi đời thường và chẳng liên quan gì đến người chết. Người đi đưa đám mà trang phục của họ thì như đi hội; có đủ mọi thứ, nhưng chỉ thiếu một thứ duy nhất đó là tình cảm xót thương, đau đớn tiễn đưa người chết.
Trong đám tang, Xuân tóc đỏ càng được dịp huênh hoang hơn vì nhờ có nó cụ Tổ lăn đùng ra chết (nó tố cáo ngay trước mặt cụ tội ngoại tình của cô cháu gái Hoàng Hôn khiến cụ uất lên mà chết) là cố vấn của tờ báo "Gõ mõ", Xuân còn đem lại danh giá bất ngờ cho đám ma vì đã bổ sung vào sự long trọng của đám tang sáu chiếc xe chở sư cụ chùa Bà Đanh cùng với những vòng hoa đồ sộ. Việc làm của Xuân đã khiến cụ Phán bà - người đã từng chửi Xuân là đồ khốn nạn và đe sẽ nhổ vào mặt hắn cũng phải cảm động và sung sướng: "ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to. May mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi".
Bản chất của nghệ thuật trào phúng là làm nổi bật sự mâu thuẫn, đối lập (giữa bản chất và hiện tượng, giữa hình thức và nội dung, giữa lời nói và việc làm). Chính thông qua sự đối lập ấy làm nổi bật lên tiếng cười mỉa mai, trào phúng, chế giễu. Nói cách khác, bằng nghệ thuật trào phúng, nhà văn giúp người đọc lật mặt trái của xã hội, làm rõ sự thối nát, bất công của xã hội, cũng như con người.
Niềm vui và hạnh không chỉ biểu hiện trên gương mặt, dáng đi lời nói của mọi thành viên trong gia đình người chết mà còn lan tỏa ra những người xung quanh. Hai viên cảnh sát Min Đơ, Min Toa đang thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang. Những bạn bè tai to mặt lớn của cụ Cố Hồng thì được kịp khoe khoang sự oai vệ, danh giá của mình: "ngực đầy những huy chương như Bắc đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Môn Bội tinh, Vạn tượng bội tinh. Trên mép và cằm đều đủ râu ria...". Những người dân hàng phố thì vui vẻ náo nức vì chỉ mấy khi được xem một đám ma to như thế: "theo cả lối Ta - Tàu - Tây, có kiêu bắt cống, lợn quay đi lạng cho đến cốc xoáng và bu dích và vòng hoa. Có đến 300 câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy những nhà tài tử chụp ảnh đang thi nhau như ở hội chợ".
Có thể nói, cảnh đám tang diễn ra hết sức long trọng, vui vẻ; nó giống như một đám rước ngày hội vậy. Những người đến chia buồn và đưa ma, ai cũng cố tạo ra vẻ mặt buồn rầu và nghiêm chỉnh cho phù hợp với khung cảnh nhưng những câu chuyện trò to nhỏ của họ mới đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc làm sao. Người ta đến đây, nếu không phải để khoe những bộ ngực đầy huy chương và những bộ râu ria oai vệ thì cũng để thì thầm với nhau về chuyện vợ con, chuyện mới sắm Lodi áo, mới mua một cái tủ,... Còn bọn thanh niên đến đám tang để có dịp tán tỉnh nhau, cười tình với nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau: "bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".
Ở chương "Hạnh phúc môt tang gia" Vũ Trọng Phụng cũng đã chọn lựa được những chi tiết trào phúng rất tiêu biểu và đặc sắc. Qua những chi tiết này, nhà văn đã thể hiện được bản chất, tính cách của nhân vật - đằng sau cái vẻ bề ngoài đau đớn, thương xót là một bộ mặt giả dối, xấu xa và bỉ ổi.
Lúc đám tang dừng lại để hạ huyệt, Vũ Trọng Phụng còn khiến cho người đọc hai chi tiết thật đặc sắc, đẩy cảnh đưa đám lên tới đỉnh điểm. Chi tiết một là cảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một phải làm những động tác, tư thế đau buồn để cậu ta chụp ảnh.
Trong khi đó thì "bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mã khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau. Chi tiết hai là ông Phán mọc sừng, cháu rể của người chết - kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất trong gia đình này đã đau đớn, khóc lóc tưởng chừng như ngất đi khiến ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hóa ấy". Vậy mà giữa lúc đoàn người khóc lóc, ông ta vẫn không quên kín đáo món tiền 5 đồng vì đã có công gọi ông ta là "người chồng mọc sừng" để kết quả là cụ Tổ chết và có đám ma to tát hôm nay.
Nghệ thuật trào phúng trong chương "Hạnh phúc một tang gia" còn được thể hiện ở ngôn ngữ và giọng điệu của nhà văn. Một thứ ngôn ngữ giọng điệu có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại có sức công phá lớn. Điệp ngữ "đám cứ đi" giúp cho người đọc hình dung ra được đám tang rất đông, rất dài, rất trọng thể. Điệp ngữ ấy cũng góp phần làm nổi bật sự phô trương giả dối, và cả sự dửng dưng về tình của những người đi đưa tiễn.
Nếu "Số đỏ" là cuốn tiểu thuyết thành công của Vũ Trọng Phụng thì chương "Hạnh phúc một tang gia" là một trong những chương đặc sắc hơn cả. Ở chương này, nhà văn đã tạo nên được những mâu thuẫn trào phúng, những chân dung trào phúng, những hành vi trào phúng, thậm chí cả những câu nói, giọng điệu trào phúng. Điệp ngữ "đám cứ đi" được nhà văn nhắc đi nhắc lại nhiều lần; vừa làm nổi bật tính chất giả dối phô trương của đám tang vừa nhấn mạnh sự thản nhiên vô tình của những người đi đưa tiễn.
5. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia học sinh giỏi
Với đặc điểm là một tiểu thuyết hoạt kê, tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đã miêu tả thật sống động bao nhiêu cảnh đời và con người mang tính hài hước, giễu cợt. Không chỉ một cuộc đời của nhân vật chính – Xuân Tóc Đỏ- đáng cười, mà hầu như tất cả các nhân vật, các tình huống, chi tiết truyện đều đáng cười, đáng phê phán. Chương XV của tác phẩm – với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia – miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hoá rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 – 45 của thế kỉ XX. Mỗi tình huống truyện, mỗi nhân vật cứ tự nhiên làm bật ra tiếng cuời. Tiếng cười mang nhiều sắc độ, liên tục không dứt. Nó kéo dài trong suốt thời gian đám tang, suốt cuộc hành trình đưa tiễn….
Đọc tên chương - Nguyên văn trong tác phẩm là: Hạnh phúc của một tang gia – một cái đám ma gương mẫu… chúng ta không khỏi bật cười bởi cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Nội dung sự việc là một việc đau đớn, bất hạnh. Vậy mà “tang gia” lại có ”hạnh phúc”! Việc tang là nghi lễ thiêng liêng, cần trang trọng, vậy mà, ngôn từ dành cho cái việc đại hiếu của một gia đình như gia đình cụ cố Hồng lại hỗn độn, pha trộn tuỳ tiện chữ Hán, chữ Nôm, nào hạnh phúc, nào tang gia, nào văn minh, gương mẫu, cứ như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Cái sự đùa vui ấy mở màn cho vở hài kịch mà trên sân khấu hiện thật rõ hai trạng huống nực cuời: đám tang nhưng không phải là đám tang, nó là một đám…. rước. Con người nhưng không phải là con người mà là… những hình nhân dị dạng, những quái vật.
Sau thời gian bối rối theo lẽ thường tình của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất – ông Cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, tây, tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo… ”Kèn ta, kèn tây, lèn tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên”. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng “thì thầm” về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói “thì thào” của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, “than thở” việc “vợ béo, chồng gầy”.
Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người và việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như “ở hội chợ”. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: “Đám cứ đi” rồi lại “Đám cứ đi”. Những lời văn bỡn cợt, lơ lửng, hóm hỉnh, chua chát. Và ông nhận xét: “Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cuời sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”.
Chương 15 – Hạnh phúc của một tang gia là một trong những màn hài kịch đặc sắc nhất của tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Để dàn dựng một màn hài kịch cười, trước hết phải phát hiện ra một mâu thuẫn trào phúng. Tiếng cười có muôn hình vạn trạng, tuy nhiên bao giờ nó cũng bật ra trước một mâu thuẫn trào phúng được phóng đại lên.
Mâu thuẫn trào phúng trong chương 15 được gợi lên ngay từ cái nhan đề của nó. Tang gia mà lại hạnh phúc! Nhà có người chết mà lại vui! Tang gia quả có bối rối nhưng đó là cái bối rối sung sướng, bối rối không phải để tổ chức một đám rước, một ngày hội. Người chết là cụ cố tổ. Cụ mất đi để lại một gia tài lớn. Nhưng ông già quái ác này lại ghi trong di chúc: chỉ chia gia tài cho con cháu khi cụ đã qua đời. Thật là sốt ruột, vì cụ cứ sống mãi. Con cái, dâu rể đều chờ đợi cái chết của cụ như chờ đợi một hạnh phúc vậy. Và hạnh phúc đã đến.
Đặc sắc của đoạn trích là đã diễn tả được chung quanh hạnh phúc chung của tang gia, mỗi thành viên trong gia đình lại có một hạnh phúc riêng không ai giống ai, gắn liền với tính cách riêng của mỗi người và mỗi nhân vật lại có một mâu thuẫn trào phúng.
Chẳng hạn, cụ cố Hồng. Vì là cụ cố nên luôn đóng vai già yếu, tuy tuổi cụ mới ngoài 50. Xưa nay, cụ mới đóng trò già yếu trong nhà, nay nhờ có đám tang cụ được diễn trò già yếu trước hàng nghìn người. “Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt mà mơ màng đến lúc cụ mặc đồ xô gai. Lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi chà! Trông kìa! Con trai lớn đã già đến thế kia kìa!”
Vợ chồng Văn Minh thì chắc chắn sẽ được chia một gia tài kha khá, chỉ còn phải lo mời luật sư đến chứng kiến cái chết của cụ cố tổ để cái chúc thư kia đi vào giai đoạn thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Đây cũng là dịp để tiệm may âu hóa và ông TYPN có thể lăng xê những mốt trang phục táp bạo nhất có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn, vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời.
Cô Tuyết thì sung sướng vì được mặc bộ y phục Ngây thơ hở cả nách và nửa vú viền đen, đội cái mũ mấn xinh xinh…. Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt. Ông Phán mọc sừng lại hả hê vì đã được cụ cố Hồng hứa chia thêm cho vài nghìn đồng. Chính cụ cũng không ngờ giá trị đôi sừng hươu lại to đến như thế.
Cậu Tú Tân mừng điên người vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà vẫn chưa được dùng đến. Xuân Tóc Đỏ càng được vênh vang hơn vì nhờ nó mà cụ Cố mới lăn đùng ra chết. (Nó tố cáo ngay trước mặt cụ tội ngoại tình của cô Hoàng Hôn, cháu gái của cụ, và cắm sừng vào đầu ông Phán, cháu rể cụ).
Là cố vấn của báo Gõ Mõ, Xuân còn đem lại danh giá bất ngờ cho đám tang vì đã bổ sung vào sự long trọng sáu chiếc xe chở sư cụ chùa bà Banh, đại diện hội Phật Giáo, báo Gõ Mõ cùng với những vòng hoa đồ sộ…
Hạnh phúc còn lan ra cả ngoài gia đình người chết. Cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự cho đám tang. Những bạn bè tai to mặt lớn của cụ cố Hồng được dịp khoe khoang sự oai vệ và danh giá của mình, những bội tinh và râu ria… Hàng phố thì vui quá vì mấy khi được xem đám ma to như thể là hội chợ.
Một trong những nét đặc sắc của chương truyện là tả đám đông ồn ào. Láo nháo, nhặng xị. Dường như có ý thức khi vận dụng kĩ thuật điện ảnh, tác giả lùi xa quay toàn cảnh đám tang đang nghiêm chỉnh đi theo quan tài người chết đến tận huyệt với cái điệp khúc đám cứ đi…. Có khi lại dí sát ống kính quay cận cảnh để thấy đây không phải là một đám ma mà là một đám rước, đám hội hết sức vui vẻ. Đám cứ đi nhưng không ai nghĩ đến việc đưa đám. Đến đây không phải để khoe những bộ ngực đầy huân, huy chương và những bộ râu ria oai vệ thì cũng để thì thầm với nhau về những chuyện vợ con, chuyện sắm một cái áo, cái tủ…. Còn bọn thanh niên thì chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa đám ma. Màn kịch kết thúc bằng chi tiết hài hước chó đểu. Ông Phán mọc sừng dúi vào tay Xuân 5 đồng thanh toán tiền thuê Xuân tố cáo cái nhục mọc sừng của ông ta.
Số Đỏ là một cuốn tiểu thuyết dùng hình thức giễu nhại, lật tẩy tính chất bịp bợm của những tầng lớp gọi là thượng lưu, trí thức của Hà Nội xưa. Tất cả là một cuộc diễn trò lớn: MỘT CUỘC BÁO HIẾU LINH ĐÌNH NHẤT CỦA MỘT GIA ĐÌNH ĐẠI BẤT HIẾU.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện
Tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ Thu ẩm gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
Năm mới chúc nhau đọc hiểu
Top 7 bài phân tích Đây mùa thu tới hay đặc sắc
Phân tích bài Chân quê (4 mẫu)
Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động
Top 5 Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ năm 2024 chọn lọc
Phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù (7 mẫu)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia doc
23/11/2022 9:59:50 SA
Gợi ý cho bạn
-
Bạn hiểu thế nào là Cõi lá?
-
Top 7 bài phân tích Đây mùa thu tới hay đặc sắc
-
Viết bài nghị luận về vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú
-
Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần?
-
Phân tích đánh giá Người ngựa ngựa người
-
Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
-
Cảm nhận bài thơ Mùa xuân chín khổ 1
-
Phiếu giới thiệu về một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật
-
Phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều
-
Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 11
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô?
Sơ đồ tư duy khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến Cách mạng tháng tám năm 1945
Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
Phân tích bài thơ Thu vịnh