Soạn văn 10 Kết nối tri thức trang 151 tập 1
Củng cố, mở rộng Ngữ văn 10 trang 151 - Kết nối tri thức
Soạn văn 10 Kết nối tri thức trang 151 tập 1 - Mời các bạn cùng tham khảo soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 151 KNTT tập 1 trong bài viết sau đây của Hoatieu để nắm được các gợi ý trả lời câu hỏi trang 151 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 KNTT.
Hy vọng với hướng dẫn soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 151 KNTT tập 1 sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Soạn Củng cố mở rộng trang 151 Văn 10 Kết nối tri thức
Câu 1 trang 151 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Nêu ngắn gọn những điều bạn đã biết về chèo, tuồng dân gian qua bài học này. Bạn muốn trang bị thêm những kiến thức gì để có thể khám phá thế giới độc đáo của sân khấu chèo, tuồng?
Trả lời
* Những hiểu biết về chèo:
- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo là một loại hình kịch hát dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội.
- Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè.
- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp.
* Những hiểu biết về tuồng:
- Tuồng là cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam, phát triển mạnh dưới triều Nguyễn, ở vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau là tuồng cung đình và tuồng dân gian.
- Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc.
- Nghệ thuật tuồng mang tính tổng hợp.
* Học sinh tự nêu những kiến thức muốn được trang bị thêm như: kiến thức về ngôn ngữ tuồng, ngôn ngữ trong múa rối nước hay cách sử dụng cao dao, tục ngữ trong các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian,…
Câu 2 trang 151 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Sau khi học bài học này, bạn có thái độ, tình cảm như thế nào đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng, múa rối nước?
Trả lời
- Học sinh tự nêu thái độ, tình cảm của mình đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đã học.
- Gợi ý: nên có thái độ trân trọng, gìn giữ những loại hình nghệ thuật mang ý nghĩa to lớn thể hiện giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc; cảm thấy thêm tự hào và yêu quý đất nước Việt Nam hơn, yêu quý giá trị của những loại hình nghệ thuật này hơn,…
Câu 3 trang 151 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Chọn một đề tài phù hợp được gợi ý trong phần Viết để hoàn thành bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết)
Mẫu 1
Đề tài: Đặc điểm sân khấu tuồng
Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Tuồng được khởi xướng thời nhà Tiền Lê và có sự giao thoa, tiếp thu cách biểu diễn và hóa trang của hí kịch bên Trung Hoa. Tuy nhiên, lối hát tuồng du nhập vào nước ta khi nào thì hiện tại vẫn chưa xác định thời gian cụ thể. Sân khấu tuồng là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên những vở kịch tuồng đặc sắc.
Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương. Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng... Tuồng cũng được biểu diễn ở sân đình, trong các lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng, đôi khi cũng có tư nhân mướn đoàn hát tuồng về biểu diễn tại nhà thì thường có thêm cái trống lèo hoặc thẻ tre để khi có tới cao trào hoặc diễn viên có những câu hát hay thì đánh tưởng thưởng hoặc ném thẻ để tính tiền thưởng khi vãn tuồng.
Trên sân khấu Tuồng, tất cả bắt đầu từ người diễn viên. Cùng với người diễn viên, cảnh tượng mới dần hiện lên; địa điểm thời gian mới được xác định. Với một câu hát, một điệu múa, người nghệ sỹ dựng lên một trời tưởng tượng; lúc là biển cả mênh mông, khi là núi rừng bát ngát; vừa là triều đình, thoắt đã là bãi chiến trờng. Các nghệ nhân biểu diễn phải hóa trang hoặc mang mặc nạ thể hiện đặc trưng nhân vật như: trung, gian, nịnh, hề, tướng,... và phải nói lối (hình thức ca - nói), cách đi đứng, ra bộ phải chuẩn xác cho từng thể loại nhân vật. Thông qua sự biểu hiện của người nghệ sỹ, khán giả không chỉ nhận biết được những thay đổi về không gian, thời gian mà còn thấy những xung đột giằng xé trong nội tâm nhân vật.
Lối diễn xuất của diễn viên tuồng thường nặng tính ước lệ và trình thức, tức là loại sân khấu ước lệ, cách biểu diễn khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận. Nghệ sĩ có động tác càng nhỏ càng nhanh và khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng của nghệ sĩ cũng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Mỗi loại nhân vật của tuồng lại có một lối diễn khác nhau, chính diện thường ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng, còn phản diện thì gian xảo, láo liên, uốn éo.
Ngoài sự thể hiện của người nghệ sĩ trên sân khấu tuồng thì các điệu múa tuồng, lời ca, tiếng hát, nhạc đệm và các dụng cụ trên sân khấu cũng rất cần thiết. Ngôn ngữ ca ngâm thì phải dùng giọng thật to, thật cao và rõ. Điệu hát quan trọng nhất trong hát bội là "nói lối", tức là nói một lúc rồi hát, thường để mở đầu cho các khúc hát khác. Các tuyến nhân vật của tuồng chủ yếu là: kép, tướng, đào, đào võ, lão,... với mỗi loại nhân vật lại có cách hóa trang riêng. Màu sắc dùng để hóa trang trên mặt phổ biến là trắng, đỏ, xanh và màu đen. Mặt trắng (diện mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí, tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng), mặt mốc (xu nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu, nhát gan)...
Trong tuồng có nhiều yếu tố nghệ thuật tham gia, trong đó âm nhạc giữ một vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc đệm cho hát, cho múa, cho các hiệu quả sân khấu như phong ba bão tố, chiến trận sa trường, đăng đàn bái tướng, âm nhạc trong sân khấu tuồng còn thể hiện tình cảm nhân vật trong các lớp diễn không lời và còn làm cầu nối của thế giới nội tâm nhân vật tới khán giả. Dàn nhạc tuồng gồm có bộ gõ (trống, thanh la, mõ...), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, cò, hồ, đại, tiểu...) và bộ gảy (tam, tứ, nguyệt...).
Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng. Những vấn đề nghiên cứu từ kịch bản tuồng đến sân khấu biểu diễn tuồng vẫn chưa được phổ biến và nghiên cứu sâu. Theo sự phát triển của con người và xã hội thì những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Mẫu 2
Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xướng dân gian, bắt nguồn từ trò nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của người nông dân, phục vụ nhu cầu giải trí của người nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. 1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Dưới tác động của văn hóa phương Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” sang phạm trù thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều đồng loạt cách tân (đổi mới). Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thưởng thức của tầng lớp thị dân đương thời, để bắt kịp xu hướng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo văn minh (1906) rồi chèo cải lương (1924). Sự đổi mới về phương pháp sáng tác kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặt lịch sử.
Trong văn học, thể loại kịch trong đó có kịch hát, cụ thể là tuồng, chèo là lĩnh vực liên ngành, vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Kịch bao gồm văn bản, đồng thời còn thuộc nghệ thuật trình diễn. Như vậy, một mặt vừa phải xem kịch như một thể loại văn học bên cạnh các thể loại khác, mặt khác phải kết hợp khảo sát với thực tế biểu diễn trên sân khấu. Chèo là sân khấu kể chuyện (tự sự) bằng trò nên là hình thức sân khấu diễn kể, diễn để kể, kể để diễn. Câu chuyện được diễn kể trên chiếu chèo được gọi là “tích trò” hay tích diễn. Tích truyện chính là nội dung chính của vở diễn. Là sân khấu kể chuyện nên chèo, tuồng truyền thống coi vở kịch như một câu chuyện đã xảy ra và được diễn lại trên sân khấu. Vì vậy, tích diễn trên sân khấu đóng vai trò quan trọng, có quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc theo trình tự thời gian, không gian. Thời gian của sân khấu chèo là thời gian một chiều. Không gian của sân khấu chèo được giữ nguyên như trong tích truyện, phụ thuộc vào trình tự của thời gian và quá trình hành động theo thời gian của nhân vật. “Cốt truyện” (tình tiết của bản kịch) theo Lại Nguyên Ân còn được gọi là đối tượng, sự việc, đề tài - để gọi tên các câu chuyện, các sự kiện được miêu tả trong đó. Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Có các loại cốt truyện như cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm (hoặc cốt truyện ly tâm, cốt truyện hướng tâm), cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều biện pháp kết cấu khác nhau.
Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống là cốt truyện đơn tuyến. Toàn bộ cốt truyện tức câu chuyện kể được dựng trên một trục, xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Như vở Trương Viên, nhân vật chính của vở là Thị Phương. Cả cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc đời của Thị Phương, bắt đầu từ mảnh trò Trương Viên hỏi vợ. Sau đó, Trương Viên từ biệt Thị Phương tham gia chiến trận. Thị Phương và mẹ chồng loạn lạc đi tìm chồng, bị lọt vào hang quỷ. Thị Phương phải cắt thịt cánh tay nuôi mẹ chồng, khoét mắt để làm thuốc cho mẹ chồng, được quỷ tha chết vì lòng hiếu với mẹ chồng. Sau đó, trong cảnh mù lòa, Thị Phương hát ở chợ, được quan Thừa tướng Trương Viên mời vào hát, cả nhà hội ngộ đoàn viên.
Cốt truyện trong kịch bản chèo cổ tuy chứa xung đột nhưng ý tưởng của kịch không nhất thiết bộc lộ từ sự va đập trực tiếp của xung đột, như dạng kịch luận đề mà nằm ở toàn bộ diễn tiến của cốt truyện. Nhưng cũng có thể mâu thuẫn và xung đột chỉ xảy ra trong những sự kiện riêng biệt của cốt truyện mà sự kiện sau không nhất thiết phải có quan hệ nhân quả với sự kiện trước. Mâu thuẫn xung đột nảy sinh và được giải quyết ngay trong từng sự kiện”. [1, tr.148]. Khảo sát vở Quan Âm Thị Kính, ngoài lớp giáo đầu, còn có các lớp trò: Thiện Sĩ hỏi vợ; Mãng ông gả Thị Kính cho Thiện Sĩ; sự biến thứ nhất: Thị Kính định cắt râu chồng nên bị đổ oan giết chồng (nỗi oan thứ nhất); Thị Kính đi tu ở chùa Vân; Thị Mầu lên chùa; Nô và Màu, Việc làng; sự biến thứ hai: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan là “tác giả” cái thai cô đang mang (nỗi oan thứ hai), Thị Mầu “trả” con cho Tiểu Kính; Tiểu Kính nuôi con Thị Mầu; Thị Kính chết, nỗi oan giải tỏ, Phật tổ ban sắc.
Tiểu Kính thành Phật. Cuối cùng là lớp Chạy đàn. Ta thấy, cốt truyện của vở Quan Âm Thị Kính có nhiều xung đột. Tuy nhiên, câu chuyện trải dài cả các lớp trò kể trên để toát nên sự Nhẫn của Thị Kính, chứ không phải hai xung đột (cắt râu chồng, bị Thị Màu vu oan) kể trên tạo nên sự thắt nút, cao trào để bộc lộ ý nghĩa của cốt truyện.
Với sân khấu chèo cổ, vị trí quan trọng của vở dành cho nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng của người diễn viên. Còn kịch bản chỉ là một yếu tố của trò diễn, gọi là thân trò thôi. Ước lệ đảm bảo cho người xem vẫn có thể hiểu được đầy đủ những gì nội dung vở chèo biểu diễn, dù đã có sự lược bỏ khá nhiều chi tiết, ước lệ giúp người xem phát huy trí tưởng tượng của mình. Vì vậy, những tình tiết trong cốt truyện được lựa chọn kỹ càng, những tình tiết nào quan trọng thể hiện được tư tưởng, chủ đề của vở diễn mới được đưa lên sân khấu.
Phương thức lưu truyền của kịch bản chèo là truyền miệng. Sự tồn tại của chèo chính là trong trí nhớ của những nghệ nhân, nông dân vì vậy tạo ra các dị bản. Các vở chèo cổ có kịch bản không trùng khít nhưng vẫn thống nhất về cốt truyện (tích truyện). Tính ứng diễn đáp ứng nhu cầu người xem nên một vở chèo diễn ở những làng khác nhau, trong những đêm diễn khác nhau không giống nhau. Vì vậy, cốt truyện có tính không cố định với kết cấu mở. Sự thêm nội dung vào làm cho những vở chèo quen thuộc trở nên hấp dẫn. Tính ứng diễn là cơ sở quan trọng để đánh giá tài năng, sự thành công, nét đặc sắc của một gánh chèo. Chèo cổ là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Trình tự phát triển của các cốt truyện đều được diễn ra theo lối kể chuyện, lướt nhanh ở những đoạn không cần thiết, nhấn sâu vào những mảng xung đột lớn nơi có điều kiện phát huy tiềm năng ca hát, âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong những lớp đặc tả trọng tâm này, các nhân vật chính thường được đặt vào những tình huống điển hình với những hành động đã vượt lên ranh giới tả thực, được kỳ lạ hoá, mỹ lệ hoá chứa đựng được dung lượng lớn lao điều tác giả muốn nói.
Lịch sử Việt Nam đến nay đã trải qua 3 lần giao lưu văn hóa. Cuộc giao lưu lần hai từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Cuộc tiếp biến văn hóa này thực sự là một cuộc cách mạng, làm văn học - nghệ thuật Việt Nam chuyển mình từ văn học dân gian thành văn chương bác học (văn học viết), đi từ nền văn học trung đại (phong kiến) sang văn học hiện đại. Chèo chỉ nằm ở không gian văn hóa Bắc bộ, nơi đã tồn tại tứ chiếng chèo xưa. Không gian văn hóa của chèo hàng nghìn năm qua vẫn không thay đổi. Do đó, chèo là loại hình nghệ thuật khó biến đổi, dù không còn thời hưng thịnh như xưa nhưng chèo đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể mà bất kì người Việt Nam nào cũng biết tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Đình Ngôn, Trần Văn Hiếu chủ biên (2011), Nguyễn Đình Nghị cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Câu 4 trang 151 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.
- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…
- Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…
Học sinh tự tìm hiểu và đọc tài liệu nghiên cứu để có thêm kiến thức vầ các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn củng cố mở rộng trang 121 Ngữ văn 10 KNTT tập 1
Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
Phân tích 1 đoạn lời thoại để làm rõ mẫu thuận giằng xé của nhân vật Xúy Vân
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
Trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích Huyện đường
Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề lớp 10 KNTT
Trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân
Gợi ý cho bạn
-
Tóm tắt tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
-
Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
-
Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện
-
Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
-
Nghị luận phân tích và đánh giá văn bản Khắc dấu mạn thuyền
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 KNTT
Soạn bài Bình Ngô đại cáo lớp 10 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ
Phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ Cuốc kêu cảm hứng
Top 5 bài phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia siêu hay
Top 5 bài Phân tích Thu hứng lớp 10 siêu hay
Phân tích chùm thơ Haiku Nhật Bản lớp 10 (hay chọn lọc)