Biển trời soi mắt nhau cho sao về với sóng đọc hiểu

Đọc hiểu Biển trời soi mắt nhau

Biển là một bài thơ hay của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Cuộc đời mỗi con người như những chiếc thuyền nhỏ lênh đênh trên biển khơi còn những điều chưa biết mà chúng ta cần khám phá lại như đại dương mênh mông rộng lớn. Chính vì vậy, phải ra khơi ta mới có được những hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu Biển của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ, mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc hiểu Biển trời soi mắt nhau

Biển trời soi mắt nhau đọc hiểu - đề 1

Đọc hiểu 

Đọc văn bản:

Biển trời soi mắt nhau
Cho sao về với sóng
Biển có trời thêm rộng
Trời xanh cho biển xanh

Mặt trời lên đến đâu
Cũng lên từ phía biển
Nơi ánh sáng bắt đầu
Tỏa triệu vòng yêu mến

Biển ơi! Biển thẳm sâu
Dạt dào mà không nói
Biển ơi cho ta hỏi
Biển mặn từ bao giờ

Nhặt chi con ốc vàng
Sóng xô vào tận bãi
Những cái gì dễ dãi
Có bao giờ bền lâu..

Biển chìm trong đêm thâu
Ðể chân trời lại rạng
Khát khao điều mới lạ
Ta đẩy thuyền ra khơi
Dù bão giông vất vả
Không quản gì biển ơi!

(Lâm Thị Mĩ Dạ, Biển, www.thivien.net)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (NB). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Thể thơ: ngũ ngôn

Câu 2:(NB). Xác định những từ ngữ chỉ tính chất của biển.

Những từ ngữ chỉ tính chất của biển: rộng, xanh, thẳm sâu, dạt dào, mặn.

Câu 3. (TH). Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau:

Biển ơi! Biển thẳm sâu
Dạt dào mà không nói
Biển ơi cho ta hỏi
Biển mặn từ bao giờ

Gợi ý

Thí sinh có thể chỉ ra một trong số các biện pháp nghệ thuật sau:

- * Biện pháp tu từ: Nhân hóa (Biển ơi)

- -> Tác dụng:

- - Lời thơ thêm sinh động, gợi cảm.

- - Hình tượng biển trở nên gần gũi như một con người cũng có cảm xúc, tâm hồn, có thể tâm sự, chuyện trò.

- *Biện pháp tu từ: Điệp từ (biển, biển ơi)

->Tác dụng: Tạo nên một điệp khúc nhịp nhàng, đầy dư ba trong lòng người đọc, nhấn mạnh hình ảnh biển thẳm sâu nhưng thầm lặng, kín đáo. Nhắc đến phẩm chất đó cũng là lời nhắc nhở về bài học càng nhiều trải nghiệm, nhiều kinh qua thì con người lại càng thâm trầm, sâu sắc, khiêm tốn.

Câu 4. (VD). Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp đặt ra trong hai câu thơ: “Những cái gì dễ dãi/ Có bao giờ bền lâu”.

- Nội dung hai câu thơ: “Những cái gì dễ dãi/ Có bao giờ bền lâu”: Nhấn mạnh thông điệp trong cuộc sống, đó là để đạt được những giá trị bền vững thì con người cần phải vượt qua những khó khăn, mất mát, tổn thất. Những thứ gì đạt được dễ dãi chưa chắc sẽ bền vững.

- Câu thơ mang tính triết lí sâu sắc. Những điều dễ dãi, dễ dàng đạt được như con ốc vàng sóng xô vào tận bãi cát là những giá trị sẵn có, không cần phấn đấu, không cần đấu tranh mà cũng có được thì sẽ dễ mất đi. Câu thơ là lời nhắc nhở mỗi con người về lối sống cần phải nỗ lực, quyết tâm hướng đến những giá trị bền vững bằng sự đấu tranh, bằng sự khẳng định, quyết tâm, thậm chí cả hi sinh, mất mát.

Biển trời soi mắt nhau đọc hiểu - đề 2

Đọc văn bản sau:

Biển trời soi mắt nhau

Cho sao về với sóng

Biển có trời thêm rộng

Trời xanh cho biển xanh

Mặt trời lên đến đâu

Cũng lên từ phía biển

Nơi ánh sáng bắt đầu

Tỏa triệu vòng yêu mến.

Biển ơi! Biển thẳm sâu

Dạt dào mà không nói

Biển ơi cho ta hỏi

Biển mặn từ bao giờ

Nhặt chi con ốc vàng

Sóng xô vào tận bãi

Những cái gì dễ dãi

Có bao giờ bền lâu...

Biển chìm trong đêm thâu

Ðể chân trời lại rạng

Khát khao điều mới lạ

Ta đẩy thuyền ra khơi

Dù bão giông vất vả

Không quản gì biển ơi!

(Lâm Thị Mĩ Dạ, Biển, Thivien )

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Thể thơ: Ngũ ngôn;

Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

Câu 2: Đặc điểm, tính chất của biển được miêu tả qua những tính từ nào?

Đặc điểm, tính chất của biển được miêu tả qua những tính từ: rộng, xanh, thẳm sâu, dạt dào, mặn.

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau:

Biển ơi! Biển thẳm sâu

Dạt dào mà không nói

Biển ơi cho ta hỏi

Biển mặn từ bao giờ.

Gợi ý

Sử dụng biện pháp tu từ:

Nhân hóa: Biển trở thành đối tượng để gọi, hỏi (biển ơi, cho ta hỏi) ; biển "không nói"..

Tác dụng: Khiến cho lời thơ thêm gợi hình, gợi cảm; biển trở nên gần gũi, có cảm xúc, có thể trở thành người bạn để con người gọi hỏi, giãi bày.

Điệp từ ngữ: Biển - lặp lại nhiều lần.

Tác dụng: Tăng tính nhạc cho lời thơ; nhấn mạnh sự thầm lặng, kín đáo của biển, đồng thời nhắc nhở về bài học về sự thâm trầm, khiêm tốn trong cuộc sống.

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa các dòng thơ:

Nhặt chi con ốc vàng

Sóng xô vào tận bãi

Những cái gì dễ dãi

Có bao giờ bền lâu..

Thể hiện ý nghĩa: Những con ốc dễ dàng nhặt được ngoài bãi biển sẽ ít có giá trị; những giá trị có sẵn hoặc những thứ dễ dàng có được không cần phấn đấu, không cần đấu tranh vất vả thì sẽ dễ mất đi.

Thông điệp: Để đạt được những giá trị bền vững trong cuộc sống, con người cần phải vượt qua những khó khăn, mất mát, tổn thất.

Câu 5: Kể tên 3 tác phẩm viết về đề tài sóng, biển mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.

Một số bài thơ viết về đề tài sóng như: Sóng (Xuân Quỳnh), Biển (Xuân Diệu), Thuyền và biển (Xuân Quỳnh) ; Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Câu 6: Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những khát khao khám phá trong cuộc sống gợi lên từ những câu thơ:

"Khát khao điều mới lạ

Ta đẩy thuyền ra khơi

Dù bão giông vất vả

Không quản gì biển ơi!"

Gợi ý

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong bài thơ "Biển" đã chia sẻ những tư tưởng thật sâu sắc: "Khát khao điều mới lạ - Ta đẩy thuyền ra khơi - Dù bão giông vất vả - Không quản gì biển ơi!" Những dòng thơ ấy đã nói lên khát khao khám phá, vươn xa đến những chân trời sáng tạo của con người. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cuộc đời con người giống như chiếc thuyền trên biển và những điều chúng ta cần khám phá như biển xanh thăm thẳm kia. Con thuyền có căng buồm ra khơi mới đến được những chân trời khát vọng, con người có khám phá cuộc sống mới có được những trải nghiệm quý giá. Trải nghiệm từ sự khám phá cuộc sống sẽ mang đến cho chúng ta bài học, kinh nghiệm để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp. Khát khao khám phá sẽ thôi thúc con người vượt ra khỏi vùng an toàn chật hẹp của bản thân để đặt chân đến những vùng đời mới mẻ. Khát khao khám phá sẽ thôi thúc con người từ bỏ lối sống co cụm, hòa mình vào cuộc đời chung lớn rộng. Chính khao khát ấy sẽ mang đến cho chúng ta thành công, niềm vui trong cuộc sống và cống hiến lớn lao cho xã hội. Chẳng phải những phát minh vĩ đại của loài người từ trước đến nay đều do khát khao khám phá của những nhà khoa học tiền bối mới có được đó sao? Sẽ thật tệ nếu chúng ta không có bất cứ một khao khát nào hướng đến sự khám phá cuộc sống sinh động bên ngoài. Làm sao ta biết được những sắc màu đa dạng của cuộc đời? Làm sao biết bên cạnh nỗi buồn là niềm vui, bên cạnh ao làng là biển lớn?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 755
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi