Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó?

Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó? Nước ta là một đất nước nằm trong đời khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang trong mình những nét đặc trưng riêng biệt về nhiệt độ và khí hậu. Các hoạt động gió mùa ở nước ta diễn ra như thế nào? Chúng gây ra hậu quả gì? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Nhận xét nhiệt độ trung bình, lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm ở một số địa điểm nước ta?

Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?

Bảng số liệu
Bảng số liệu

Nhận xét:

  • Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 trong năm lại có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam;
  • Nhiệt độ trung bình tháng 7 thì khu vực Đà Nẵng, Quy Nhơn và Huế lại có nhiệt độ cao nhất là ở mức 29oC còn khu vực Lạng Sơn và Tp.HCM có nhiệt độ thấp hơn ở mức 27oC. Vì vậy ta thấy vào khoảng tháng 7 thì nhiệt độ cao nhất là khu vực miền Trung và giảm dần về hai miền Nam, Bắc.

Giải thích: 

  • Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được nhận lượng bức xạ. Mặt Trời lớn do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.
  • Nhiệt độ vào tháng 1 ở miền Bắc thấp hơn là do trong thời gian này miền Bắc vẫn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh của gió mùa Đông Bắc.
  • Nhiệt độ tháng 7 có sự khác biệt như vậy là do miền Bắc không còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, và khu vực ven biển miền trung vào đầu mùa hạ chịu ảnh hướng của gió Phơn khô nóng nên nền nhiệt cao. Còn khu vực phía Nam lại có mưa nhiều vào những tháng này.

Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích?

Bảng số liệu
Bảng số liệu

Nhận xét, so sánh:

  • Ở Huế có lượng mưa, cân bằng ẩm là cao nhất so với Hà Nội và TP.HCM.
  • Lượng mưa thì khu vực Hà Nội là có lượng mưa thấp nhất là 1667 mm.
  • Cân bằng ẩm thì khu vực TP.HCM lại thấp nhất là +245mm
  • Còn với lượng bốc hơi, TP.HCM có lượng bốc hơi cao nhất là 1686mm và thấp nhất là Hà NỘi 989mm.

Giải thích:

  • Hà Nội có lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn TP.HCM.
  • Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn cà Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến, mùa đông lạnh. Cũng chính vì thế, Huế có mùa mưa vào thu-đông là từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Vào thời gian mưa nhiều, do lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm ở Huế cao.
  • TP.HCM có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa tây nam mang mưa, hoạt động của dãy hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhưng nhiệt độ cao đặc biệt trong mùa khô nên bốc hơi nước cũng mạnh hơn vì thế có cân bằng ẩm thấp hơn ở Hà Nội.

2. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó?

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên chịu ảnh hướng của hai hướng gió chính đó là gió mùa đông và gió mùa hạ. Quanh năm nước ta còn chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động.

Gió mùaHoạt động gió mùaHệ quả
Gió mùa đông

- Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau;

- Hướng gió là Đông Bắc;

- Miền bắc gió này hoạt động xuất phát từ áp cao Xibia với tính chất lạnh khô và lạnh ẩm;

- Miền Nam là do Tín phong Bắc bán Cầu với tính chất khô ẩm

- Ở miền Bắc, nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Ở khu vực miền Nam thì gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

Gió mùa hạ

- Thời gian hoạt động vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10; có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

- Hướng gió: Tây Nam, miền Bắc lại có hướng gió Đông Nam

- Đầu mùa hoạt động do áp cao Bắc Ấn Độ Dương tính chất nóng ẩm, khô nóng;

- Giữa và cuối mùa do áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu hoạt động tính chất nóng ẩm;

- Đầu mùa: gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên; gây hiện tượng phơn, khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc;

- Giữa và cuối mùa: gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa tiêu về vấn đề Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 804
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm