Những nhận định văn học hay dùng làm mở bài
Mẫu nhận định văn học hay và sâu sắc
Việc sử dụng hay lồng ghép những nhận định văn học trong mở bài, kết bài cũng như nội dung của các bài phân tích, đánh giá hay nghị luận văn học sẽ giúp bài viết của các em có chiều sâu hơn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh tổng hợp những nhận định văn học hay nhất, nhận định văn học theo chủ đề sẽ giúp các em có thêm ý tưởng để đưa các nhận định văn học vào trong bài viết của mình.
1. Nhận định văn học trong văn học dân gian
1. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ". (Nguyễn Tuân)
2. Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật.
3. Văn học dân gian “là những hòn ngọc quý’. (Hồ Chí Minh)
4. "Văn học dân gian là nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh tương lai cho những hoài bão lớn lao về cuộc sống thiên nhiên và con người". (Nguyễn Đình Thi)
5. Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam.
2. Nhận định văn học trong sử thi
1. “Sử thi thần thánh hóa người anh hùng, còn nền văn học của ta sinh ra người anh hùng trong sự bình dân hóa những phẩm chất cao đẹp – nhất là đức hi sinh và lòng dũng cảm” (Nikolai A. Ostrovsky – Nhà văn nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy”).
2. Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh nhận định: "Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ đến kinh thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế".
3. Nhân vật trung tâm của anh hùng ca bao giờ cũng là một con người "hoàn tất ”(với ý nghĩa, ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất, tuyệt đối) và "toàn vẹn”. (Bakhtin)
4. "Chỉ thông qua sức mạnh cộng đồng, người ta mới có thể giải thích vẻ đẹp tuyệt với và sâu sắc của thần thoại và anh hùng ca" (Meletixki)
3. Những nhận định văn học hay về thơ
Vẻ đẹp, giá trị của thơ
1. “Thơ chính là tâm hồn.” (M.Gorki)
2. “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)
3.“Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacôpxki)
4. “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly)
5. “Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la” (Nguyễn Tuân)
6. “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
7. “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)
8. “Thơ là ngọn lửa thần.” (Đecgiavin)
9. “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. (C.Mac)
10. “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)
11. “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo De Vinci)
12. “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Pon-Valeri)
13. “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)
14. “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcơraxop).
Cảm hứng, tình cảm, cảm xúc trong thơ
1. “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.” (Nhà thơ Pháp Andre Chanier)
2. “Cuộc sống dệt nên cảm hứng. Thơ ca dệt nên những tấm thảm bay” (A. Puskin)
3. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)
4. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã được ủ thành men và bốc lên đắm say” đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ”. (Chế Lan Viên)
5. “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỷ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng” (Puskin)
6. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin)
7. “Thơ hay là hay từ ý, từ tình” (Ts Chu Văn Sơn)
8. “Thơ là rượu của thế gian.” (Huy Trực)
9. “Thơ là thần hứng.” (Platon)
10. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)
11. “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)
12. “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. (Biêlinxki)
13. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)
14. “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” (Lê Ngọc Trà)
15. “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố Hữu)
16. “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là Quỷ…” (Chế Lan Viên)
17. “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ ca.” (Etga Pô)
18. “Thơ ca phải say mới thích.” (Tố Hữu)
19. “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuybralay)
20. “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-zắc)
Nội dung, tư tưởng của thơ
1. “Thơ là kinh thánh của tâm hồn” (Thanh Thảo)
2. “Thơ khác kinh cầu. Nó không tạo ra những cơn mê tập thể. Nó không ru rín” mà nó mê hoặc con người bằng “sự thức tỉnh”. “Thơ chỉ dành cho từng người một. Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện với một giáo đường. Vì vậy, có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc kinh” [Thanh Thảo – “Tản mạn về thơ”. Tr.79].
3. “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)
4. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)
5. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn,do đó không giản đơn mà cũng không thần bí ,thiêng liêng...Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại.
6. “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)
7. “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu)
8. “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)
9. “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị”. (Lê Hữu Trác)
10. Bao quát quá trình sáng tạo và ý nghĩa tư tưởng của thơ: “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người.” (Xuân Diệu)
Ngôn ngữ thơ
1. “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm” (Hoàng Cầm)
2. “Thơ như bông hoa đẹp vậy, từ ngữ là cánh, tứ thơ là đài hoa, ý tình là mật ngọt” (Lâm Ngữ Đường)
3. “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ” (Maiacopxki)
4. “Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi” (Lưu Trọng Lư)
5. “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng)
6. “Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức “cô đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ “tổng hợp kết tinh” có vần hoặc có điệu. (Chế Lan Viên)
7. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.” (Câu của người Trung Hoa)
8. “Ðể trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau.. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.” (Nguyễn Cư Trinh)
9. Ngôn ngữ của thi ca khác với ngôn ngữ của đời sống ở chỗ là nó gợi ra được những liên tưởng phong phú, khơi dậy ở tâm hồn con người những rung động sâu xa, biến những tầm thường của đời sống thành những gì lãng mạn cao cả. (Lâm Ngữ Đường)
4. Nhận định văn học về tác phẩm, truyện
1. “Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung” (Leonit Leonop)
2. “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn Văn Siêu)
3. “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất.” (Béc-tôn Brếch)
Thiên chức nhà văn
1. “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)
2. “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam)
3. "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi).
4. “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. (Ai ma tôp)
5. “Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người.” (Einstein)
6.“Nhà văn là người cho máu.” (Enxa Tơriole)
7. "Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người". (Nguyễn Minh Châu)
8. "Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực".(Nguyễn Minh Châu)
9. Nhà văn phải viết vì một con người hôm nay, vì thế giới hôm nay và vì thời đại của mình. Song cái lí tưởng mà khao khát của nhà văn hướng đến vẫn là một giá trị nhân loại trong trọn vẹn thời gian và không gian lịch sử (Nguyễn Hoàng Đức)
10. Nghệ sĩ càng lớn, thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật. (Balzac)
11. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)
12. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm. (Thạch Lam)
13. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp (Nguyễn Tuân)
14. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. (Nguyễn Minh Châu)
15. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt
Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay.
(Chế Lan Viên)
16. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. (Phạm Văn Đồng)
17. "Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào khác" (Nguyễn Tuân)
18. Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của Chân – Thiện – Mỹ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông.(Lã Nguyên).
Phong cách nhà văn
1. “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (Phương Lựu)
2. “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình”. (Ivan Tuốcghênhiép)
3. “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ” (Sê khốp)
4. “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” (Raxun Gamzatop)
5. “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.” (M.Gorki)
6. Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cổ nhiên, nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng những phong cách. (Lí luận văn học)
Quá trình sáng tạo
* Thâm nhập đời sống và cảm hứng sáng tạo
1. “Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa”
(Sổ tay thơ, Chế Lan Viên)
2. “Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.” (Nguyên Hồng)
3. “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.” (P.Povlenko)
4. “Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động… thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người…” (Sách Lý luận văn học)
5. “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung…Khi đó tôi viết.” (Lecmontop)
5. Nhận định về giá trị văn học
Giá trị hiện thực
1. .“Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học.” (Tố Hữu)
2. “Cái đẹp là cuộc sống.” (Secnưsepxki)
3. “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. (Tô Hoài)
4. “Cuộc sống giống như nghiên mực mà ngòi bút của nhà văn phải chấm vào đấy mới viết nên trang” ( Sách “Những Bài Văn Đạt Giải Quốc Gia” )
5. “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac)
6 .“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)
7. “Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”. (Nam Cao)
9. “Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên.” (Puskin)
10. “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.” (Đặng Thai Mai)
11. “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hưóng như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời.” (Vũ Trọng Phụng)
12. “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất.” (Béc-tôn Brếch)
13. “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
Giá trị nhân đạo
1. ”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)
2. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên;trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối,tàn ác,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)
3.“Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. (Sê khốp)
4. “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người”. (Sô lô khốp)
5. “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý” (M. Gorki).
6. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)
7. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)
8. Văn học là nhân học. (M. Gorki)
9. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người(Van Gốc)
10. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ (Lâm Ngữ Đường)
11. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)
12. Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)
13. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người. (Xê - Lê - Khốp)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
Phân tích Dáng đứng Việt Nam
Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập hay chọn lọc
Phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt
(10 bài) Phân tích sông Đà hung bạo cực hay
Phân tích Vợ nhặt đoạn cuối ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Giá trị hiện thực và nhân đạo của Vợ nhặt
Top 17 mẫu mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công