Bộ đề kiểm tra Công nghệ 12 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án

Bộ đề kiểm tra Công nghệ 12 giữa học kì 1 2022-2023. Dưới đây hoatieu.vn sẽ tổng hợp những câu hỏi hay nhất dành cho kiểm tra giữa kỳ môn Công nghệ 12 gửi đến bạn đọc.

1. Đề kiểm tra Công nghệ 12 giữa học kì 1 số 1

Câu 1. Các chất bán dẫn loại P và N chế tạo:

A. Linh kiện bán dẫn

B. IC

C. Các linh kiện bán dẫn và IC

D. Đáp án khác

Câu 2. Có mấy cách phân loại điôt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Điôt có điện cực:

A. Anot

B. Catot

C. Anot và catot

D. Đáp án khác

Câu 4. Theo công nghệ chế tạo có:

A. Điôt tiếp điểm

B. Điôt tiếp mặt

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 5. Điôt tiếp điểm là điôt:

A. Chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua

B. Cho dòng điện lớn đi qua

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 6. Tranzito có mấy điện cực?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7. Cảm kháng của cuộn cảm kí hiệu:

A. XC

B. XL

C. R

D. Đáp án khác

Câu 8. Kí hiệu trị số điện cảm là:

A. L

B. C

C. R

D. Đáp án khác

Câu 9. Tranzito dùng để:

A. Khuếch đại tín hiệu

B. Tạo sóng

C. Tạo xung

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Nhiệm vụ của khối biến áp nguồn là

A. Đổi điện xoay chiều thành điện một chiều

B. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp cao hơn

C. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp thấp hơn

D. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp cao hay thấp tùy theo yêu cầu của tải.

Câu 11. Mạch chỉnh lưu được sử dụng nhiều trên thực tế:

A. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt

B. Mạch chỉnh lưu dùng hai điôt

C. Mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Khuếch đại điện áp là đưa tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra sẽ thu được tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.

B. Khuếch đại dòng điện là đưa tín hiệu có cường độ lớn vào, đầu ra sẽ thu được tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.

C. Khuếch đại công suất là đưa tín hiệu có công suất yếu vào, đầu ra sẽ thu được tín hiệu có công suất mạnh hơn nhiều lần.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 13. Để điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch điện, người ta điều chỉnh:

A. Rht

B. R1

C. Rht hoặc R1

D. Không điều chỉnh được hệ số khuếch đại.

Câu 14. Thiết kế mạch điện tử đơn giản thực hiện theo mấy nguyên tắc:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 15. Yếu tố nào sau đây thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.

B. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây không thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Hoạt động ổn định và chính xác.

B. Linh kiện có sẵn trên thị trường.

C. Mạch thiết kế phức tạp.

D. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

Câu 17. Trong chương trình Công nghệ 12, mạch điện tử phân làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18. Theo chức năng và nhiệm vụ, mạch điện tử có loại:

A. Mạch lọc

B. Mạch ổn áp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 19. Trong chương trình Công nghệ 12, giới thiệu mấy loại mạch chỉnh lưu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì có tần số gợn sóng là:

A. 0 Hz

B. 50 Hz

C. 100 Hz

D. 150 Hz

Câu 21. Mạch chỉnh lưu dùng 1 điôt là:

A. Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì

B. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì

C. Mạch chỉnh lưu cả chu kì

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt thì việc san lọc:

A. Dễ dàng

B. Khó khăn

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 23. Mạch chỉnh lưu cầu có độ gợn sóng:

A. Nhỏ

B. Lớn

C. Trung bình

D. Đáp án khác

Câu 24. Nguồn một chiều có khối nào sau đây?

A. Biến áp nguồn

B. Mạch chỉnh lưu

C. Mạch lọc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25. Đơn vị ghi trên tụ điện thường là:

A. Fara

B. Microfara

C. Picofara

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 26. Đối với điện trở màu, vòng màu thứ nhất chỉ:

A. Chữ số thứ nhất

B. Những “số không”

C. Sai số

D. Đáp án khác

Câu 27. Trị số điện trở màu tính theo công thức:

A. R = AB.10C

B. R = A.B.10C

C. R = AB.10C+ ± D%

D. R = A.B.10C ± D%

Câu 28. Theo công suất có loại điện trở:

A. Điện trở công suất nhỏ

B. Điện trở công suất lớn

C. Điện trở công suất vừa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 29. Trong mạch nguồn một chiều, điện áp ra sau khối nào là điện áp một chiều

A. Biến áp nguồn

B. Mạch chỉnh lưu

C. Mạch lọc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30. Chọn phát biểu đúng nhất

A. Biến áp nguồn dùng biến áp

B. Mạch chỉnh lưu dùng điôt

C. Mạch lọc dùng tụ hóa

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 31. Chọn phát biểu sai:

A. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt có độ gợn sóng lớn, tần số 50 Hz, lọc và san bằng độ gợn sóng khó khăn, kém hiệu quả.

B. Mạch chỉnh lưu dùng hai điôt có độ gợn sóng nhỏ, tần số 100 Hz, dễ lọc.

C. Mạch chỉnh lưu cầu có độ gợn sóng nhỏ, tần số 100 Hz

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 32. Chức năng của mạch khuếch đại là:

A. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp

B. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt dòng điện

C. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt công suất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu hỏi tự luận: Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một chiều đi qua?

Đáp án đề số 1

1-C

2-B

3-C

4-C

5-A

6-C

7-B

8-A

9-D

10-D

11-C

12-D

13-C

14-C

15-D

16-C

17-B

18-C

19-C

20-B

21-A

22-A

23-A

24-D

25-B

26-A

27-C

28-D

29-B

30-D

31-D

32-D

Câu hỏi tự luận:

Cảm kháng của cuộn cảm XL = 2πfL.

- Nếu là dòng điện một chiều có f = 0 Hz thì lúc này XL=0 Ω. Cuộn cảm không cản trở dòng điện một chiều.

- Nếu là dòng điện cao tần có tần số f rất lớn nên giá trị XL cũng lớn gây cản trở dòng điện cao tần đi qua.

2. Đề kiểm tra Công nghệ 12 giữa học kì 1 số 2

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng

A. Mạch khuếch đại có thể dùng tranzito

B. Mạch khuếch đại có thể dùng IC

C. Mạch khuếch đại dùng cả tranzito và IC

D. Mạch khuếch đại có thể dùng tranzito hoặc IC

Câu 2. Tìm phát biểu đúng: Trên kí hiệu của IC khuếch đại thuật toán

A. Ở đầu vào đảo kí hiệu dấu “-”

B. Ở đầu vào không đảo kí hiệu dấu “-”

C. Ở đầu vào không đảo kí hiệu “+”

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3. Mạch lắp ráp phải đảm bảo nguyên tắc:

A. Linh kiện bố trí khoa học và hợp lí.

B. Vẽ đường dây dẫn điện để nối các linh kiện theo sơ đồ nguyên lí.

C. Dây dẫn không chồng chéo và ngắn nhất.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4. Trong thiết kế mạch nguồn một chiều, người ta thường chọn mạch chỉnh lưu:

A. Mạch chỉnh lưu dùng 1 điôt.

B. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt.

C. Mạch chỉnh lưu cầu.

D. Mạch chỉnh lưu bất kì.

Câu 5. Trong chương trình Công nghệ 12, mạch điện tử phân theo:

A. Theo chức năng và nhiệm vụ

B. Theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 6. Theo chức năng và nhiệm vụ, mạch điện tử có loại:

A. Mạch tạo xung

B. Mạch nguồn chỉnh lưu

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 7. Mạch chỉnh lưu dùng linh kiện nào để đổi điện xoay chiều thành một chiều?

A. Điôt điều khiển

B. Điôt tiếp mặt

C. Điôt tiếp điểm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt là mạch:

A. Đơn giản

B. Phức tạp

C. Được dùng nhiều trong thực tế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì có dạng sóng:

A. Độ gợn sóng lớn

B. Độ gợn sóng nhỏ

C. Độ gợn sóng trung bình

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt có tần số gợn sóng là:

A. 0 Hz

B. 50 Hz

C. 100 Hz

D. 150 Hz

Câu 11. Mạch chỉnh lưu cầu là mạch chỉnh lưu dùng mấy điôt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12. Trong sơ đồ khối của mạch nguồn một chiều có mấy khối?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 13. Trên mỗi tụ điện thường ghi số liệu kĩ thuật nào?

A. Điện áp định mức

B. Trị số điện dung

C. Cả a và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 14. Đối với điện trở màu, vòng màu thứ ba chỉ:

A. Chữ số thứ ba

B. Những “số không”

C. Sai số

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 15. Dung kháng của tụ điện:

A. Biểu hiện sự cản trở của tụ đối với dòng điện qua nó

B. Biểu hiện sự cản trở của điện trở đối với dòng điện qua nó

C. Biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện qua nó

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Đâu là kinh kiện tích cực?

A. Điôt

B. Tranzito

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 17. Có mấy cách phân loại điện trở:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 18. Chọn phát biểu đúng về công dụng của điện trở:

A. Hạn chế dòng điện

B. Điều chỉnh dòng điện

C. Phân chia điện áp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. IC được chế tạo từ:

A. Các chất bán dẫn loại P

B. Các chất bán dẫn loại N

C. Các chất bán dẫn loại P và loại N

D. Đáp án khác

Câu 20. Linh kiện nào sau đây là linh kiện bán dẫn?

A. Tirixto

B. Triac

C. Điac

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Điôt có mấy điện cực?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22. Theo chức năng, người ta chia điôt làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 23. Điôt tiếp mặt là điôt có:

A. Tiếp giáp P – N là một điểm nhỏ

B. Tiếp giáp P – N có diện tích lớn

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 24. Tranzito có mấy dây dẫn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25. Tranzito là linh kiện bán dẫn có:

A. 1 tiếp giáp P – N

B. 2 tiếp giáp P – N

C. 3 tiếp giáp P – N

D. 4 tiếp giáp P – N

Câu 26. Trị số điện cảm cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của:

A. Tụ điện

B. Cuộn cảm

C. Điện trở

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27. Theo cấu tạo, có Tranzito loại:

A. NPN

B. PNN

C. NPP

D. cả 3 đáp án trên

Câu 28. Cảm kháng của cuộn cảm:

A. Biểu hiện sự cản trở của điện trở đối với dòng điện chạy qua nó

B. Biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó

C. Biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Mạch chỉnh lưu dùng điôt tiếp điểm để đổi điện xoay chiều thành một chiều

B. Mạch chỉnh lưu dùng điôt tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành một chiều

C. Mạch chỉnh lưu dùng pin để tạo ra dòng điện một chiều

D. Mạch chỉnh lưu dùng ac quy để tạo ra dòng điện một chiều

Câu 30. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì:

A. Là mạch chỉnh lưu chỉ sử dụng một điôt

B. Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp

C. Trên thực tế ít được sử dụng

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 31. Đâu là mạch điện tử?

A. Mạch khuếch đại

B. Mạch tạo xung

C. Mạch điện tử số

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 32 Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito ghép colecto – bazo, nếu thay R1, R2 bằng các điôt quang, hiện tượng xảy ra là:

A. LED1, LED2 tắt

B. LED1, LED2 sáng

C. LED1, LED2 nhấp nháy cùng tắt, cùng sáng.

D. LED1, LED2 nhấp nháy luân phiên

Câu hỏi tự luận: Hãy nêu vai trò và ứng dụng kỹ thuật điện tử trong đời sống mà em biết?

Đáp án đề số 2

1-D

2-A

3-D

4-C

5-C

6-C

7-B

8-A

9-A

10-C

11-D

12-D

13-C

14-B

15-A

16-C

17-B

18-D

19-C

20-D

21-B

22-B

23-B

24-C

25-B

26-B

27-C

28-C

29-B

30-D

31-D

32-D

Câu hỏi tự luận:

Học sinh nêu được vai trò và 5 ứng dụng thực tế. Một số đáp án cụ thể như:

Vai trò:

  • Với con người: Giúp nâng cao chất lượng đời sống con người bằng những thiết bị như báo cháy, báo chống trộm, máy tính, điện thoại,...
  • Với sản xuất: Giúp cho quá trình sản xuất đem lại hiệu quả và chất lượng cao.

Ứng dụng thực tế:

  • Ngành công nghệ thực phẩm: dùng các thiết bị công nghệ cao để giữ được chất lượng thực phẩm tốt nhất như chiết, tách, ép lạnh; công nghệ đóng gói bảo quản;...
  • Ngành bưu chính viễn thông: phát triển mở rộng mạng trên toàn quốc.
  • Ngành Y tế: Sử dụng các thiết bị như siêu âm, chụp x-quang,...
  • Ngành giao thông vận tải: sử dụng các thiết bị đo đạc, đánh giá, làm đường,...
  • Ngành khai thác lòng đất: Ngành này sử dụng gần như toàn bộ thiết bị công nghệ tốt nhất.

Trên đây là bộ câu hỏi dành cho kiểm tra học kì 1 môn công nghệ lớp 12 năm 2022-2023. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.788
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi