Phân tích đánh giá Người ngựa ngựa người
Phân tích nghệ thuật kể chuyện trong Người ngựa ngựa người
Tác phẩm Người ngựa ngựa người là một truyện ngắn trào phúng của nhà văn Nguyễn Công Hoan được ông sáng tác vào năm 1931. Người ngựa ngựa người là một tác phẩm kể về số phận của những người lao động nghèo, thông qua câu chuyện đầy trớ trêu của anh phu xe, tác giả đã chỉ ra những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý đánh giá, phân tích nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích Người ngựa ngựa người. Mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý phân tích Người ngựa ngựa người
Đố ai biết anh phu xe lững thững dắt cái xe không ở đằng ngã tư đầu phố kia, đi như thế từ bao giờ đấy?
Trông anh ấy có vẻ "đói" khách lắm. Có lẽ thế thật. Vì ai lại tám giờ tối ba mươi Tết rồi, còn lang thang phố nọ sang phố kia thế?
[…]
Khốn nhưng anh ấy vừa mới ốm dậy, ốm một trận tưởng mười mươi chết, thành ra không những mất một dịp kiếm tiền vào lúc cuối năm, mà bao nhiêu tiền dành dụm trong bấy lâu, sạch sành sanh cả.
Bởi vậy hôm nay, anh ấy cố vay được cái vốn để đi mua xe, kiếm bữa gạo để ăn tết.
[…] Anh ấy đi lững thững như thế, qua Hàng Trống, quặt ra phố Nhà Thờ, xuyên thẳng ra lối nhà thương Phủ Doãn, thì bỗng đứng dừng, quay cổ lại nhìn.
- Xe!
- Đây!
[…]
Qua chợ Đồng Xuân, vòng về Hàng Cót, lại rẽ sang Cửa Đông, bà khách bỗng hỏi:
- Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không?
- Vâng, nhưng bà có cho cháu hai hào thì cháu kéo hầu bà giờ nữa.
- Được.
- À, anh có hào lẻ không, cho tôi vay mấy hào, chốc nữa tôi giả cả đồng cho tiện.
Anh xe móc bao phục, lấy ra hai hào, đưa cho bà khách. Bà khách vào hiệu, mua gói thuốc lá, bao diêm, còn tiền mua cả hạt dưa để cắn.
Anh xe nhấp nhổm chạy rảo cẳng vài bước, rồi lại tiến bước như trước. Một lúc, anh mới đánh bạo hỏi một câu rõ khôn:
- Bà tìm ai, thưa bà?
- Tôi tìm người quen.
- Người quen bà ở phố nào?
- Anh cứ kéo đi.
Anh xe lại cứ kéo như thế, ra Ga, vòng về đường Sinh Từ, quặt về Hàng Bông, Hàng Mành, Hàng Vải Thâm, vân vân. Mãi mãi, mà người khách vẫn không tìm thấy ai quen.
- Thưa bà bây giờ mấy giờ rồi?
- Mười một giờ kém năm.
- Con kéo hết giờ này, xin bà cho tiền để con đi đón khách ở ga về.
- Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không?
- Thưa bà, con đón khách ở ga hay ở nhà chớp bóng thì một cuốc cũng được hai hào chỉ.
- Anh đã chắc có khách chưa? Hay là mật ít ruồi nhiều, rồi dắt xe về không. Anh lại cố kéo tôi giờ nữa, đi thủng thỉnh thế này mà được tiền, chả hơn chạy mửa mật ra ư?
Anh xe nghe bùi tai, lại bằng lòng kéo […]. Lúc ấy, bốn bên im lặng như tờ, chỉ thấy tiếng lách tách bà khách cắn hạt dưa thôi, thì bỗng một tràng pháo nổ, đì đẹt pháo giao thừa.
- Mấy giờ rồi, thưa bà?
- Phải gió nhà nào bây giờ đã đốt pháo giao thừa! Mới có mười hai giờ kém mười lăm.
[…] Tới chỗ khi nẫy, anh dừng xe lại, nói:
- Bây giờ có lẽ mười hai giờ, xin bà cho cháu tiền.
Bà khách có ý luống cuống, nói:
- Chết! Anh hỏi tiền tôi bây giờ à? Anh chịu khó kéo tôi một giờ nữa đi.
- Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà.
- Này, chả nói giấu gì anh, tôi cũng đi kiếm khách từ tối đến giờ. Có anh biết đấy. Có gặp ai hỏi han gì đâu. Tôi định nếu có khách thì hỏi vay tiền trước để giả anh. Nhưng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì tôi biết làm thế nào?
- Thế cô đi xe tôi từ chín giờ, cô không giả tiền tôi à?
- Bây giờ thì tôi biết làm thế nào?
- Tôi kéo cô lên Cẩm.
- Lên Cẩm thì tôi cũng đành lên với anh, chứ tôi biết làm thế nào!
- Thế mà cũng vác mặt mặc cả xe giờ, lại còn vay tiền người ta mà mua thuốc lá với hạt dưa!
[…]
Đến cửa một nhà săm, cô ả bảo:
- Anh hãy ghé vào đây một tý cho tôi hỏi vay tiền người này xem có được không.
Một lúc lâu, một tràng pháo nổ vang trời, làm anh giật mình. Anh sực nghĩ đến cô ả, không biết cô ta vào đấy làm gì mà lâu thế […]. Anh gõ cửa gọi.
Người bồi săm ra.
- Ông ơi, tôi hỏi thăm ông, người con gái quấn khăn quàng trắng vào đây ban nãy, nằm ở buồng nào?
- Chả có buồng nào có khách cả.
- Thế người con gái ấy đâu?
- Ra ngay từ bao giờ rồi, còn đâu mà hỏi?
- Thôi chết tôi rồi, ra cửa nào?
Người bồi lấy ngón tay cái, hất ngang về phía cổng sau. Anh xe choáng người như nghe tiếng sét đánh. Anh bàng hoàng như chợt tỉnh giấc chiêm bao.
[…]
Tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng, toạch toạch...
(Nguyễn Công Hoan, Trích Người Ngựa - Ngựa Người)
I. Mở bài
* Yêu cầu: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm + Nêu khía cạnh trong nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ tập trung làm rõ.
* Kiến thức bổ trợ về tác giả, tác phẩm:
1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Công Hoan:
- Với những cống hiến hết mình cho nghệ thuật, năm 1960 Nguyễn Công Hoan đã được nhắc đến trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô, không những thế ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm 1996.
- Đến với các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, độc giả sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự chân thực từ bức tranh về những tháng ngày gian khó của dân tộc cũng như nỗi thống khổ mà đồng bào ta lúc bấy giờ phải gánh chịu.
- Không những thế, Nguyễn Công Hoan còn là một nhà văn của nông thôn khi đã thẳng thắn dùng ngòi bút của mình để phê phán bọn cường hào cũng như chế độ thực dân nửa phong kiến đã khiến dân ta chịu nhiều áp bức, bất công với giọng văn trào phúng và châm biếm.
2. Tác phẩm:
- Người Ngựa - Ngựa Người là một tác phẩm nổi bật của Nguyễn Công Hoan kể về số phận của những người lao động nghèo, thông qua câu chuyện đầy trớ trêu của anh phu xe, tác giả đã chỉ ra những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.
- Không chỉ vậy, câu chuyện còn chứng tỏ tài năng trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
II. Thân bài: Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan
1. Tình huống trào phúng ra nước mắt
- Cuộc gặp gỡ tréo ngoe giữa anh phu xe cùng quẫn và cô gái điếm ế khách vào đêm 30 Tết, trong khoảnh khắc giao thừa.
- Tình huống truyện được tác giả xây dựng tuy đơn giản nhưng vẫn chứa đựng tinh thần nhân văn và phong cách trào phúng đặc trưng của nhà văn. Qua đó, Nguyễn Công Hoan đã làm nổi bật lên thái độ phê phán xã hội bất công cùng sự xót thương cho những kiếp người nghèo khổ.
2. Mạch truyện nhanh mà chậm
- Truyện xoay quanh một cuốc xe bị bùng tiền của anh phu khốn khổ chỉ kéo dài vài tiếng trước giao thừa
- Truyện được xây dựng là những đối thoại liên hoàn giữa 2 nhân vật khiến cuộc gặp gỡ như kéo dài vô tận theo bước chân mệt mỏi của anh phu, theo sự thất vọng vì ế khách của cô gái
3. Xây dựng nhân vật
- Nhân vật được xây dựng với tính cách đơn giản một chiều nhưng lại phù hợp với mạch truyện và tình huống truyện
- Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua đối thoại
4. Kết cấu truyện
- Kết cấu truyện dựa trên sự đối lập xoay quanh anh phu xe và cô gái bán hoa: Tuy đều sống dưới đáy xã hội nhưng cách mà cả hai mưu sinh lại không giống nhau, nếu anh phu xe đổi sức lao động của mình để có được những đồng tiền chân chính thì vị khách trên xe lại vô cùng lười biếng, không chịu lao động, quỵt tiền của một người phu nghèo khó, trong một tình thế cùng quẫn: kéo xe giữa đêm 30 Tết.
=>Chính sự đối lập này đã cho thấy tài hoa của tác giả trong việc xây dựng cốt truyện, đồng thời mang đến cho độc giả nhiều góc nhìn khác nhau về các mảnh đời trong xã hội đương thời.
- Ngay ở phần nhan đề Người Ngựa - Ngựa Người, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện thái độ châm biếm, giễu cợt.
- Truyện bắt đầu bằng niềm hi vọng của anh phu và kết thúc bất ngờ bằng chi tiết chạy trốn quỵt nợ của cô gái điếm, cũng là nỗi thất vọng ê chề của anh phu vào đúng khoảnh khắc giao thừa.
5. Giọng điệu: Giọng văn châm biếm nhưng vẫn chứa đựng tinh thần nhân đạo đã để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm về phận đời của những con người đáng thương ở xã hội thực dân nửa phong kiến.
6. Ngôn ngữ: Mộc mạc, đời thường, giản dị => tái hiện thành công bối cảnh hiện thực của Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng tháng Tám.
III. Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài nghị luận về vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú
Nghị luận về cấu tứ bài Chiếc lá đầu tiên
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Tiếng hát con tàu
Cấu tứ bài thơ Hương Thầm
(Có đáp án) Về giữa khu vườn của mẹ đọc hiểu
Đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông
Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
Đọc hiểu Đời thừa Nam Cao
Gợi ý cho bạn
-
Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có ma trận, đáp án
-
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
-
Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
-
Soạn bài Thời gian (Văn Cao) lớp 11 ngắn gọn
-
Đoạn văn nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét trong Sống, hay không sống đó là vấn đề
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của một truyện ngắn hiện đại?
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc
Phân tích bài thơ Con đường mùa đông lớp 11 siêu hay
Phân tích đánh giá Người ngựa ngựa người
Bộ đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc mới KNTT (10 đề)