(4 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
Hoa cỏ may đọc hiểu
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói âm vang từ đời sống rất thực, tiếng hát của một trái tim chân thành, nồng ấm với những khát khao yêu thương không bao giờ ngơi nghỉ... Và, ‘’ Hoa cỏ may’’ là một minh chứng rõ nét cho điều đó. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bộ đề đọc hiểu bài thơ Hoa cỏ may của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ giúp các em nắm được nội dung bài thơ Hoa cỏ may cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
Đọc hiểu Hoa cỏ may tự luận
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
HOA CỎ MAY
“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?”
(Xuân Quỳnh)
Câu 1. Khung cảnh mùa thu được phác họa qua những chi tiết nào? Qua đó, mùa thu hiện lên như thế nào?
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, không gian xao xuyến, mây trắng bay, hoa cỏ may...
Hình ảnh mùa thu trong Hoa cỏ may hiện lên thơ mộng, mơ màng với vẻ đẹp chầm chậm, êm dịu của thiên nhiên.
Câu 2. Từ “xao xuyến” trong câu “Không gian xao xuyến chuyển sang mùa” có giá trị biểu đạt như thế nào?
Từ xao xuyến gợi cảm xúc bồi hồi, lưu luyến những ngày hè đã qua khi thu sang.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/ Ai biết lòng anh có đổi thay?”
2 câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.
Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp gợi cảm xúc và tăng tính nhịp điệu cho bài thơ.
Nhấn mạnh về cảm thức nhiều xốn xang, tâm trạng nhiều những suy tư của người con gái trong tình yêu
Sự nhạy cảm, nỗi lo âu, suy tư trong tác giả được bộc lộ gắn với nhiều dự cảm về tình yêu tan vỡ.
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc giao mùa là tâm trạng như thế nào? Những yếu tố nào cho anh/chị nhận ra điều đó?
Tâm trạng ấy là tâm trạng của những lo âu, suy tư và cũng rất đỗi trăn trở, băn khoăn, nghi ngờ
Những yếu tố:
Từ ngữ: ngẩn ngơ, xao xuyến, đắng cay, mỏng manh.
Cảm xúc trong bài gắn với dự cảm, lo âu về tình yêu tan vỡ.
Đọc hiểu văn bản Hoa cỏ may - đề 1
Đọc văn bản:
HOA CỎ MAY
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Thể thơ 7 chữ.
Câu 2. Xác định đề tài của bài thơ trên.
Đề tài tình yêu.
Câu 3. Khung cảnh mùa thu được thể hiện qua những hình ảnh nào trong đoạn thơ sau:
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về đã sang thu.
Trả lời
Các hình ảnh: cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói”?
- Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hoặc tạo nhịp điệu cho câu thơ.
- Nhấn mạnh tâm trạng lo âu, suy tư của tác giả với những dự cảm về tình yêu tan vỡ.
Câu 5. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khi đất trời vào thu và những lo âu, trăn trở, dự cảm về hạnh phúc, tình yêu.
Câu 6. Các từ láy “ngẩn ngơ”, “xao xuyến” nhằm diễn tả điều gì?
Diễn tả những thay đổi bỡ ngỡ của thiên nhiên vạn vật, thời gian và sự lưu luyến của lòng người khi mùa thu đến.
Câu 7. Nhận xét của anh/chị về bức tranh thu.
Bức tranh mùa thu: thơ mộng, mơ màng với vẻ đẹp nhẹ nhàng, êm dịu của thiên nhiên trong tiết trời thu.
Câu 8. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ. Trình bày từ 5 đến 7 dòng.
Gợi ý
- Tâm hồn nhân vật trữ tình “em”: nhạy cảm tinh tế cảm nhận sự đổi thay của thiên nhiên đất trời
- Tâm hồn đa cảm với những dự cảm lo âu tình yêu hạnh phúc tan vỡ
- Khao khát mãnh liệt hạnh phúc giản dị đời thường..
Đọc hiểu văn bản Hoa cỏ may - đề 2
Đọc văn bản:
HOA CỎ MAY
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai?
Bài thơ Hoa cỏ may được viết theo thể thơ 7 chữ. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là người con gái (em).
2. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì?
Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc giao mùa là tâm trạng suy tưu, lo âu và cũng rất đỗi trăn trở, băn khoăn, nghi ngờ về tình yêu.
3. Chỉ ra các từ láy trong khổ thơ đầu tiên và nêu tác dụng.
Từ láy “xao xuyến” trong câu “Không gian xao xuyến chuyển sang mùa” có giá trị biểu đạt cảm giác bỡ ngỡ khi thu sang với nhiều chuyển biến và lưu luyến về ngày hè đã qua.
4. Khung cảnh mùa thu được hiện lên qua những hình ảnh nào? Nhận xét của anh/chị về bức tranh thu.
Khung cảnh mùa thu được phác họa qua những chi tiết: cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, không gian xao xuyến, mây trắng bay, hoa cỏ may. Qua đó, mùa thu hiện lên: thơ mộng, mơ màng với vẻ đẹp nhẹ nhàng, êm dịu của thiên nhiên tiết trời thu.
5. Tại sao hoa cỏ may xám ngắt, vô duyên, chỉ là một thứ hoa vô sắc, vô hương, thứ cỏ mọc hoang dại, nơi triền đê, bờ ruộng…được chọn làm ý tưởng gợi ý cho thơ?
Hoa cỏ may xám ngắt, vô duyên, chỉ là một thứ hoa vô sắc, vô hương, thứ cỏ mọc hoang dại, nhạt nhoà, heo hút nơi triền đê, bờ ruộng… được chọn làm ý tưởng gợi ý cho thơ vì: Đây chính là hiện thân của cõi sống trong hoang dại. Nó vừa là vẻ đẹp, vừa là nỗi đau, vừa quan trọng nhưng cũng lại tầm thường, chẳng là gì. Nó nhọn như kim và tua tủa như gai khiến người ta cảm giác gợi nên một cái gì nhói lên khe khẽ như có mũi kim châm nhẹ vào da thịt, một chút tác động bất ngờ. Chỉ vậy thôi cũng đủ gợi lên trong tâm hồn người một nỗi đau nhè nhẹ. Những tác động bé nhỏ như thế của cuộc sống, cũng tựa như một sợi dây đàn mỏng manh chỉ cần một gợn nhỏ cũng đủ ngân lên những vần thơ buồn mênh mang.
6. Nhận xét của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ.
Từ xưa đến nay, từ thơ ca cổ đến hiện đại, thiên nhiên là một người bạn của thi nhân và giữ vai trò quan trọng. Hay phải nói là, thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận và là một “nàng thơ” của biết bao văn sỹ. Với Xuân Quỳnh cũng vậy, nhưng khác với thơ cổ mang tính ước lệ thì thiên nhiên trong mắt bà lại phóng khoáng hơn nhiều. Tựa như so với những người phụ nữ phong kiến, tâm hồn người con gái trong mắt Xuân Quỳnh giờ đây tự do và phóng khoáng, có thể thoải mái yêu đương. Trong sự tự do và phóng khoáng ấy, ta lại bỗng dưng nhìn thấy được vẻ mộc mạc, giản dị đặc trưng của người Việt tự bao đời. Thiên nhiên có mây, có núi, có nắng và gió như người đồng hành trên con đường trở về quá khứ của nhân vật trữ tình. Khi thu vừa ghé, tâm hồn người con gái vừa dịu dàng, chất chứa trong đó là bao hoài niệm buồn vui đối với người mình yêu thương nhưng giờ lại phải xa nhau vì chiến tranh. Có lẽ trong lòng người phụ nữ cũng thấy buồn tủi, bao hờn ghen gửi theo gió, còn nỗi nhớ được viết trong thư. Nhưng cô ấy lại mạnh mẽ vô ngần! Không một câu oán than vì hiểu cho người yêu ở nơi phương xa, cũng chẳng than trời trách phận. Chỉ là những nỗi nhớ theo mùa vây lấy người con gái ở, cùng với đó là ngọn cỏ manh.
Đọc hiểu văn bản Hoa cỏ may - đề 3
Đọc văn bản sau:
Hoa cỏ may
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Bài thơ viết về đề tài gì? Kể tên ba bài thơ có cùng đề tài với bài thơ trên.
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó.
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Câu 5: Thiên nhiên trong bài thơ được khắc họa qua những chi tiết nào? Từ đó nêu nhận xét về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ.
Gợi ý
Câu 1:
- Thể thơ: 7 chữ
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2:
- Bài thơ viết về đề tài: Tình yêu;
- Ba bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên: Sóng, Thuyền và biển, Tự hát (Xuân Quỳnh).
Câu 3:
- Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là người con gái (em).
- Căn cứ xác định: Xuyên suốt bài thơ là những nỗi niềm xưa, những trăn trở, đau khổ của nhân vật "em" khi giãi bày tình cảm của mình.
Câu 4:
- Biện pháp tu từ: So sánh "Lòng như trời biếc"
- Tác dụng: Phép so sánh được khéo léo dùng để lấy một hình ảnh trừu tượng là "lòng người" so sánh với hình ảnh cụ thể "trời biếc". Màu xanh gợi ngay cho ta đến niềm tin và hy vọng. Bởi lẽ mỗi một màu sắc có một thứ ngôn ngữ riêng, hiểu được ngôn ngữ của sắc màu đó bằng chính những rung động của trái tim, của cảm tính. Màu xanh trong câu thơ này gợi cho người đọc hình dung về tấm lòng thuần khiết của tình yêu thuở ban đầu.
Câu 5:
- Thiên nhiên trong bài thơ được khắc họa qua những chi tiết: Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, vòm lá, mây trắng, gió, trời biếc, hoa cỏ may.
- Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ: Bức tranh được phác họa với những nét tương đối nhẹ nhàng tĩnh lặng, để nhà thơ sống với tâm trạng của người đang tìm về kỷ niệm chốn xưa. Khoảnh khắc giao mùa vốn luôn làm xao xuyến tâm hồn. Nhà thơ như nghe thấy trong không gian với cát trắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ ấy tiếng gọi tên mình. Mùa thu đã đến rõ nhất trên lối cũ em về. Mùa thu thấm đẫm không gian và thấm đẫm hồn người. Bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh sống động hơn khi nhà thơ khoác lên vạn vật sự sống, nghệ thuật nhân hóa đã được dùng khéo léo với hai từ 'ngẩn ngơ' và 'xao xuyến'. Đất trời bao la đang lắng nghe tiếng vạn vật chuyển mình trong thời khắc giao mùa. Hình ảnh "Hoa cỏ may" ở đây biểu trưng cho tình yêu dung dị, cho hạnh phúc đời thường và cho cả khát khao được yêu đương nồng cháy, thủy chung.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ lớp 11
-
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
-
Đọc kết nối chủ điểm Tảo phát bạch đế thành lớp 11
-
Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 sách mới
-
Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 11
Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả siêu ngắn
Soạn Củng cố mở rộng lớp 11 trang 48 tập 1 KNTT
Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
Nghị luận có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê lớp 11
Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?